Bài 20. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Chia sẻ bởi Trần Cao Duyên | Ngày 08/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT ĐỨC PHỔ
TRƯỜNG THCS PHỔ CHÂU
GIÁO ÁN VĂN 9 – TiẾT 102, 103
GIÁO VIÊN THỰC HiỆN : TRẦN CAO DUYÊN
1. KiỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1:Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi?
NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNHTHI
ĐÁP ÁN CÂU 1
Nguyễn Đình Thi (1924-2003), quê Hà Nội, giữ nhiều trọng trách trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ.

Ông viết khá thành công ở nhiều thể loại.

Được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
Câu 2
Em hãy cho biết:
VĂN NGHỆ CÓ VAI TRÒ GÌ
TRONG ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI?
ĐÁP ÁN CÂU 2

VĂN NGHỆ NỐI SỢI DÂY ĐỒNG CẢM KỲ DiỆU GiỮA NGHỆ SĨ VỚI BẠN ĐỌC THÔNG QUA NHỮNG RUNG ĐỘNG MÃNH LiỆT CỦA TRÁI TIM. VĂN NGHỆ GIÚP CON NGƯỜI SỐNG PHONG PHÚ HƠN, TỰ HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH TÂM HỒN MÌNH.
Câu 3


BÀI “TiẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ” CÓ SỨC THUYẾT PHỤC CAO NHỜ NHỮNG YẾU TỐ NÀO?
ĐÁP ÁN CÂU 3
Bài “Tiếng nói của văn nghệ” có sức thuyết phục cao nhờ cách lập luận sắc sảo trên nền cảm xúc chân thật, cách viết vừa có sức gợi vừa giàu hình ảnh.
2. Dẫn nhập
3. BÀI MỚI
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI

Vũ Khoan
4. TÌM HiỂU CHUNG
A. TÁC GiẢ: Vũ Khoan.
*Sinh ngày: 07/10/1937
*Quê quán: Hà Nội
*Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế.
* Từng giữ nhiều trọng trách tại Bộ Ngoại giao.
*Nguyên Phó Thủ tướng nước CHXHCNVN.
Chân dung nguyên PTT Vũ Khoan
B. Tác phẩm
Xuất xứ: Trích từ tập “Một góc nhìn của tri thức”.
Bài viết của Phó Thủ tướng Vũ Khoan trong dịp năm đầu thế kỷ 21 và đầu thiên niên kỷ thứ ba.

Kiểu văn bản: Nghị luân về một vấn đề xã hội – giáo dục.
5.ĐỌC – HiỂU KHÁI QUÁT
Đọc: Mạch lạc, tình cảm phấn chấn.

Giải thích từ khó:

Kinh tế tri thức

Thế giới mạng

Bóc ngắn cắn dài
Kinh tế tri thức:
Nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, trong đó, tri thức, trí tuệ chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tống sản phẩm quốc dân.
Thế giới mạng:
Là một thế giới “phẳng” nhờ sự liên kết
trao đổi thông tin trên toàn thế giới qua
hệ thống máy tính liên thông (nối mạng )
Bóc ngắn cắn dài:
Thành ngữ phê phán lối làm ít mà tiêu
nhiều “vung tay quá trán”.Trái nghĩa
với “Lường cơm gắp mắm”.
5. ĐỌC - HiỂU KHÁI QUÁT
6. ĐỌC-HiỂU- PHÂN TÍCH CHI TiẾT
LUẬN ĐiỂM TRUNG TÂM
LUẬN ĐiỂM TRUNG TÂM
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
6.1 HỆ THỐNG LUẬN CỨ
+Chuẩn bị bản thân con người
+Bối cảnh thế giới và mục tiêu đất nước
+Nhận rõ mạnh yếu
+Việc làm quyết định của thế hệ trẻ
6.2 NÊU VẤN ĐỀ
Em hãy nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả?
Việc đặt vấn đề trong thời điểm bắt đầu thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới có ý nghĩa như thế nào?
Câu trả lời
Vấn đề được nêu một cách trực tiếp, rõ ràng và rất ngắn gọn.

Việc đặt vấn đề trong thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ và hai thiên niên kỷ có ý nghĩa thiêng liêng, tác động mạnh vào lý trí và tình cảm của người đọc.
6.3 Giải quyết vấn đề
LUẬN CỨ ĐẦU TIÊN ĐƯỢC
TRIỂN KHAI LÀ GÌ? TÁC GiẢ
ĐÃ LUẬN CHỨNG CHO NÓ
NHƯ THẾ NÀO?
(HS đọc, suy nghĩ và phát biểu)
TRẢ LỜI
Luận cứ: sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
Có hai luận chứng làm sáng tỏ luận cứ:
+ Động lực phát triển của lịch sử là con người.
+ Con người là hạt nhân của nền kinh tế tri thức.
Nông thôn Việt Nam đầu thế kỷ 20
(Ảnh chụp năm 1920)
6.4 CON NGƯỜI ViỆT NAM
Tác giả nêu những mặt mạnh và mặt yếu của con người Việt Nam như thế nào?
(Hs suy nghĩ và phát biểu)
Trả lời
CÁI MẠNH: Cần cù, thông minh, sáng tạo trong làm ăn, có ý chí vượt khó, nhạy bén với cái mới, đoàn kết, đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
CÁI YẾU:
TÍNH ĐỐ KỴ.
LỐI SỐNG KHÉP KÍN TRONG LŨY TRE LÀNG (ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ, manh mún)
KỲ THỊ KINH DOANH (Dĩ nông vi bản)
THÓI QUEN BAO CẤP, Ỷ LẠI.
THÓI VUN VÉN CÁ NHÂN.
Việt Nam – từ cổng làng ra biển lớn.
6.5 KẾT THÚC VẤN ĐỀ
TÁC GiẢ CHỐT LẠI MỤC ĐÍCH VÀ BiỆN PHÁP KHI BƯỚC VÀO THẾ KỶ MỚI LÀ GÌ?
TRẢ LỜI:
MỤC ĐÍCH:Sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

BiỆN PHÁP: Phát huy những điểm mạnh, từ bỏ những điểm yếu, tạo dần những thói quen tốt đẹp trong cuộc sống, học tập và lao động.
NHỮNG TRÍ THỨC TRẺ ViỆT NAM
Người Việt Nam và phẩm chất của cây tre
Nông dân cần cù và thong thả
(Vừa là ưu, vừa là khuyết điểm)
Vào thế kỷ mới không thể đi bằng những bước chân đủng đỉnh.
Hành trang vào thế kỷ mới không thể chỉ có cần cù, chăm chỉ
Sánh vai với cường quốc năm châu luôn là ước mong của Bác
Lực lượng xung kích bước vào thế kỷ mới
Kiến trúc Việt Nam- Trí tuệ Việt Nam
Con đường rộng mở
Nét đẹp Việt Nam luôn thu hút bạn bè quốc tế
Tàu made in VN vươn ra biển lớn
7. TỔNG KẾT
Em hãy cho biết:
THÁI ĐỘ CỦA TÁC GiẢ VỀ
NHỮNG ĐiỂM MẠNH, YẾU
CỦA CON NGƯỜI ViỆT NAM LÀ GÌ?
TRẢ LỜI
Trân trọng nhìn nhận chỗ mạnh, nghiêm khắc chỉ rõ chỗ yếu, không chủ quan, ngộ nhận, tự đề cao mình một cách kiêu căng, tự mãn: “ta là ta mà lại cứ mê ta; bốn ngàn năm ta lại là ta”…

Em hãy nhận xét về cách lập luận của tác giả?
TRẢ LỜI
Cách lập luận giản dị, trực tiếp, dễ hiểu.
Ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống.
Cách so sánh làm nổi bật vấn đề.
Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao sinh động, gần gũi với cách nói giản dị của quần chúng nhân dân.
GHI NHỚ
Đọc- tóm tắt nội dung


(SGK Ngữ văn 9- tập 2- trang 30)
Nêu một số ví dụ về những thói quen xấu của học sinh và cách khắc phục những thói quen xấu ấy.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Cao Duyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)