Bài 20. Câu cầu khiến

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tuyết | Ngày 03/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Câu cầu khiến thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

CÂU CẦU KHIẾN
Tiết 82: CÂU CẦU KHIẾN
Đặc điểm hình thức và chức năng:
Đọc đoạn văn và tìm câu cầu khiến. Dựa vào hình thức nào em biết?
a/ Ông lão chào con cá và nói:
- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.
Con cá trả lời:
- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
b/ Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:
- Đi thôi con.
Đọc đoạn văn và tìm câu cầu khiến. Dựa vào hình thức nào em biết?
a/ Ông lão chào con cá và nói:
- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.
Con cá trả lời:
- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
b/ Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:
- Đi thôi con.
CÂU CẦU KHIẾN
Đặc điểm hình thức và chức năng:
a/ - Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.
b/ - Đi thôi con.
Mục đích: Khuyên bảo, yêu cầu.
- Có sử dụng các từ cầu khiến
Cách đọc câu “ Mở cửa” trong trường hợp a và b có gì khác? Cho biết mục đích của từng câu.
a/ - Anh làm gì đấy?
- Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá.
b/ Đang ngồi viết thư tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:
- Mở cửa!
Cách đọc câu “ Mở cửa” trong trường hợp a và b có gì khác? Cho biết mục đích của từng câu.
a/ - Anh làm gì đấy?
- Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá.
b/ Đang ngồi viết thư tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:
- Mở cửa!
Cách đọc câu “ Mở cửa” trong trường hợp a và b có gì khác? Cho biết mục đích của từng câu.
a/ - Anh làm gì đấy?
- Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá.

b/ Đang ngồi viết thư tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:
- Mở cửa!
( - Câu trần thuật
 Thông báo )
( Câu cầu khiến Yêu cầu )
( - Đọc có ngữ điệu cầu khiến. )
THẢO LUẬN:
- Câu cầu khiến có đặc điểm gì về hình thức?
Sử dụng có mục đích gì?
CÂU CẦU KHIẾN
Đặc điểm hình thức và chức năng:
Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến
+ Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
CÂU CẦU KHIẾN
Đặc điểm hình thức và chức năng:
Luyện tập:
1/ - Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu sau là câu cầu khiến?
a. Hãy lấy gạo bánh mà lễ Tiên Vương.
b. Ông giáo hút trước đi.
c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
1/ - Đặc điểm hình thức cho biết những câu sau là câu cầu khiến:
a. Hãy lấy gạo bánh mà lễ Tiên Vương.
b. Ông giáo hút trước đi.
c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
 Có từ cầu khiến.
- Nhận xét chủ ngữ trong những câu đó. Thử thêm bớt hoặc thay đổi chủ ngữ thì ý nghĩa sẽ như thế nào?
+ a. vắng CN (Lang Liêu)
- Thêm “con”  nghĩa không đổi, tình cảm hơn.
Con hãy lấy gạo bánh mà lễ Tiên Vương.
+ b. CN: ông giáo- ngôi II số ít.
Bớt “ông giáo”  kém lịch sự, ngữ điệu cầu khiến mạnh hơn.
- Hút trước đi.
+ c. CN: chúng ta- ngôi I số nhiều
+ Thay “các anh”  Không có người nói.
Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
2/ Tìm câu cầu khiến. Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hịên ý nghiã cầu khiến:
Thôi im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:
- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
2/ Tìm câu cầu khiến. Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hịên ý nghiã cầu khiến:
Thôi im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
 Từ cầu khiến: Đi
b. Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:
Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
 Từ cầu khiến: Đừng
c. “Đưa tay cho tôi mau!” “Cầm lấy tay tôi này!”
 Có ngữ điệu cầu khiến.
3/ So sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu:
Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
3/ So sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu:
Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
 Câu (a) vắng chủ ngữ  Câu (b) ý cầu khiến nhẹ hơn, cách nói tình cảm hơn.
Viết đoạn văn hội thoại với bạn (chủ đề tự chọn) có sử dụng câu cầu khiến.
VD: Sáng nay tôi và Hoà cũng như mọi khi cùng sang nhà Anh rủ nó cùng đi học. Vừa ra khỏi cổng, Anh đã đứng chờ tự khi nào. Tôi ngạc nhiên:
Sao hôm nay bạn đi sớm thế?
Tớ trực nhật mà.
Ôi, Anh của ta hôm nay gương mẫu ghê! Tôi trêu bạn.
Thôi, hãy nhanh chân lên kẻo trễ. Đừng trêu bạn ấy nữa, Hoà can.
Thế là chúng tôi cùng vội vàng đến lớp.
Viết đoạn văn hội thoại với bạn (chủ đề tự chọn) có sử dụng câu cầu khiến.
VD: Sáng nay tôi và Hoà, cũng như mọi khi, cùng sang nhà Anh rủ nó cùng đi học. Vừa ra khỏi cổng, Anh đã đứng chờ tự khi nào. Tôi ngạc nhiên:
Sao hôm nay bạn đi sớm thế?
Tớ trực nhật mà.
Ôi, Anh của ta hôm nay gương mẫu ghê! Tôi trêu bạn.
Thôi, hãy nhanh chân lên kẻo trễ. Đừng trêu bạn ấy nữa, Hoà can.
Thế là chúng tôi cùng vội vàng đến lớp.
DẶN DÒ:
- Làm những bài tậo còn lại.
Học, nắm vững đặc điểm của câu cầu kh iến.
Tìm hiểu câu cảm thán.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tuyết
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)