Bài 20. Câu cầu khiến
Chia sẻ bởi Lê Thị Anh Đào |
Ngày 02/05/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Câu cầu khiến thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Tiết 82
CÂU CẦU KHIẾN
I- Đặc điểm hình thức và chức năng
Ví dụ:
1/ Ông lão chào con cá vá nói:
- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.
Con cá trả lời:
- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
2/ Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuý:
- Đi thôi con.
( Khánh Hoài)
Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.
Đi thôi con.
3/ - Anh làm gì đấy?
Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá.
4/ Đang ngồi viết thư, tôi bỗngnghe tiếng ai đó vọng vào.
- Mở cửa!
Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá.
Mở cửa!
Có ngữ điệu cầu khiến
Ghi nhớ
Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,…đi, thôi, nào,…hay ngữ điệu cầu khiến: dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Chớ thấy sóng cả mà lo,
Sóng vả mặc sóng, chèo cho có chừng.
(Ca dao)
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh!
( Thư Trung thu,1952- Bác Hồ)
Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.
( Sọ Dừa)
II- Luyện tập
1/31 Xác định, nhận xét câu cầu khiến
2/32 Xác định, nhận xét sự khác nhau về câu cầu khiến
3/32 So sánh hình thứcvà ý nghĩa của 2 câu cầu khiến
Giống nhau: đều là câu cầu khiến có từ ngữ cầu khiến: hãy
Khác nhau:
+ Câu a: vắng chũ ngữ, có cả từ ngữ cầu khiến và ngữ điệu cầu khiến, ý nghĩa mang tính chất ra lệnh.
+ Câu b: Có chủ ngữ, (ngôi thứ 2 số ít) ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.
4/32-33 Đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phong khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
( Tô Hoài )
+ Có mục đích cầu khiến: Muốn nhờ Dế Mèn đào cho một cái ngách phòng thân.
+ Dế Choắt tự coi mình là vai dưới so với dế Mèn,và lại là người yếu đuối, nhút nhát vì vậy ngôn từ của Dế Choắt thường khiêm nhường, có sự rào đón trước sau.
+ Trong lời Dế Choắt yêu cầu Dế Mèn, Tô Hoài không dùng câu cầu khiến( mà dùng câu nghi vấn: “ hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…” làm cho ý cầu khiến nhẹ hơn, ít rõ ràng hơn, Cách dùng lời cầu khiến như thế rất phù hợp với tính cách của Dế Choắt và khiến cho Dế Mèn dễ tiếp nhận hơn.
5/32 Đoạn trích - trả lời câu hỏi:
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường, con vào lớp Một. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con! Hãy can đảm lên! Thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
( Lí Lan, Cổng trường mở ra)
+ Không thể thay thế cho nhau được vì có ý nghĩa khác nhau.
Học bài, làm tiếp bài tập
Chuẩn bị bài: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
CÂU CẦU KHIẾN
I- Đặc điểm hình thức và chức năng
Ví dụ:
1/ Ông lão chào con cá vá nói:
- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.
Con cá trả lời:
- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
2/ Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuý:
- Đi thôi con.
( Khánh Hoài)
Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.
Đi thôi con.
3/ - Anh làm gì đấy?
Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá.
4/ Đang ngồi viết thư, tôi bỗngnghe tiếng ai đó vọng vào.
- Mở cửa!
Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá.
Mở cửa!
Có ngữ điệu cầu khiến
Ghi nhớ
Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,…đi, thôi, nào,…hay ngữ điệu cầu khiến: dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Chớ thấy sóng cả mà lo,
Sóng vả mặc sóng, chèo cho có chừng.
(Ca dao)
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh!
( Thư Trung thu,1952- Bác Hồ)
Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.
( Sọ Dừa)
II- Luyện tập
1/31 Xác định, nhận xét câu cầu khiến
2/32 Xác định, nhận xét sự khác nhau về câu cầu khiến
3/32 So sánh hình thứcvà ý nghĩa của 2 câu cầu khiến
Giống nhau: đều là câu cầu khiến có từ ngữ cầu khiến: hãy
Khác nhau:
+ Câu a: vắng chũ ngữ, có cả từ ngữ cầu khiến và ngữ điệu cầu khiến, ý nghĩa mang tính chất ra lệnh.
+ Câu b: Có chủ ngữ, (ngôi thứ 2 số ít) ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.
4/32-33 Đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phong khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
( Tô Hoài )
+ Có mục đích cầu khiến: Muốn nhờ Dế Mèn đào cho một cái ngách phòng thân.
+ Dế Choắt tự coi mình là vai dưới so với dế Mèn,và lại là người yếu đuối, nhút nhát vì vậy ngôn từ của Dế Choắt thường khiêm nhường, có sự rào đón trước sau.
+ Trong lời Dế Choắt yêu cầu Dế Mèn, Tô Hoài không dùng câu cầu khiến( mà dùng câu nghi vấn: “ hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…” làm cho ý cầu khiến nhẹ hơn, ít rõ ràng hơn, Cách dùng lời cầu khiến như thế rất phù hợp với tính cách của Dế Choắt và khiến cho Dế Mèn dễ tiếp nhận hơn.
5/32 Đoạn trích - trả lời câu hỏi:
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường, con vào lớp Một. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con! Hãy can đảm lên! Thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
( Lí Lan, Cổng trường mở ra)
+ Không thể thay thế cho nhau được vì có ý nghĩa khác nhau.
Học bài, làm tiếp bài tập
Chuẩn bị bài: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Anh Đào
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)