Bài 20. Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Phạm Văn Thạnh | Ngày 08/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Các thành phần biệt lập (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

giáo viên thực hiên : Vũ Thị Hè
Khoanh tròn vào đáp án đúng.
Câu 1: Em hiểu thành phần biệt lập là:
Là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu.
B. Được dùng để diễn đạt thái độ của người nói, cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe.
C. Cả A, B đều đúng.
Câu 2: Xác định thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trong ví dụ sau:
A/ Chao ôi! tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du) thật thú vị.
B/ - Này cháu, đây chắc là nhà bác Nam phải không ?
- Vâng! đúng đấy ạ.
Thứ 7 ngày 3 tháng 2 năm 2007

Tiết 103 - Bài : Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
I/ Kiểm tra bài cũ:

Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn "Làng" của Kim Lân)
a- Này,bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không ?
b- Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
Câu 1: Quan sát vào ví dụ a và b cho biết đây là hình thức diễn đạt ngôn ngữ nào đã học.
Ngôn ngữ độc thoại.
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
Ngôn ngữ đối thoại.
Câu 2: Hình thức ngôn ngữ nào được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày.
Hình thức ngôn ngữ đối thoại.
Câu 3: Yêu cầu của cuộc đối thoại là gì?
Trả lời: - Có ít nhất từ hai người trở lên.
- Có nội dung trao đổi.
- Có sự trao đổi giữa những người tham gia.
I/ Thành phần gọi - đáp
Thứ 7 ngày 3 tháng 2 năm 2007

Tiết 103 - Bài : Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn "Làng" của Kim Lân)
a- Này,bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không ?
b- Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
I/ Thành phần gọi - đáp
Câu 4: Trong những từ ngữ " Này", "Thưa ông" ở trên, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp.
Trả lời: Này: dùng để gọi .
Thưa ông: đùng để đáp.
Này
Thưa ông
Câu 5: Xác định nghĩa sự việc của các câu chứa những từ in đậm trên
Trả lời: a. Súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế .
b. ở Gia Lâm lên.
Câu 6: Những từ ngữ dùng để gọi : "này", để đáp. "Thưa ông" có tham gia vào diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không .
Trả lời: Không tham gia diẫn đạt nghĩa sự việc.
Câu 7: Nó có tác dụng gì trong câu:

Trả lời Để tạo lập và duy trì cuộc thoại.
Câu 8: Từ "Này", "Thưa ông", từ nào dùng để tạo lập cuộc thoại, từ nào dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra.

Trả lời Này: để tạo lập cuộc thoại.
Thưa ông: để duy trì cuộc thoại.
Thành phần gọi đáp
để tạo lập cuộc thoại.
để duy trì cuộc thoại.
Câu 9: Thế nào là thành phần gọi đáp, cho ví dụ minh hoạ
Trả lời Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
Ghi nhớ: Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
Thứ 7 ngày 3 tháng 2 năm 2007

Tiết 103 - Bài : Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
Đọc những câu sau đây:
A/ Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

B/ Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lám.
Câu 1: Xác định nghĩa sự việc của câu chứa các từ in đậm ở trên
Trả lời: a/ Lúc đi đứa con gái đầu lòng của anh chưa đầy một tuổi.
b/ Lão không hiểu tôi và tôi càng buồn lám.
Câu 2: Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm ở trên thì nghĩa sự việc của câu có thay đổi không ? vì sao.
Trả lời: Không thay đổi . Vì nó không tham gia vào diễn đạt nghĩa sự việc, không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu đó.
(Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà)
(Nam Cao - Lão Hạc)
Câu 4: Các từ ngữ in đậm đó có tác dụng gì trong câu.
Trả lời: Để chú thích, bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Câu 3: ở ví dụ a, ví dụ b từ ngữ in đậm được thêm vào chú thích cho cụm từ nào, cho điều gì?
Trả lời: Ví dụ a: chú thích cho cụm từ "đứa con gái đầu lòng"
Ví dụ b: Từ ngữ in đậm giải thích thêm rằng suy nghĩ "Lão không hiểu tôi" chưa hẳn đã là đúng, nhưng "Tôi" cho rằng đó chính là lí do làm cho "tôi càng buồn lắm"
Để chú thích, bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
II/ Thành phần phụ chú
I/ Thành phần gọi - đáp
Thứ 7 ngày 3 tháng 2 năm 2007

Tiết 103 - Bài : Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
II/ Thành phần phụ chú
A/ Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

B/ Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lám.
I/ Thành phần gọi - đáp
(Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà)
(Nam Cao - Lão Hạc)
Câu 5: Thế nào là thành phần phụ chú. Cho ví dụ?
Trả lời: Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Câu 6: Dựa vào khái niệm xác định thành phần phụ chú trong ví dụ sau:
A/ Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi hào văn hoá lớn của dân tộc.
B/ Trong vườn nhà Lan có rất nhiều loài hoa đẹp: hoa lan, hoa hồng , hoa huệ.
C/ Chúng tôi - Mai, Lan, Hoa - đều rất thích đọc báo Thiếu niên tiền phong
Đọc những câu sau đây:

Câu 7: Quan sát vào các ví dụ : .A/ B/ C/ D/E/ . Cho biết thành phần phụ chú đạt trước và sau những dấu hiệu ngữ pháp nào?
Trả lời:Giứa hai dấu ngoặc đơn, giữa hai dấu gạch ngang, giữa hai dấu phẩy, giữa một dấu gạch ngang và dấu phẩy, sau dấu hai chấm.
Ghi nhớ:
Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Thành phần phụ chú thường được đặt giứa hai dấu ngoặc đơn, giữa hai dấu gạch ngang, giữa hai dấu phẩy, giữa một dấu gạch ngang và dấu phẩy, sau dấu hai chấm.
Thứ 7 ngày 3 tháng 2 năm 2007

Tiết 103 - Bài : Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
Sau bài học cần nắm được những đơn vị kiến thức nào?
1/ Thành phần gọi - đáp
Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
2/ Thành phần phụ chú

Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Thành phần phụ chú thường được đặt giứa hai dấu ngoặc đơn, giữa hai dấu gạch ngang, giữa hai dấu phẩy, giữa một dấu gạch ngang và dấu phẩy, sau dấu hai chấm.

Thứ 7 ngày 3 tháng 2 năm 2007

Tiết 103 - Bài : Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
II/ Thành phần phụ chú
I/ Thành phần gọi - đáp
IIi/ Luyện tập
Bài tập: Nối cột A với cột B để có đáp án đúng
Ghi nhớ SGK trang 32
Bài tập 1: SGK trang 32: Đọc, nêu yêu cầu bài tập 1
Yêu cầu: - Tìm thành phần gọi đáp.
- Cho biết từ dùng để gọi, từ dùng để đáp.
- Xác định quan hệ giữa người gọi và người đáp.
Trả lời: - Này: để gọi.
- Vâng: để đáp
- Quan hệ trên -dưới
Bài 3: SGK trang 33.Đọc nêu yêu cầu bài tập 3.
Trả lời:
Tìm thành phần phụ chú.
Cho biết chúng bổ sung điều gì.
Bài tập 4: SGK trang 33. Đọc nêu yêu cầu bài tập 4.
Trả lời:
Thành phần hpụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó.

Trả lời:
- Thành phần phụ chú "kể cả anh"
- Giải thích cho cụm danh từ "mọi người".
- Từ ngữ " mọi người".
Trả lời:
- Thành phần phụ chú "các thầy,cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc bịêt là những người mẹ".
Giải tích cho cụm danh từ "Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này"
- Từ ngữ "Những người nắm giữ chìa khóa".
Trả lời:
Thành phần phụ chú "lớp trẻ".
Giải thích cho cụm danh từ "Lớp trẻ".
Từ ngữ "Lớp trẻ"

Trả lời:
Thành phần phụ chú "có ai ngờ, thương thương quá đi thôi".
Giải thích cho thái độ ngạc nhiên, sự xúc động của người đang nói.
Từ ngữ "Vào du kích", "cười khúc khích, mắt đen tròn"
Nhóm 1: Ví dụ a
Nhóm 2: Ví dụ b
Nhóm 4: Ví dụ d
Nhóm 3: Ví dụ c
Bài tập 5: SGK trang 33
Đọc, nêu yêu cầu bài tập 5
Trả lời:
-Viết đoạn văn ngắn.
Suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới.
Có câu chứa thành phần phụ chú.
Bài tập về nhà: Bài tập 2 trang 32.
Viết 1 đoạn hội thoại ngắn nói về những suy nghĩ sau khi học
xong văn bản "Bàn về đọc sách" (Chu Quang Tiềm). Trong đó có sử dụng thành phần gọi đáp
Thứ 7 ngày 3 tháng 2 năm 2007

Tiết 103 - Bài : Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
Giờ học kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Thạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)