Bài 20. Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Trương Thị Minh Thu | Ngày 08/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Các thành phần biệt lập (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Trương Thị Minh Thu
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
bài cũ:
Tại sao gọi thành phần tình thái và thành phần cảm thán là các thành phần biệt lập?
Thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận tách rời khỏi nghĩa sự việc của câu
Thành phần biệt lập
Thế nào là thành phần tình thái? Thành phần cảm thán? cho ví dụ?
1, Thành phần tình thái được dùng để diễn đạt thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
2, Thành phần cảm thándùng đẻ bộc lộ hiện tượng tâm lí của người nói ( như vui, buồn, mừng, giận )
Tiết 104: các thành phần biệt lập
(tiếp theo)
Tìm hiểu bài
Tìm hiểu các ví dụ sau:
Ví dụ 1:
a, Này, các bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
b, - Các ông, các bà ở đâu ta lên đây?
- Thưa ông! Chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ!
Trong các từ ngữ in đậm trên, Từ ngữ nào dùng để gọi đáp?
* Này: Dùng để gọi
* Thưa ông: Dùng để đáp
Những từ ngữ ấy có tham gia vào việc diễn tả ý nghĩa của câu không? Nó dùng để làm gì?
* Cả hai từ đó không tham gia vào việc diễn tả ý nghĩa của câu.
Từ " này" :Tạo lập mối quan hệ giao tiếp
Từ "Thưa ông" : Duy trì mối quan hệ giao tiếp
Những từ như vậy người ta gọi là thành phần gọi đáp. Vậy thế nào là thành phần gọi đáp?
Ví dụ 2:
a, Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi.
b, Lão không hiểu, tôi nghĩ vậy và tôi cũng buồn lắm.
Những từ in đậm ở Ví dụ 2 khi bị lược bỏ thì nội dung của câu có bị ảnh hưởng không?vì sao?
* Các từ, cụm từ đó khi lược bỏ thì nội dung của câu vẫn không thay đổi. Chúng chỉ thêm vào để bổ sung một số chi tiết cho nội dung của câu.
Thành phần gọi đáp là thành phần được dùng để duy
trì hay tạo lập mối quan hệ giao tiếp
Dấu để ngăn cách chúng thường là dấu gì??
Dấu ngăn cách: dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm.
Những thành phần câu như vậy người ta gọi là thành phần phụ chú. Vậy thế nào là thành phần phụ chú?
* Thành phần phụ chú dùng để bổ sung một số chi tiết
Cho nội dung chính của câu.
* Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu
Gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn,hoặc
giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, có khi
được đặt sau dấu hai chấm.
Ii, luyện tập
Bài tập 1:
Này: Dùng để gọi Tạo lập mối quan hệ gt
Vâng: Dùng để đáp Duy trì mối quan hệ gt
Bài tập 2:
Bầu ơi: Dùng dể gọi không hướng tới riêng ai, mang tính chất chung
Bài tập 3:
a, Kể cả anh
b, Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ
c, Những người chủ thực sự của đất nước
d, Có ai ngờ
Các bài tập khác về nhà làm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Minh Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)