Bài 20. Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tường | Ngày 08/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Các thành phần biệt lập (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
1.Thế nào là thành phần biệt lập của câu?
2.Nêu đặc điểm của thành phần tình thái, thành phần cảm thán. Cho ví dụ minh họa.
Gợi ý:
Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
2. a.TPTT được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đ/v sự việc được nói đến trong câu.
V/d: Làm ra cây kim hẳn là lúc đầu rất khó khăn, cho nên bây giờ mới có câu tục ngữ : "Có công mài sắt, có ngày nên kim."
b. TPCT được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,.)
V/d: O�i kì lạ và thiêng liêng, bếp lửa !

Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2009
Tiết 103


CAÙC THAØNH PHAÀN BIEÄT LAÄP (TT)
I.Thành phần tình thái
II. Thành phần cảm thán
III. Thành phần gọi - đáp:
1. Ví dụ: I, SGK/31
2. Nhận xét:
"Này": dùng để gọi người khác, tạo lập cuộc đối thoại
"Thưa ông": dùng để đáp, duy trì cuộc đối thoại đang diễn ra.
b. Những từ "này", "thưa ông" dùng để tạo lập và duy trì quan hệ giao tiếp, không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Thành phần biệt lập gọi - đáp
c. Kết luận: Ghi nhớ1, SGK/ 32
IV. Thành phần phụ chú:
1.Ví dụ: II, SGK/31
2. Nhận xét:
Phần in đậm "và cũng là đứa con duy nhất của
anh"
Bổ sung cho CN "đứa con gái đầu lòng của anh"
b."Tôi nghĩ vậy"
Dùng để: Chú thích cụm C-V 1
Và giải thích lí do cho cụm C-V 3
 Neâu söï vieäc dieãn ra trong taâm trí tg
3. Kết luận : Ghi nhớ 2, SGK/ 32
Ví dụ bổ sung:
1.Với "Tắt đèn", nhà văn Ngô Tất Tố đã "xui người nông dân nổi loạn" (Nguyễn Tuân). Với "Tắt đèn", nhà văn cũng đã dự cảm về một cuộc vùng lên của những con người bị áp bức.
Phần in đậm nêu xuất xứ của ý kiến "xui người nông dân nổi loạn"
2. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(Thanh Tịnh - Tôi đi học)
Phần in đậm giải thích cho sự thay đổi trong lòng tôi.
III.Luyện tập:
Thành phần gọi - đáp của các câu trong đoạn trích:
- Này: (lời bà lão láng giềng) thành phần gọi.
- Vâng: (lời chị Dậu) thành phần đáp.
2. Thành phần gọi - đáp trong câu ca dao "Bầu ơi.)
Bầu ơi: thành phần gọi - đáp có tính chất chung chung, không hướng đến riêng ai
(bầu, bí, giàn-> ẩn dụ: chỉ những người trong cùng một nước, tuy khác nhau nhưng cùng dân tộc, cùng truyền thống lịch sử.)
3,4. Thành phần phụ chú, công dụng của nó:
TPPC "kể cả anh" : bổ sung cho cụm DT "mọi người"
b. TPPC "các thầy, cô giáo. người mẹ" giải thích cho các từ ngữ "Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này."
c. TPPC " Những người chủ thực sự .thế kỉ tới" giải thích cho cum DT "lớp trẻ"
d. TPPC "có ai ngờ": thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ trình "tôi"
TPPC "thương thương quá đi thôi": thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình "tôi" đ/v "cô bé nhà bên"
5.Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, có TP Phụ chú.
Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ phải hướng tới tương lai, tuổi trẻ Việt Nam cũng thế! Tương lai - đó là những gì chưa có hôm nay. Thanh niên muốn đạt được một tương lai tươi sáng thì phải nổ lực ngay từ bây giờ, bằng việc chuẩn bị cho mình một hành trang tinh thần vững chắc- đó là tri thức, kĩ năng , thói quen. để thanh niên có thể tự tin trước mạng thông tin toàn cầu, trước sự đòi hỏi của hội nhập kinh tế thế giới với tính kỉ luật và cường độ lao động cao. Muốn vây, thanh niên phải tiên phong trong học tập và học tập có hiệu quả, kịp thời vận dụng tri thức ấy vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và cũng chỉ có như vậy, thanh niên mới xứng đáng là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)