Bài 20. Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Hoàng Văn Hiếu | Ngày 08/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Các thành phần biệt lập (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Giáo viên: Trần Thị Thu Hà - trường: THCS Thanh Vân
Xin Kính chào quý thầy cô
Chào các em học sinh
lớp 9a2 thân mến !
Em hãy cho biết thế nào là thành phần tình thái? thành phần cảm thán? Đặt một câu có thành phần cảm thán?

Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
?
Đáp án
Thành phần tính thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận...)
VD: trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Tiết 103: Tiếng Việt

Các Thành Phần Biệt Lập
(Tiếp theo)
Bài 20

I. Thành phần gọi - đáp:
1. Đọc đoạn trích:
- Này, Bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà rát thế không?
b) Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
(Làng - Kim Lân)

2.Trả lời các câu hỏi:



Câu hỏi 1: Các từ in đậm ở đoạn trích trên từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp?

Tõ “Nµy” dõng ®Ó gäi.
Côm tõ “th­a «ng” dïng ®Ó ®¸p

Từ "Này" dùng để gọi.
Cụm từ "thưa ông" dùng để đáp.
Câu hỏi: Những từ ngữ gọi người khác hay đáp lời người khác ( Này, thưa ông) có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?

Trả lời: Các từ ngữ: Này , thưa ông không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của sự việc.
(Bởi chúng là các thành phần biệt lập với câu).
Thảo luận nhóm.
Câu hỏi: Những từ ngữ : "Này, thưa ông" ở trong hai đoạn trích trên. Từ nào dùng để tạo lập cuộc thoại? Từ ngữ nào dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
Thời gian: 5 phút
- Tõ “nµy” => dïng ®Ó t¹o lËp cuéc tho¹i.
- Tõ “th­a «ng” => dïng ®Ó duy tr× cuéc tho¹i.
Đáp án
Câu hỏi: Từ việc phân tích ví dụ trên, em hiểu thế nào là thành phần gọi - đáp?
=> Thành phần gọi - đáp: là thành phần được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
Ví dụ: Hãy xác định thành phần gọi - đáp trong hai câu sau? Chỉ rõ từ nào dùng để tạo lập cuộc thoại, từ nào dùng để duy trì cuộc thoại?

Câu 1. "Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu?"
Câu 2. "Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ."
Đáp án
1. Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu?
2. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.
Bác ơi => tạo lập cuộc thoại.
Vâng => duy trì cuộc thoại.
II. Thµnh phÇn phô chó.

1. Đọc những câu văn sau đây và trả lời câu hỏi:
a) Lúc đi , đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao, Lão Hạc)
2.Tr¶ lêi c©u hái:
Câu hỏi: Nếu lược bỏ các từ ngữ :
"và cũng là đứa con duy nhất của anh" ở câu 1
"tôi nghĩ vậy" ở câu 2
thì nghĩa của sự việc có thay đổi không? vì sao?
=> Trong các đoạn văn trên:
* NÕu l­îc bá c¸c tõ ng÷:
“vµ còng lµ ®øa con duy nhÊt cña anh” ë c©u 1,“t«i nghÜ vËy” ë c©u 2. Th× nghÜa cña sù viÖc kh«ng thay ®æi, v× nã kh«ng n»m trong cÊu tróc có ph¸p cña c©u.
Câu hỏi: Cụm từ: "và cũng là đứa con duy nhất của anh" ở câu 1 được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
Trả lời:
Cụm từ: "và cũng là đứa con duy nhất của anh" ở câu 1 được thêm vào để chú thích cho cụm từ: "đứa con gái đầu lòng".
Câu hỏi: Cụm chủ vị : "tôi nghĩ vậy" chú thích điều gì?

Tr¶ lêi:
Côm chñ vÞ: “t«i nghÜ vËy” chó thÝch ®iÒu suy nghÜ riªng cña nh©n vËt t«i.
=> Hai côm tõ: “vµ còng lµ ®øa con duy nhÊt cña anh - vµ -t«i nghÜ vËy - chÝnh lµ thµnh phÇn phô chó.
Ví dụ: Hãy xác định thành phần phụ chú trong câu sau:

Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nội xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về.
( Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)

Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nội xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về.
Đáp án
Câu hỏi: Từ những ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là thành phần phụ chú?

Trả lời: Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Câu hỏi: Thông thường, thành phần phụ chú được ngăn cách bởi các loại dấu câu nào?
Trả lời: Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
* Ghi nhớ: (SGK -32)
Các thành phần gọi- đáp và phụ chú cũng là những thành phần biệt lập.
Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú được đặt giữa hai dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú được đặt giữa dấu hai chấm.
III. Luyện tập
Bài tập1:
Tìm thành phần gọi đáp trong đoạn trích (SGK-32)
Từ " Này" => dùng để gọi.
Từ" Vâng"=> dùng để đáp.
Quan hệ: trên - dưới.
Thân mật: hàng xóm láng giềng gần gũi, cùng cảnh ngộ.
Bài tập2: Tìm thành phần gọi đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi đáp hướng đến ai?
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Từ " Bầu ơi" dùng để gọi- đáp. Nó không hướng đến riêng ai.
Các từ: bầu, bí, giàn => ẩn dụ chỉ những người trong cùng một nước, tuy khác nhau về màu da, địa vị xã hội... nhưng cùng dân tộc, cùng truyền thống lịch sử...
Bài tập3: Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì?
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
( Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b, Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cách cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ đặc biệt là những người mẹ -gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tuỳ thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.
(Phê- đe- ri cô May-o, Giáo dục- chìa khoá của tương lai)
c, Bước vào thế kỷ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới)
d. Cô bé nhà bên( có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn( thương thương quá đi thôi)
(Giang Nam, Quê hương)

Đáp án
Thành phần phụ chú:
a, Kể cả anh -giải thích cho cụm từ : " Mọi người" (2 đ)
b, Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - giải thích cho cụm từ " Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này." (2 đ)
c, Những người chủ thực sự của đất nước trong rhế kỷ tới - giải thích cho từ "lớp trẻ." (2 đ)
d, Có ai ngờ - thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình.(2 đ)
thương thương quá đi thôi - thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật cô bé nhà bên. (2 đ)
Củng cố - Dặn dò
-Thông qua giờ học này, các em cần nắm được: +Thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú.
+ Tác dụng của hai thành phần biệt lập này.
-Về nhà học bài và làm bài tập số 5 trang: 33( SGK)
-Chuẩn bị vở viết văn tiết sau viết bài tập làm văn số: 5

Bµi gi¶ng cña t«i ®Õn ®©y lµ kÕt thóc !
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Văn Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)