Bài 2. Trường từ vựng
Chia sẻ bởi Nguyễn Uyên |
Ngày 03/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Trường từ vựng thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
CHÚC CÁC EM
HỌC TẬP TỐT
Kiểm tra bài cũ:
1/ Thế nào là từ nghĩa rộng, nghĩa hẹp?
2/ Em hãy tìm từ nghĩa rộng, nghĩa hẹp của những từ sau: cá, cây.
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I/ Thế nào là trường từ vựng ?
Ví dụ: Đoạn trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sưóng bỗng được trông nhìn cà ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
.Mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng: có nét chung về nghĩa chỉ bộ phận của con người trường từ vựng
GHI NHỚ:
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
BÀI TẬP NHANH:
* Tìm các từ của trường từ vựng sau: hình dáng của người.
các từ:cao, gầy, thấp, béo,lom khom…
* LƯU Ý:
a/ Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn
Vd: trường từ vựng “ mắt” có những trường nhỏ sau:
Bộ phận của mắt:lòng đen, lòng trắng, con ngươi…
Đặc điểm của mắt: lờ đờ, tinh anh, mù, sắc…
Cảm giác của mắt: cộm, chói, hoa…
Bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, đau mắt đỏ…
-Hoạt động của mắt: nhìn, liếc…
b/ Các từ trong một trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại.
Vd: trường từ “mắt” có;
Danh từ: con ngươi, cận thị,..
Động từ: nhìn, liếc…
Tính từ: tinh anh, lờ đờ…
c/ Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau:
Vd: ngọttrường mùi vị, âm thanh, thời tiết.
d/ Cách chuyển trường từ vựng có tác dụng làm tăng sức gợi cảm
Vd: Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng để lấy lòng chủ.
chuyển các từ “tưởng, mừng” từ trường từ vựng “người” sang “thú vật” để nhân hoá.
II/ Luyện tập:
1.Đọc vb “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”(làm ở nhà)
2. Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy sau:
Lưới, nơm câu, vó.
Tủ, rương, hòm, va li, chai, lọ.
Đá, đạp, giẫm, xéo.
Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi.
Hiền lành, độc ác, cởi mở.
Bút máy, bút bi, phấn, bút chì.
dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
dụng cụ để đựng.
hoạt động của chân.
trạng thái tâm lí.
tính cách.
dụng cụ dùng để viết.
3/ Các từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc trường từ vựng nào ?
Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Các từ “hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm” : trường từ vựng “thái độ”
4/ Xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng sau (một từ có thể xếp cả 2 trường)
*5/Tìm trường từ vựng của mỗi từ sau: lưới, lạnh, tấn công (xem vd phân tích từ ngọt ở mục I.2)
Thảo luận (3 phút):tổ 1 - lưới; tổ 2 - lạnh; tổ 3 - tấn công
@ lưới: trường dụng cụ đánh bắt thuỷ, hải sản
trường vòng vây (lưới trời…)
trường dụng cụ sinh hoạt (lưới sắt, túi lưới)
@ lạnh: trường nhiệt độ (lanh cóng, giá lạnh…)
trường thái độ (lạnh lùng, lạnh nhạt…)
@ Tấn công: trường chiến đấu
trường thái độ ứng xử
6/ Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào ?
Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ,
Hậu phương thi đua với tiền phương.
(Hồ Chí Minh)
những từ in đậm được chuyển từ trường quân sự sang trường nông nghiệp.
*DẶN DÒ:
Bài vừa học: - Học ghi nhớ, lưu ý.
- Xem lại luyện tập.
Soạn bài: Bố cục của văn bản.
- Đọc văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” và trả lời những câu hỏi sau:
+Vb trên chia làm mấy phần ? Chỉ ra các phần đó.
+Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần, phân tích mối quan hệ từng phần
- Phần thân bài Tôi đi học của Thanh Tịnh kể những sự kiện nào ? Cách sắp xếp theo thứ tự nào?
Trả bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
HỌC TẬP TỐT
Kiểm tra bài cũ:
1/ Thế nào là từ nghĩa rộng, nghĩa hẹp?
2/ Em hãy tìm từ nghĩa rộng, nghĩa hẹp của những từ sau: cá, cây.
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I/ Thế nào là trường từ vựng ?
Ví dụ: Đoạn trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sưóng bỗng được trông nhìn cà ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
.Mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng: có nét chung về nghĩa chỉ bộ phận của con người trường từ vựng
GHI NHỚ:
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
BÀI TẬP NHANH:
* Tìm các từ của trường từ vựng sau: hình dáng của người.
các từ:cao, gầy, thấp, béo,lom khom…
* LƯU Ý:
a/ Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn
Vd: trường từ vựng “ mắt” có những trường nhỏ sau:
Bộ phận của mắt:lòng đen, lòng trắng, con ngươi…
Đặc điểm của mắt: lờ đờ, tinh anh, mù, sắc…
Cảm giác của mắt: cộm, chói, hoa…
Bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, đau mắt đỏ…
-Hoạt động của mắt: nhìn, liếc…
b/ Các từ trong một trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại.
Vd: trường từ “mắt” có;
Danh từ: con ngươi, cận thị,..
Động từ: nhìn, liếc…
Tính từ: tinh anh, lờ đờ…
c/ Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau:
Vd: ngọttrường mùi vị, âm thanh, thời tiết.
d/ Cách chuyển trường từ vựng có tác dụng làm tăng sức gợi cảm
Vd: Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng để lấy lòng chủ.
chuyển các từ “tưởng, mừng” từ trường từ vựng “người” sang “thú vật” để nhân hoá.
II/ Luyện tập:
1.Đọc vb “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”(làm ở nhà)
2. Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy sau:
Lưới, nơm câu, vó.
Tủ, rương, hòm, va li, chai, lọ.
Đá, đạp, giẫm, xéo.
Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi.
Hiền lành, độc ác, cởi mở.
Bút máy, bút bi, phấn, bút chì.
dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
dụng cụ để đựng.
hoạt động của chân.
trạng thái tâm lí.
tính cách.
dụng cụ dùng để viết.
3/ Các từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc trường từ vựng nào ?
Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Các từ “hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm” : trường từ vựng “thái độ”
4/ Xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng sau (một từ có thể xếp cả 2 trường)
*5/Tìm trường từ vựng của mỗi từ sau: lưới, lạnh, tấn công (xem vd phân tích từ ngọt ở mục I.2)
Thảo luận (3 phút):tổ 1 - lưới; tổ 2 - lạnh; tổ 3 - tấn công
@ lưới: trường dụng cụ đánh bắt thuỷ, hải sản
trường vòng vây (lưới trời…)
trường dụng cụ sinh hoạt (lưới sắt, túi lưới)
@ lạnh: trường nhiệt độ (lanh cóng, giá lạnh…)
trường thái độ (lạnh lùng, lạnh nhạt…)
@ Tấn công: trường chiến đấu
trường thái độ ứng xử
6/ Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào ?
Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ,
Hậu phương thi đua với tiền phương.
(Hồ Chí Minh)
những từ in đậm được chuyển từ trường quân sự sang trường nông nghiệp.
*DẶN DÒ:
Bài vừa học: - Học ghi nhớ, lưu ý.
- Xem lại luyện tập.
Soạn bài: Bố cục của văn bản.
- Đọc văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” và trả lời những câu hỏi sau:
+Vb trên chia làm mấy phần ? Chỉ ra các phần đó.
+Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần, phân tích mối quan hệ từng phần
- Phần thân bài Tôi đi học của Thanh Tịnh kể những sự kiện nào ? Cách sắp xếp theo thứ tự nào?
Trả bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Uyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)