Bài 2. Trong lòng mẹ
Chia sẻ bởi Phạm Thị Ngọc Hoài |
Ngày 03/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Trong lòng mẹ thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Tuần 2; tiết 05, 06
TRONG LÒNG MẸ
(Trích "Những ngày thơ ấu")
- Nguyên Hồng -
I. Giới thiệu văn bản.
1. Tác giả:
- Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định.
- Nguyên Hồng sáng tác hướng vào những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương.
2. Văn bản:
a) Xuất xứ: “Trong lòng mẹ” được trích từ chương IV của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”.
b) Thể loại: Hồi kí
c) Đại ý:
Ghi lại những nhận xét, suy nghĩ và cảm xúc của bé Hồng về người cô ruột và nhất là về người mẹ của mình.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Cuộc đối thoại giữa người cô và bé Hồng:
NGƯỜI CÔ
BÉ HỒNG
(Biểu hiện bề ngoài và lời nói của người cô)
- Cười hỏi: “Hồng…. không?”
→ cười rất kịch, giọng nói cay độc.
- Hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: “Sao … có như trước đâu”.
- Vỗ vai cười nói “thăm em bé chứ!”
Cố tình ngân dài hai tiếng “em bé”.
→ Bản chất lạnh lùng, thâm hiểm, độc ác. Bà tiêu biểu cho hạng người sống thiếu tình thương, tình đồng cảm xã hội.
(Cảm xúc và suy nghĩ của bé Hồng)
- “Tưởng … rớt nước mắt”
→ Tủi thân
- Lòng thắt lại, khóe mắt cay cay.
Nước mắt ròng ròng, cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng.
→ Tình yêu thương mẹ mãnh liệt, bất chấp mọi thủ đoạn chia rẽ.
2. Bé Hồng gặp mẹ và ở trong lòng mẹ:
- Khi gặp mẹ, bé Hồng thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, châm ríu lại → xúc động mạnh mẽ.
- Khi ở trong lòng mẹ:
+ Cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt, thơm tho lạ thường, êm dịu vô cùng.
+ Cảm giác bồng bềnh, sung sướng, rạo rực, hạnh phúc, không nghĩ ngợi gì.
III. Tổng kết
Đoạn văn đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực, cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
DẶN DÒ:
- Học bài
- Soạn bài "Trường từ vựng"
TRONG LÒNG MẸ
(Trích "Những ngày thơ ấu")
- Nguyên Hồng -
I. Giới thiệu văn bản.
1. Tác giả:
- Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định.
- Nguyên Hồng sáng tác hướng vào những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương.
2. Văn bản:
a) Xuất xứ: “Trong lòng mẹ” được trích từ chương IV của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”.
b) Thể loại: Hồi kí
c) Đại ý:
Ghi lại những nhận xét, suy nghĩ và cảm xúc của bé Hồng về người cô ruột và nhất là về người mẹ của mình.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Cuộc đối thoại giữa người cô và bé Hồng:
NGƯỜI CÔ
BÉ HỒNG
(Biểu hiện bề ngoài và lời nói của người cô)
- Cười hỏi: “Hồng…. không?”
→ cười rất kịch, giọng nói cay độc.
- Hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: “Sao … có như trước đâu”.
- Vỗ vai cười nói “thăm em bé chứ!”
Cố tình ngân dài hai tiếng “em bé”.
→ Bản chất lạnh lùng, thâm hiểm, độc ác. Bà tiêu biểu cho hạng người sống thiếu tình thương, tình đồng cảm xã hội.
(Cảm xúc và suy nghĩ của bé Hồng)
- “Tưởng … rớt nước mắt”
→ Tủi thân
- Lòng thắt lại, khóe mắt cay cay.
Nước mắt ròng ròng, cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng.
→ Tình yêu thương mẹ mãnh liệt, bất chấp mọi thủ đoạn chia rẽ.
2. Bé Hồng gặp mẹ và ở trong lòng mẹ:
- Khi gặp mẹ, bé Hồng thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, châm ríu lại → xúc động mạnh mẽ.
- Khi ở trong lòng mẹ:
+ Cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt, thơm tho lạ thường, êm dịu vô cùng.
+ Cảm giác bồng bềnh, sung sướng, rạo rực, hạnh phúc, không nghĩ ngợi gì.
III. Tổng kết
Đoạn văn đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực, cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
DẶN DÒ:
- Học bài
- Soạn bài "Trường từ vựng"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Ngọc Hoài
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)