Bài 2. Trong lòng mẹ

Chia sẻ bởi Trần Thị Quế Hương | Ngày 02/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Trong lòng mẹ thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 5,6:
TRONG LÒNG MẸ
(Nguyên Hồng)
Kiểm tra miệng

? Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật tôi kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? Những kỉ niệm này đã được diễn tả theo trình tự nào?

? Trình bày diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày khai trường đầu tiên
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
Giới thiệu chung
Tác giả
Nguyên Hồng (1918 – 1982) quê ở Nam Định.
Là nhà văn của những người cùng khổ, có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí, thơ.
2. Tác phẩm:
Văn bản là chương IV của tập hồi kí Những ngày thơ ấu.
Mưu sinh bằng bán vé số dạo
Những mảnh đời bất hạnh
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc
Chú thích
Đoạn tang?
Giỗ đầu?
Bắn tin?
Rất kịch?
Ruồng rẫy?
Tha hương cầu thực?
Tâm can?
Thành kiến?
Cổ tục?
Đánh giấy?
Bán xới?
Ảo ảnh?
Sung túc?
Hết thời gian để tang
Giỗ sau ngày chết một năm
Đưa ra một tin nhắn gián tiếp đến được người nào đó.
Rất giống như đóng kịch; ở đây có nghĩa là rất dối trá.
Hắt hủi, ghét bỏ, không nhìn gì đến.
Đi xa quê kiếm ăn.
Tim gan, gan ruột; ý nói chỗ sâu kín nhất, tha thiết nhất trong lòng.
Cách nhìn nhận có phần thiên lệch từ trước, khó thay đổi.
Tục lệ xưa cũ.
Viết thư
Bỏ quê hương xứ sở mà đi.
Hình ảnh của cái không có thật nhưng giống như thật; ở đây nói đến một hiện tượng đặc biệt chỉ thấy ở sa mạc: người đi trên sa mạc thấy phía xa có hình ảnh cây cối soi bóng trên mặt nước, tưởng ở đó có hồ nước, nhưng thực ra, đó chỉ là ảo ảnh được tạo ra bởi lớp không khia nóng trên sa mạc.
Đầy đủ (về đời sống vật chất)
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
II. Đọc – hiểu văn bản
Đọc.
Thể loại: hồi kí.
Hồi kí là thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng kiến.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả vá biểu cảm.
4. Bố cục: 2 phần
Phần 1: Từ đầu đến người ta hỏi đến chứ?  Cuộc đối thoại giữa hai cô cháu; ý nghĩ và cảm xúc của chú bé về mẹ của mình.
Phần 2: Đoạn còn lại  Cảm xúc của chú bé Hồng khi được gặp mẹ và nằm trong lòng mẹ.
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
II. Đọc – hiểu văn bản
5. Tìm hiểu văn bản
a. Hoàn cảnh của chú bé Hồng:
? Tìm chi tiết gợi hoàn cảnh hiện tại của bé Hồng?
- Tôi bỏ cái khăn tang bằng vải màn. Không phải đoạn tang thầy tôi...
- Mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về
? Cảnh ngộ của chú bé Hồng có gì đặc biệt ?
Mồ côi cha, mẹ do nghèo túng phải đi tha phương cầu thực. Hai anh em Hồng sống nhờ nhà bà cô ruột nhưng không được yêu thương còn bị hắt hủi.
? Qua đó em có nhận xét gì về cảnh ngộ của Bé Hồng?
Cảnh ngộ đáng thương, tội nghiệp và nỗi buồn của bé Hồng
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
II. Đọc – hiểu văn bản
5. Tìm hiểu văn bản
b. Nhân vật bà cô:
Tìm các chi tiết miêu tả người cô về : vẻ mặt, giọng nói, ánh mắt, hành động, lời nói

- Vẻ mặt: khi cười rất “kịch”, tươi cười, tỏ sự ngậm ngùi thương xót.
- Giọng nói: vẫn ngọt, ngân dài thật ngọt, thật rõ, đổi giọng, chập chừng.
- Hành động: cười hỏi, vỗ vai cười kể chuyện người mẹ khốn khổ.
- Ánh mắt: long lanh, chằm chặp.
- Lời nói (nêu các câu nói)
? Em hiểu rất kịch ở đây có nghĩa là gì?

? Tại sao Hồng lại nhận thấy nét mặt của người cô khi cười rất kịch?


? Bà ta muốn gì khi nói rằng mẹ chú đang “phát tài” và nhất là khi nhấn mạnh hai tiếng “em bé”?
Giả tạo


Vì Hồng biết nhắc đến mẹ Hồng, người cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để Hồng khinh ghét và ruồng rẫy mẹ.

- Người cô định khơi dậy nỗi tủi hờn vì mẹ không quan tâm đến, nỗi ghen tức với đứa em cùng mẹ khác cha, làm cho Hồng ghét mẹ
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
II. Đọc – hiểu văn bản
5. Tìm hiểu văn bản
b. Nhân vật bà cô:
Khi Hồng khóc, thái độ của người cô thế nào?


Những gì bà ta kể là để nhằm mục đích gì? Bà ta kể với thái độ thế nào?

- Trong lời thoại cuối cùng của người cô, em thấy bà bày tỏ thái độ như thế nào với Hồng và cha của chú bé?
Vẫn tiếp tục tươi cười kể chuyện mẹ của Hồng khổ sở như thế nào cho nó nghe (ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi…)

Kể để làm cho Hồng càng đau đớn, để mỉa mai, nhục mạ sự túng quẫn, vất vả của mẹ Hồng. Với thái độ thích thú.

Sự giả bộ xót xa, thương hại.
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
II. Đọc – hiểu văn bản
5. Tìm hiểu văn bản
b. Nhân vật bà cô:
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
Tóm lại, mục đích của người cô là gì khi gọi Hồng đến để hỏi chuyện?
Qua cuộc đối thoại này, em có nhận xét gì về nhân vật người cô?
II. Đọc – hiểu văn bản
5. Tìm hiểu văn bản
b. Nhân vật bà cô:
- Nói xấu mẹ, làm cho Hồng khổ sở.
Bà cô là hiện thân của những cổ tục lạc hậu kìm hãm hạnh phúc của người phụ nữ trước kia.
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
- Hình ảnh bà cô độc ác, với bản chất lạnh lùng tàn nhẫn.
- Hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng nười sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
II. Đọc – hiểu văn bản
5. Tìm hiểu văn bản
b. Nhân vật bà cô:
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
II. Đọc – hiểu văn bản
5. Tìm hiểu văn bản
c. Nhân vật bé Hồng:
Mới đầu, khi nghe cô hỏi tâm trạng của Hồng thế nào?
 Phản ứng thông minh xuất phát từ lòng tin yêu mẹ và sự nhạy cảm.
Sau câu hỏi thứ hai của cô, tâm trạng của Hồng thế nào?

Vì sao khi cô nói sẽ lo cho tiền tàu để vào với mẹ và thăm em bé mà những lời lẽ đó lại khiến chú bé nước mắt ròng ròng?
Diễn biến tâm lí của Hồng từ chỗ toan trả lời có đến chỗ đáp: Không, cháu không muốn vào

Im lặng, cúi đầu xuống đất, lòng thắt lại, khoé mắt đã cay cay (tìm cách trả lời, thấy tủi thân)
Vì nhận ra sự nham hiểm, độc ác trong lời mỉa mai ngân thật dài, thật ngọt của cô, vì thương mẹ tại sao phải trốn tránh.
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
II. Đọc – hiểu văn bản
5. Tìm hiểu văn bản
c. Nhân vật bé Hồng:
Tâm trạng của Hồng thế nào khi nghe kể về tình cảnh của mẹ ?
Đau đớn, phẫn uất cực điểm.
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
II. Đọc – hiểu văn bản
5. Tìm hiểu văn bản
c. Nhân vật bé Hồng:
Khi thoáng trông thấy bóng mẹ và đuổi theo tâm trạng của Hồng như thế nào?
Nêu cái hay của hình ảnh so sánh «khác gì cái ảo ảnh...»?
Vừa mừng vừa lo sợ đấy không phải là mẹ.

Nỗi khao khát, thiếu thốn tình mẫu tử.
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
II. Đọc – hiểu văn bản
5. Tìm hiểu văn bản
c. Nhân vật bé Hồng:
Ngồi trong lòng mẹ Hồng òa lên khóc, so với khi đối thoại với bà cô, những giọt nước mắt lúc này có gì khác?
Nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
II. Đọc – hiểu văn bản
5. Tìm hiểu văn bản
c. Nhân vật bé Hồng:
Trước mắt Hồng, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào?
Hình ảnh người mẹ: gương mặt tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn, màu hồng của hai gò má, tươi đẹp như thuở còn sung túc, hơi thở thơm tho lạ lùng
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
II. Đọc – hiểu văn bản
5. Tìm hiểu văn bản
c. Nhân vật bé Hồng:
Những câu văn nào thể hiện tâm trạng của Hồng khi ngồi trong lòng mẹ?

Hồng đã cảm nhận tình mẫu tử bằng những giác quan nào?
Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng trở lại mơn man khắp da thịt.
Bằng mọi giác quan và bằng cả tâm hồn thơ dại đang khao khát tình mẫu tử
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
Tác giả đã diễn tả bằng một cảm hứng đặc biệt sau mê cùng những rung động vô cùng tinh tế. Nó tạo ra một không gian của ánh sáng, màu sắc, của hương thơm vừa lạ lùng vừa gần gũi. Nó là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm và ăm ắp tình mẫu tử…
Trước cảm giác đó, mọi tủi cực đều trôi đi hết…
Đoạn văn là bài ca chân thành, cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt
Trong cuộc đối thoại với người cô
Tỉnh táo nhận ra mục đích thâm hiểm của người cô.
Hiểu và thông cảm cho tình cảnh của mẹ.
Những hình ảnh so sánh và động từ mạnh thể hiện sự căm tức những định kiến đã làm khổ mẹ
b. Khi gặp lại mẹ.
Niềm sung sướng cực độ của chú bé Hồng khi gặp lại mẹ được diễn tả sinh động bằng cảm hứng say mê cùng những rung động tinh tế.
II. Đọc – hiểu văn bản
5. Tìm hiểu văn bản
c. Nhân vật bé Hồng:
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
II. Đọc – hiểu văn bản
5. Tìm hiểu văn bản
c. Nhân vật bé Hồng:
Cô đơn, khao khát tình mẹ bất chấp sự tàn nhẫn vô tình của bà cô.
Cảm thông cho hoàn cảnh của mẹ.
Tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng, không gì có thể ngăn cản được khi gặp mẹ.
Tiết 5,6: TRONG LÒNG MẸ
III. Tổng kết
Nghệ thuật
Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên chân thực.
Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu camrtaoj nên những rung động trong lòng độc giả.
Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động chân thực.
2. Ý nghĩa
Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
IV. Luyện tập
Trong lòng mẹ là một chương tự truyện hồi kí đậm chất trữ tình. Hãy chứng minh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Quế Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)