Bài 2. Trong lòng mẹ

Chia sẻ bởi Chu Minh Sáng | Ngày 11/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Trong lòng mẹ thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS LIÊN NGHĨA
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề)
------------------------------
Câu 1 (3 điểm)
Cảm nhận của em về phần trích sau:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương...
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Trích Bình Ngô Đại cáo, Nguyễn Trãi)
Câu 2(7điểm):
Cuộc đời và tính cách của người nông dân Việt Nam qua hai văn bản: Tắt đèn (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao)





















HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu 1 (2 điểm)
* Yêu cầu: (0,5đ) - Đảm bảo hình thức bài văn ngắn
- Lập luận tốt, không mắc lỗi chính tả
* Luận điểm 1(1đ)
- Nguyên lí nhân nghĩa : 2 câu đầu
- Theo Nguyễn Trãi: cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa là yên dân, trừ bạo.
+ Yên dân: là làm cho dân được yên ổn, hạnh phúc.
+ Trừ bạo: là làm cho dân được yên ổn, hạnh phúc.
+ Trong h/cảnh bấy giờ dân Đại Việt đang bị xâm lược, thế lực tàn bạo chính là giặc Minh
+ Với Nguyễn Trãi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước
- Yêu nước không chỉ là quan hệ giữa người với người ( Phạm trù Nho Giáo) mà còn là quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.
-> Nguyễn Trãi đã cho thấy điểm mới trong tư tưởng nhân nghĩa so với Nho Giáo. Đây là một tư tưởng tiến bộ có trong mọi thời đại.
* Luận điểm 2: (1,5đ)
- Chân lí về sự tồn tại độc lập dân tộc: 8 câu sau
- Nguyễn Trãi đưa ra 5 yếu tố cơ bản để xác định độc lập chủ quyền dân tộc:
+ Nền văn hiến lâu đời, Lãnh thổ, Phong tục tập quán, Lịch sử, Chế độ chủ quyền riêng
- Dây cũng là sự phát triển của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo so với Lý Thường Kiệt trong Sông núi nước Nam
- Nguyễn Trãi đã có ý thức sâu sắc rằng: văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố căn bản, cốt lõi để xác định dân tộc. Đây chính là lí do tại sao quân phương Bắc đã bao đời tìm cách muốn đồng hóa, phủ định nền văn hiến nước Nam.
- Nguyên lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một thực tế, luôn tồn tại sức mạnh của chân lí khách quan. Đại Việt luôn có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc
Câu 2(7 điểm):
a. Mở bài.(1đ)
- Giới thiệu về Ngô Tất Tố, Nam Cao và đề tài trong sáng tác của hai nhà văn.
- Hai tác phẩm thành công viết về đề tài người nông dân là Tắt đèn và Lão Hạc.
- Điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm viết về cùng một đề tài.
b. Thân bài.(5đ)
b1. Hai tác phẩm đều cho người đọc thấy được về tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của người nông dân bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến .(2đ)
* Cuộc sống khổ cực của lão Hạc.
- Lão Hạc là một lão nông quay quắt trong nghèo đói và cô quạnh, cả cuộc đời lão là một chuỗi mất mát và bất hạnh.
+ Vợ lão mất sớm, lão phải sống trong cảnh gà trống nuôi con.
+ Khi con trưởng thành, do nghèo quá không cưới nổi vợ, uất ức bỏ nhà đi đồn điền cao su.
+ Cô đơn trong tuổi già, lão chỉ biết làm bạn với cậu vàng – kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại.
+ Nhưng rồi mất mùa, đói kém, ốm đau, lão lâm vào đường cùng phải bán cậu vàng đi. Đây là chấn thương lớn trong tâm hồn và cuộc sống của lão.
+ Lão chết vì dằn vặt, đau khổ, tuyệt vọng.
=> Cái chết của lão Hạc phản ánh số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ: Sống mòn, chết thảm, chết thể xác, chết tinh thần.
* Cuộc sống khổ cực của chị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chu Minh Sáng
Dung lượng: 38,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)