Bài 2. Một số oxit quan trọng

Chia sẻ bởi Hồ Sỹ Phương | Ngày 09/05/2019 | 163

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Một số oxit quan trọng thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO HÓA HỌC
CHỦ ĐỀ: CACBON OXIT
TỔ 1 LỚP 9B
CACBON OXIT
Công thức phân tử: CO
Phân tử khối: 28
I. Tính chất vật lí
II. Tính chất hóa học
III. Các nguồn phát sinh khí CO
IV. Cơ chế gây ngộ độc khí CO
V. Các phương pháp phòng và thoát hiểm khi bị ngộ độc khí CO
VI. Cách giải độc khi bị độc khí CO
I. Tính chất vật lí

_ CO là chất khí không màu, không mùi.
_ Ít tan trong nước, bắt cháy.
_ Hơi nhẹ hơn không khí (dCO/kk=28/29), rất độc.
II. Tính chất hóa học
1. CO là oxit trung tính: ở điều kiện thường, CO không phản ứng với nước, kiềm và axit
CO + H2O
CO + NaOH
CO + HCl
2. CO là chất khử: ở nhiệt độ cao, CO khử nhiều oxit kim loại
Ví dụ a: Thổi khí CO vào bình đựng CuO đun nóng, sau đó dẫn khí thoát ra vào bình đựng dung dịch nước vôi trong
*Hiện tương : Bột đen chuyển đỏ, khí thoát ra làm đục nước vôi trong
*PTHH: CuO + CO Cu + CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

CO
CuO
Cu
MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM : CO khử CuO
Ca(OH)
Ví dụ b: Cho CO cháy trong khí oxi
*Hiện tượng: CO cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa ra nhiều nhiệt.
*PTHH: 2CO + O2 2CO2



III. Các nguồn phát sinh khí CO

_ Có nhiều nguồn sinh ra cacbon monoxit. Khí thải của động cơ đốt trong tạo ra sau khi đốt các nhiên liệu gốc cacbon (gần như là bất kỳ nguồn nhiên liệu nào, ngoại trừ hydro nguyên chất) có chứa CO.
_ CO cũng tồn tại với một lượng nhỏ nhưng tính về nồng độ là đáng kể trong khói thuốc lá.
_ Trong gia đình, khí CO được tạo ra khi các nguồn nhiên liệu như xăng, hơi đốt, dầu hay gỗ không cháy hết trong các thiết bị dùng chúng làm nhiên liệu như xe máy, ô tô, lò sưởi và bếp lò v.v.
_ Trong quá khứ, ở một số quốc gia người ta sử dụng cái gọi là town gas để thắp sáng và cung cấp nhiệt vào thế kỷ 19. Town gas được tạo ra bằng cách cho một luồng hơi nước đi ngang qua than cốc nóng đỏ.
PTHH: C + H2O CO + H2
Khí này ngày nay được thay thế bằng khí tự nhiên (metan)

MỘT SỐ NGUỒN PHÁT SINH KHÍ CO
IV. Cơ chế gây ngộ độc khí CO

CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên rất nguy hiểm vì người ta không cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí. CO có tính liên kết với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với oxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở oxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim.
*Triệu chứng:
_ Nhẹ: Đau đầu, chống mặt, buồn nôn
_ Vừa: Đâu ngực, khó tập trung, nhìn mờ, khó thở khi gắng sức nhẹ, mạch nhanh, thở nhanh
_ Nặng: Đau ngực, hồi hộp, mất định hướng, hôn mê, co giật, rối loạn nhịp tim, tụt huyến áp, thiếu máu cơ tim.

V. Các phương pháp phòng và thoát hiểm khi bị ngộ độc khí CO
Cách phòng tránh:
- Tránh xa các ga-ra khép kín có máy móc đang vận hành.
Kiểm tra và bảo trì đúng cách máy nước nóng, bếp gas, lò sưởi hoặc bất kỳ thiết bị chạy bằng gas, dầu và than trong nhà thường xuyên.
- Cài đặt máy báo động mức độ khí CO trong nhà và tại nơi làm việc.
- Chỉ mua các thiết bị sử dụng gas (bếp gas, lò sưởi…) ở những công ty uy tín.
Không bao giờ được sử dụng bếp gas hoặc bếp lò để sưởi ấm vì chúng có thể làm tích tụ khí CO trong nhà bạn.
Không bao giờ sử dụng máy phát điện trong nhà, tầng hầm, và nhà để xe hoặc cách cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông gió ít hơn 6 mét.
Ảnh: Thiết bị báo động khí CO
Ảnh: Mặt nạ phòng khói
2. Cách thoát hiểm khi bị ngộ độc khí CO:
Mời mọi người xem clip sau:
VI. Cách giải độc khi bị độc khí CO
- Mở hết tất cả các cửa (nếu là phòng kín), tìm cách đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc, đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt.
- Nếu nạn nhân còn tỉnh, nên để nạn nhân nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí. Hà hơi, thổi ngạt nếu nạn nhân thở yếu hoặc có dấu hiệu ngừng thở.
- Nhanh chóng đưa đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời hồi sức, hỗ trợ hô hấp, chống co giật, hôn mê, đề phòng tụt huyết áp…
- Chú ý người cấp cứu nạn nhân phải chú ý đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình, tránh bị trúng độc khí khi tham gia cứu nạn.
- Nếu nạn nhân bị ngất, ngưng tim, ngưng thở, cần hô hấp nhân tạo tại chỗ, gọi 115, hoặc dịch vụ cấp cứu chuyên nghiệp. Hoặc nhờ tổng đài y tế hướng dẫn sơ cấp cứu, và sớm đưa nạn nhân tới bệnh viện.
CẢM ƠN VÌ ĐÃ LẮNG NGHE
*Thành viên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Sỹ Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)