Bài 2. Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm

Chia sẻ bởi Phạm Duy Hiển | Ngày 27/04/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Lạc Long Quân - Thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Trang bìa
Trang bìa:
kIỂM TRA BÀI CŨ
Học sinh 1:
a)Nêu kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ? b) Áp dụng điền các số thích hợp vào chỗ trống trong bảng sau ? 3 3 8,125 4,8 Học sinh 2:
Dựa vào bảng sau , hãy tính tỉ số latex(U/I) tương ứng Từ đó rút ra nhận xét gì về tỉ số trên đối với một đoạn dây dẫn . 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN
Xác định thương số latex(U/I) đối với dây dẫn:
Nhận xét giá trị của thương số latex(U/I) đối với mỗi dây dẫn và với hai dây dẫn khác nhau trong các bảng sau đây . Trong bảng 1 là latex(U/I = 2,5) ; trong bảng 2 là latex(U/I = 20) - Mỗi dây dẫn giá trị thương latex(U/I) là không đổi - Hai dây dẫn khác nhau thì giá trị thương latex(U/I) khác nhau Điện trở:
Trị số latex(R = U/I) không đổi đối với một dây dẫn gọi là điện trở của dây dẫn đó . Kí hiệu điện trở trong sơ đồ mạch điện là : Đơn vị của điện trở R là Ôm - latex(Omega), latex(1 Omega = (1V)/(1A)) một số đơn vị khác : kilôôm ( latex(k Omega)) ; latex(1 k Omega = 1000 Omega) megaôm (latex(M Omega)) , latex(1 M Omega = 1000000 Omega) Ý nghĩa của điện trở : Từ công thức latex(R = U/I) - Với U đặt vào hai đầu dây dẫn không đổi thì điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với cường độ của dòng điện qua nó . - Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện qua dây dẫn ĐỊNH LUẬT ÔM
Hệ thức và định luật Ôm:
- Đối với một dây dẫn thì I tỉ lệ thuận với U - Khi cùng U đặt giữa hai đầu dây dẫn thì I tỉ lệ nghịch với R Từ công thức latex(R = U/I) suy ra latex(I = U/R)( *) Định luật Ôm : Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây . Công thức latex(I = U/R) Trong đó U đo bằng vôn (V) , I đo bằng ampe (A) , R đo bằng ôm (latex(Omega)) VẬN DỤNG
Bài tập 1 ( TN):
Sắp xếp theo thứ tự điện trở nhỏ dần của các dây dẫn sau:
latex(5000 m Omega ;10 Omega ; 0,1 M Omega)
latex(10 Omega ; 0,1 M Omega ; 5000 m Omega)
latex(0,1 M Omega ; 5000 m Omega ; 10 Omega , )
latex(0,1 M Omega ; 10 Omega ; 5000 m Omega )
Bài tâp 2 ( TN):
Câu nào đúng , câu nào sai trong các câu sau
Tỉ số latex(R = U/I) không đổi đối với một dây dẫn gọi là điện trở của dây dẫn đó
Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên bao nhiêu lần thì điện trở của dây tăng lên bấy nhiêu lần
Tăng cường độ dòng điện qua dây dẫn lên bao nhiêu lần thì điện trở của dây giảm lên bấy nhiêu lần
Điện trở là thuộc tính của vật dẫn , đặc trưng cho "tính" cản trở dòng điện của vật đó
Bài tập 3:
Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế U = 18 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,6 A . Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó là 36 V thì cường độ dòng điện qua nó là bao nhiêu ?
I = 1,8 A
I = 1,2 A
I = 1 A
I = 2,4 A
Bài tập 4(TL):
Đặt vào hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế U = 15 V thì cường độ dòng điện qua vật dẫn là 0,3 A . a) Tính điện trở của vật dẫn b) Muốn cường độ dòng điện qua vật dẫn là 0,75 A thì phải đặt vào hai đầu vật dẫn đó một hiệu điện thế là bao nhiêu ? Giải a) Điện trở của vật dẫn : latex(R = U/I = 15/(0,3) = 50 Omega) b) Từ latex(I = U/R) suy ra hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn U = I.R = 0,75 . 50 = 37,5 V Hướng dẫn về nhà:
- Học định luật Ôm và công thức - Xem lại cách mắc vôn kế , am pe kế , nguồn , khoá K , bóng đèn trong mạch điện - Chuẩn bị nội dung báo cáo thực hành- trang 10 SGK - Làm bài tập C3 , C4 trong SGK và toàn bộ bài tập trong SBT vật lý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Duy Hiển
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)