Bài 2. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

Chia sẻ bởi Hồ Hữu Trạch | Ngày 08/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Thứ.... ngày... tháng....năm.....
Tiết: 6 - 7
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
( G.Mác ket)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Thấy được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
Bài cũ:
? Phong cách sinh hoạt của Bác được biểu hiện ở những phương diện nào? Em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp phong cách của Bác?
+Trả lời:
- Căn nhà: nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vẻn vẹn có vài phòng.
- Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.




- Bữa ăn: Đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa (móm ăn dân tộc).
- Tư trang: ít ỏi, một chiếc va li con, vài bộ quần áo.
-> Hội tụ vẻ đẹp của dân tộc và tinh hoa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. Lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam.
Bài mới: Tiết 1:
I, Tìm hiểu chung
1,Tác giả, tác phẩm
a, Tác giả






? Trình bày những nét chính về tác giả?
- Gabrien Gacxia Mac-két là nhà văn Côlômbia, sinh năm 1928 mất năm 2005, tác giả của tập tiểu thuyết nổi tiếng " Trăm năm cô đơn"- 1967.
- Đạt giải Nôben văn học năm 1982.
b, Tác phẩm:
Tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh nào?
Trích từ bài phát biểu tại cuộc họp mặt của sáu nguyên thủ quốc gia (ấn Độ, Mêhicô, Thuỵ Điển, áchentina, Hy Lạp, Tanđania) bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình (8/1986).





2, Đọc, chú thích: Học sinh đọc, tìm hiểu chú thích.
3, Bố cục:
? Xác định bố cục của văn bản?
Gồm 4 phần:
a, Từ đầu... thế giới: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống trên trái đất.
b, Tiếp theo.... cho toàn thế giới: Chạy đua chiến tranh hạt nhân là cực kỳ tốn kém.
c, Tiếp theo.... xuất phát của nó: Chiến tranh hạt nhân là cực kỳ phi lý.
d, Còn lại: Hãy đấu tranh cho một TG hoà bình.






4, Phương thức biểu đạt.
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
-Lập luận.
? Tương ứng với phương thức ấy là kiểu văn bản nào?
- Nghị luận.
? Có yếu tố biểu đạt nào khác trong văn bản trong văn bản này? Nếu có, thì đó là yếu tố biểu đạt nào? Nêu dẫn chứng?
- Có yếu tố biểu cảm. VD ( đoạn văn cuối).
? Luận điểm chính của văn bản?





- Hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân và nhiệm vụ gìn giữ hoà bình.
II, Tìm hiểu văn bản.
1, Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống trên trái đất
? Nguy cơ chiến tranh hạt nhân được tác giả chỉ ra như thế nào?
- Thời gian cụ thể: " Hôm nay ngày 08/ 08/ 1986"
- Số lượng đầu đạn: Hơn 50.000. Mỗi người ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.
=> Tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân.




? Để làm rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả đã ước tính như thế nào?
- Kho vũ khí ấy " có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh quay quanh mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa, và phá huỷ thế cân bằng của hệ mặt trời".
? Nguy cơ chiến tranh hạt nhân được so sánh như thế nào?
" Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét" -> Mối nguy cơ đe doạ trực tiếp sự sống con người.
*Việc xác định thời gian, thống kê cụ thể về số lượng , ước tính sự tàn phá...nhằm nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của vấn đề.


? Nhận xét cách đặt vấn đề của tác giả?
- Cách vào đề trực tiếp bằng câu hỏi, chứng cứ rõ ràng, cụ thể, những tính toán đơn giản, những liên tưởng thực tế kết hợp sự bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả.
? Cách lập luận đó có tác động đến người nghe như thế nào?
- Gây ấn tượng mạnh đối với người nghe về tính chất hệ trọng, nóng hổi của vấn đề đang nói tới nhằm giúp người đọc hiểu được nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh -> Khơi gợi sự đồng tình với người đọc.

? Tác giả khen ngợi sự tiến bộ của ngành công nghiệp hạt nhân với dụng ý gì?
- Cách nói có phần mỉa mai, châm biếm: "Chỉ sau 41 năm ra đời, ngành công nghiệp hạt nhân có thể quyết định đối với vận mệnh thế giới"- đã tồn tại hàng mấy trăm triệu năm.
(Hết tiết 1)
Tiết 2:
- ổn định tổ chức.
- Bài cũ: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ sự sống ntn?
- Bài mới: II, Tìm hiểu văn bản (tiếp)
2, Chạy đua chiến tranh hạt nhân cực kỳ tốn kém.
? Vì sao có thể nói rằng cuộc chạy đua vũ trang làm mất khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người?
- Chạy đua vũ trang là cực kỳ tốn kém.
? Sự tốn kém đó được tác giả chỉ ra như thế nào?
+ 100 máy bay ném bom B. 1B.
+ Gần 7000 tên lửa vượt đại châu.
-> Đủ để chi phí về cứu trợ y tế, giáo dục, cải thiện vệ sinh, tiếp tế thực phẩm nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ.
? Về lĩnh vực y tế, tác giả có những so sánh ra sao?
+ Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân.... -> Đủ cho 14 năm phòng bệnh, bảo vệ hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi.
? Về lĩnh vực nông nghiệp?
+ Giá của 27 tên lửa MX... -> Đủ để trả tiền nông cụ cho các nước nghèo trong vòng 4 năm.
? Lĩnh vực tiếp tế thực phẩm?
+ 149 tên lửa MX ... -> Đủ để cung cấp calo trung bình cho 575 triệu người thiếu chất dinh dưỡng.
? Lĩnh vực giáo dục?
+ Chỉ 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.
? Các lĩnh vực mà tác giả đề cập đến có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của con người?
- Đây là những lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cuộc sống con người, đặc biệt là các nước nghèo chưa phát triển. Vì thế cuộc chạy đua vũ trang đã và đang cướp đi của nhân loại nhiều điều kiện để cải thiện đời sống.
? Nghệ thuật lập luận ở đây có gì đáng chú ý?
- Cách lập luận đơn giản, có sức thuyết phục cao không thể bác bỏ. Có những so sánh khiến người đọc ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thật hiển nhiên mà rất phi lí: "Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới".
- Chứng cứ cụ thể, xác thực trên các lĩnh vực.
? Hiệu quả của cách lập luận ấy?
- Nhấn mạnh sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân.
- Nêu bật sự vô nhân đạo đó.
3, Chiến tranh hạt nhân là cực kỳ phi lý.
? Theo tác giả "trái đất là nơi độc nhất có phép màu của sự sống trong hệ mặt trời". Em hiểu như thế nào về ý nghĩa ấy?
- Hành tinh duy nhất có sự sống.



- Đó là sự thiêng liêng kỳ diệu.
? Từ đó, tác giả đi đến khẳng định điều gì?
- Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí, vô nhân đạo, đáng lên án.
? Để khẳng định được điều đó tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào?
- Trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được; 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở.
- Bốn kỉ địa chất con người mới biết hát, biết yêu.
? Qua những bằng chứng đó, em hiểu gì về sự phát triển và tồn tại của sự sống trên trái đất?

- Phải trải qua một thời gian dài lắm mới có sự sống trên trái đất này.
- Mọi vẻ đẹp trên thế giới này không phải một sớm một chiều mà có được.
? Từ đó, tác giả muốn nhắc nhở điều gì?
- Cần phải nâng niu, bảo vệ sự quý giá, thiêng liêng đó.
? Lời bình của tác giả " chỉ cần bấm nút một cái... trở lại điểm xuất phát" có ý nghĩa gì? Cho ta thấy rõ điều gì?
- Sự sống lâu dài > < Huỷ diệt trong tích tắc.
- Sự nguy hiểm, phi lí, phản tự nhiên, phản lí trí của chiến tranh hạt nhân.
4, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
? Sau khi cảnh báo hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân, nhà văn đã có những đề nghị nào?
- Tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.
? Em hiểu gì qua lời đề nghị ấy?
- Kêu gọi chống chiến tranh và yêu chuộng hoà bình trên trái đất.
? Để kết thúc lời kêu gọi của mình, tác giả nêu ra đề nghị cụ thể như thế nào?
- Mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân.
? Lời đề nghị ấy của tác giả nhằm để làm gì?
- Để nhân loại biết sự sống đã tồn tại ở đây.
- Biết tình yêu và hạnh phúc.
- Biết tên thủ phạm gây ra chiến tranh.
? Thông qua văn bản này, tác giả muốn gửi thông điệp gì?
- Ngăn chặn vũ khí hạt nhân, đấu tranh cho hoàn bình.
? Em học được được điều gì trong cách lập luận của nhà văn?
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, lời văn truyền cảm -> Tiếng gọi khẩn thiết của lương tri.

Ghi nhớ
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người. Đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.
Bài viết của Mác-két đã đề cập vấn đề cấp thiết nói trên với sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và còn bởi nhịêt tình của tác giả.
III, Luyện tập
Phát biểu ảm nghĩ của em sau khi học xong bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của nhà văn G.G. Mác- két./.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Hữu Trạch
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)