Bài 2. Cấu tạo cơ thể người

Chia sẻ bởi Mai Ngoc Lien | Ngày 01/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Cấu tạo cơ thể người thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
SINH HỌC 8
BÀI TẬP
Nhắc lại các hệ cơ quan đã học từ đầu năm đến nay?
Chương 1: khái quát về cơ thể người
Chương 2: Vận động
Chương 3: Tuần hoàn
Chương 4: Tuần hoàn
Chương 5: Hô hấp
Chương 6: Tiêu hoá.
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Bài 2: Cấu tạo về cơ thể người
    Cơ thể người được cấu tạo bởi nhiều hệ cơ quan khác nhau, các hệ cơ quan đó phối hợp hoạt động giúp cơ thể thích nghi được với các điều kiện sống khác nhau, như hệ vận động, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ hô hấp,... Tất cả đều nằm trong một cấu trúc hợp lý và thống nhất, đó là cơ thể con người.
- Nêu được đặc điểm cơ thể người
+ Các phần cơ thể
Đầu
Thân
Chi
+ Cơ hoành
+ Khoang ngực: Các cơ quan trong khoang ngực
+ Khoang bụng: Các cơ quan trong khoang bụng
- Nêu tên các hệ cơ quan và chức năng của chúng
+ Vận động: Nâng đỡ, vận động cơ thể
+ Tiêu hóa: Lấy và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể và thải phân.
+ Hệ tuần hoàn: Vận chuyển ôxy, chất dinh dưỡng và cácbonic và chất thải
+ Hô hấp: Trao đổi khí
+ Bài tiết: Lọc máu
+ Hệ thần kinh: Tiếp nhận và trả lời kích thích điều hòa hoạt động của cơ thể.
+ Hệ sinh dục: Duy trì nòi giống
+ Hệ nội tiết: Tiết hoocmôn góp phần điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.
    Tế bào vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của cơ thể sinh vật nói chung và con người nói riêng. Tế bào là một cấu trúc sống hoàn chỉnh, bao gồm nhều thành phần khác nhau. Nói chung tế bào của sinh vật nhân chuẩn được chia làm hai loại là tế bào động vật và tế bào thực vật. Hai loại tế bào đó có những nét đặc trưng khác nhau, song đều có thành phần cấu tạo về cơ bản gồm màng tế bào, tế bào chất và nhân
Bài 3. Tế bào
Bài 3. Tế bào
- Nêu đặc điểm ba thành phần chính của tế bào phù hợp với chức năng:
+ Màng : Phân tích cấu trúc phù hợp chức năng trao đổi chất.
+ Chất tế bào: Phân tích đặc điểm các bào quan phù hợp chức năng thực hiện các hoạt động sống
+ Nhân: Phân tích đặc điểm phù hợp chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
- Nêu các hoạt động sống của tế bào phân tích mối quan hệ với đặc trưng của cơ thể sống
+ Trao đổi chất: Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể
+ Phân chia và lớn lên: Giúp cơ thể lớn lên tới trưởng thành và sinh sản.
+ Cảm ứng: Giúp cơ thể tiếp nhận và trả lời kích thích.
Bài 4. Mô
    Mô là tập hợp của các tế bào có cùng chức năng và có liên quan với nhau về mặt nguồn gốc. Trong cơ thể con người có nhiều loại mô khác nhau cấu tạo nên các cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau
- Kể được tên các loại mô nêu đặc điểm, chức năng, cho ví dụ:
+ Mô biểu bì:
Đặc điểm: Gồm các tế bào xếp xít nhau thành lớp dày phủ mặt ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng
Chức năng: Bảo vệ, hấp thụ và tiết
Ví dụ: Tập hợp tế bào dẹt tạo nên bề mặt da
+ Mô liên kết:
Đặc điểm: Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền.
Chức năng: Nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
Ví dụ: Máu
+ Mô cơ:
Đặc điểm: Gồm tế bào hình trụ, hình thoi dài trong tế bào có nhiều tơ cơ
Chức năng: Co dãn
Ví dụ: Tập hợp tế bào tạo nên thành tim
+ Mô thần kinh: Gồm các tế bào thần kinh và tế bầo thần kinh đệm
Bài 6. Phản xạ
    Phản xạ nói chung là những phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ thể từ môi trường (trong và ngoài) thông qua hệ thần kinh. Phản xạ luôn gắn liền với cung phản xạ, một cung phản xạ bao gồm 5 thành phần là: cơ quan thụ cảm, neuron hướng tâm (cảm giác), neuron trung gian, neuron ly tâm (vận động) và cơ quan phản ứng.
Thế nào là phản xạ.
Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
Chương 2: vận động
Bài 7. Bộ xương
    Nói đến bộ xương là nói đến bộ khung cơ thể, nó có tác dụng làm giá đỡ và bảo vệ cho các cơ quan trong cơ thể. Ở người, bộ xương có cấu tạo rất phức tạp và vững chắc, đảm bảo cho các hoạt động sống đa dạng của con người. 
Kể tên các phần của bộ xương người - các loại khớp
- Bộ xương người gồm ba phần chính:
+ Xương đầu: Xương sọ và xương mặt
+ Xương thân: Cột sống và lồng ngực
+ Xương chi: Xương đai và xương chi
- Các loại khớp: Đặc điểm, ví dụ
+ Khớp động:
Đặc điểm: Cử động dễ dàng
Ví dụ: ở cổ tay..v..v
+ Khớp bán động:
Đăc điểm: Cử động hạn chế
Ví dụ: ở cột sống ..v..v
+ Khớp bất động:
Đặc điểm:Không cử động được
Ví dụ: ở hộp sọ …v..v
Bài 8. Cấu tạo & tính chất của xương
    Xương gồm nhiều loại: xương dài, xương ngắn, xương dẹt. Các loại xương có cấu tạo đặc trưng, nhờ có kết cấu vững chắc với đủ hai thành phần: vô vơ và hữu cơ nên có thể đảm bảo chức năng làm bộ khung cho cơ thể.
Mô tả cấu tạo của xương dài
+ Cấu tạo:
Đầu xương: Sụn bọc đầu xương, mô xương xốp
Thân xương: Màng xương, mô xương cứng, khoang xương
+ Thành phần: Cốt giao và muối khoáng
+ Tính chất : Bền chắc và mềm dẻo
Bài 9. Cấu tạo & tính chất của cơ
    Hệ cơ cùng với hệ xương của cơ thể tạo thành hệ vận động. Trong cơ thể người có ba loại cơ: Cơ vân (hay cơ xương) bám vào xương; cơ trơn (cấu tạo các nội quan) và cơ tim (thành phần chính của tim). Trong đó chỉ có cơ vân là được điều khiển bởi ý muốn chủ quan của con người.



Mô tả cấu tạo của một bắp cơ
+Cấu tạo: Gồm nhiều bó cơ, bó cơ gồm nhiều tế bào cơ.
+ Tính chất của cơ: co và duỗi
Bài 10. Hoạt động của cơ
Các cơ trong cơ thể con người luôn hoạt động, có thể theo hoặc không theo sự điều khiển của ý muốn của "thân chủ" (tuỳ thuộc vào vị trí và chức năng của từng loại cơ). Cơ vận động luôn sinh ra 1 công nhất định gọi là công của cơ. Cùng với sự vận động đó là sự mỏi cơ, và để rèn luyện cơ, cách tốt nhất là sự rèn luyện thường xuyên và khoa học
Bài 11. Tiến hoá của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động
    Hệ vận động gồm bộ xương và hệ cơ của người mang nhiều đặc điểm tiến hoá thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động. Hộp sọ phát triển, lồng ngực nở rộng sang hai bên, cột sống có 4 điểm cong, xườn chậu nở, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển mạnh, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển....
    Để hệ cơ xương phát triển cần chú ý rèn luyện thể dục thể thao và lao động vừa sức
So sánh bộ xương và hệ cơ của người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo (có sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới).
cơ tay đặc biệt cơ ngón cái, cơ mặt, cơ vân động lưỡi
đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động: + Cột sống cong bốn chỗ
+ Xương chậu lớn
+ Xương bàn chân hình vòm
+ Xương gót chân lớn
+ Cơ tay phân hóa
+ Cơ cử động ngón cái
Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh.
+ Ngồi học đúng tư thế
+ Lao động vừa sức
+ Mang vác đều hai bên
+ Thường xuyên luyên tập thể dục buổi sáng, giữa giờ và tham gia các môn thể thao phù hợp
+ Tham gia lao động phù hợp với sức khỏe
Chương III: TUẦN HOÀN  
   Đối với các cơ thể đa bào nói chung và cơ thể người nói riêng, hệ thống tuần hoàn có ý nghĩa sống còn đối với đời sống của chúng. Do các cơ thể này không thể tiến hành sự trao đổi chất nhờ khuếch tán như ở động vật đơn bào và tránh mất nước qua bề mặt cơ thể. Hơn nữa, hệ thống tuần hoàn là cầu nối giữa các hệ cơ quan chuyên biệt như hệ hô hấp, tiêu hóa và bài tiết.
    Mỗi nhóm động vật có hệ thống tuần hoàn với những đặc tính khác nhau. Theo quá trình tiến hoá của các nhóm động vật, hệ tuần hoàn cũng biến đổi theo cho phù hợp với hoạt động sống của chúng. Từ hệ tuần hoàn hở (Côn trùng, Thân mềm) cho đến hệ tuần hoàn kín (hầu hết động vật), cấu tạo của tim và hệ mạch cũng phức tạp dần,...
Bài 13. Máu & môi trường trong cơ thể
    Môi trường trong cơ thể bao gồm nhiều thành phần khác nhau, chúng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống còn của cơ thể. Đó là "cầu nối" giữa các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể. Trong đó, vai trò quan trọng nhất thuộc về máu - một loại mô đặc biệt trong cơ thể.
- Nêu được thành phần cấu tạo và chức năng của máu:
+ Huyết tương:
Thành phần: 90% nước, 10% các chất khác
Chức năng: Duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất
+ Tế bào máu: Nêu thành phần cấu tạo phù hợp chức năng
Hồng cầu : Vận chuyển ôxy và cácbonnic
Bạch cầu : 5 loại, tham gia bảo vệ cơ thể
Tiểu cầu : Thành phần chính tham gia đông máu
Bài 14. Bạch cầu-miễn dịch
    Miễn dịch là khả năng của cơ thể không bị mắc một số bệnh nào đó. Cơ chế miễn dịch luôn liên quan đến bạch cầu - một loại tế bào trong máu có nhiệm vụ phát hiện, tiêu diệt và "lưu trữ thông tin" về các tác nhân gây bệnh, giúp cho cơ thể chống lại các tác nhân có hại từ môi trường.
Trình bày được khái niệm miễn dịch. các loại miễn dịch:

Khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó
+ Miễn dịch tự nhiên
Khái niệm
Phân loại
Ví dụ
+ Miễn dịch nhân tạo:
Khái niệm
Phân loại
Bài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu
    Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi do bất cẩn ta có thể bị thương và gây chảy máu. Nếu vết thương nhỏ thì sau 1 thời gian máu sẽ chảy ít dần và cuối cùng hình thành cục máu đông bít chặt vết thương, ngăn không cho máu chảy. Nếu vết thương lớn phải có những biện pháp hỗ trợ để giảm thiểu lượng máu chảy. Bài 15 chúng ta sẽ nghiên cứu về cơ chế gây đông máu.
    Trong y học, người ta thường sử dụng máu do những người  tình nguyện hiến máu để truyền cho những bệnh nhân bị mất máu. Sự truyền máu đó cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định
Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.
Máu không ở thể lỏng mà vón thành cục
+ Biết cách giữ máu không đông.
+ Biết cách xử lí khi gặp những vết thương nhỏ chảy máu.
+ Biết cách xử lí khi bị máu khó đông.
+ Biết cách phòng tránh để không bị đông máu trong mạch
Bài 16. Tuần hoàn máu & lưu thông bạch huyết
    Hệ tuần hoàn máu và hệ tuần hoàn bạch huyết giữ vai trò cực kì quan trọng đối với cuộc sống của con người. Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ thống mạch máu. Tim được coi là một bơm đẩy và hút, tạo nên áp lực của dòng máu. Hệ tuần hoàn máu gồm vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
    Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ, cùng với hệ tuần hoàn nó tạo nên sự luân chuyển của môi trường trong cơ thể và bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh
Bài 17. Tim & mạch máu 
    Tim có thể được ví như một cái bơm "chăm chỉ", nó đập liên tục từ trong cơ thể thai nhi cho tới khi chủ nhân của nó đi vào cõi vĩnh hằng. Ngay cả khi ta ngủ hay làm bất cứ điều gì, tim vẫn luôn nhịp nhàng bơm dòng máu đi nuôi cơ thể. Tim người được cấu tạo bởi các mô liên kết và cơ tim, tạo thành 4 ngăn riêng biệt. Máu được bơm từ tim theo 1 chu kì ổn định tới các mạch máu, gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.  
Trình bày được cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng
Cấu tạo tim
+ Cấu tạo ngoài: Màng bao tim, các mạch máu quanh tim
+ Cấu tạo trong:
Tim cấu tạo bởi mô cơ tim, phân tích được đặc điểm cấu tạo mô cơ tim phù hợp khả năng hoạt động tự động của tim
Tim có 4 ngăn:
Hệ mạch :
- Động mạch
- Tĩnh mạch
- Mao mạch
Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn
    Máu luôn được vận chuyển trong hệ mạch máu, sự hoạt động của tim phối hợp với hệ mạch và sự hoạt động của cơ bắp tạo nên huyết áp-sức đẩy chủ yếu giúp máu vận chuyển liên tục theo 1 chiều trong hệ mạch.
    Cần liên tục rèn luyện tim mạch, tránh các tác động có hại đến tim và mạch như các chất kích thích, vận động quá sức, các thức ăn có hại cho tim mạch...
Bài 20. Hô hấp & các cơ quan hô hấp
    Hô hấp là quá trình cung cấp O2 cho tế bào của cơ thể đồng thời loại bỏ CO2 do tế bào sản ra ra khỏi cơ thể. Quá trình đó luôn gắn liền với hoạt động tuần hoàn và các hoạt động của các cơ quan hô hấp. Các cơ quan hô hấp gồm đường dẫn khí và hai lá phổi.
Nêu ý nghĩa hô hấp.
Cung cấp ôxy cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể và thải cácbonic ra khỏi cơ thể.
Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
+ Đường dẫn khí: Mũi, thanh quản, khí quản, phế quản: Ngăn bụi , làm ấm , làm ẩm không khí và diệt vi khuẩn
+ Phổi: Thực hiện trao đổi khí cơ thể và môi trường ngoài
Bài 21. Hoạt động hô hấp
    Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm cho thể tích lồng ngực thay đổi giúp ta thực hiện các hoạt động hít vào và thở ra. Sự trao đổi khí được diễn ra liên tục ở phổi và tế bào theo các cơ chế nhất định.
Bài 22. Vệ sinh hô hấp
    Môi trường sống của chúng ta có đầy rẫy những tác nhân gây bệnh. Trong đó hệ hô hấp có lẽ chịu tác động nhiều nhất. Trong không khí có rất nhiều bụi bẩn, khí thải... (đặc biệt ở các vùng ô nhiễm). Các tác nhân đó có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm cho phổi và cơ quan hô hấp.
    Do đó cần tích cực xây dựng môi trường sống trong sạch, tránh ô nhiễm như trồng cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc,.
Chương V: TIÊU HOÁ  
    Hàng ngày chúng ta phải ăn uống theo một chế độ nhất định. Đó là các hoạt động bên ngoài của quá trình tiêu hoá diễn ra trong hệ tiêu hoá của cơ thể. Quá trình đó diễn ra nhờ các cơ quan và các tuyến tiêu hoá.
    Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động ăn uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân.
    Về mặt bản chất, quá trình tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cơ bản mà cơ thể có thể hấp thụ (qua thành ruột) và loại bỏ các chất cặn bã không hấp thụ được.
    Các vấn đề về hoạt động tiêu hoá ở người sẽ được nghiên cứu trong chương V, gồm các nội dung sau:     
Bài 24. Tiêu hoá & các cơ quan tiêu hóa
    Tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hoá học thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể và loại thải các thành phần không thể hấp thụ được.
    Quá trình tiêu hoá được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá.
Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng
    Thức ăn trước khi đi vào ống tiêu hoá phải được tiêu hoá ở khoang miệng. Ở đây thức ăn chủ yếu được tiêu hoá về mặt cơ học dưới sự phối hợp hoạt động của răng, lưỡi: Thức ăn được cắt thành các mảnh nhỏ và trộn lẫn với nước bọt , tạo điều kiện cho enzym amylaza hoạt động, phân giải tinh bột thành các phần đơn giản hơn như đường mantozơ, glucozơ,...
Bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày
    Dạ dày là cơ quan chủ đạo trong việc nghiền nhuyễn thức ăn tạo điều kiện biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng. Dạ dày có cấu tạo đặc biệt gồm nhiều lớp cơ giúp cho nó có khả năng đảo trộn thức ăn cho thấm đều với dịch vị.
    Thức ăn được tiêu hoá trong dạ dày từ 3 - 6 giờ, sau đó được đưa từng đợt xuống tá tràng. 
Bài 28. Tiêu hóa ở ruột non
    Ruột non là cơ quan chuyên trách việc biến đổi thức ăn về mặt hoá học và hấp thụ các chất dinh dưỡng (là các phân tử đơn giản như: axit amin, glucô, axit béo,...) Ruột non là nơi tiếp nhận nhiều nguồn enzym tiêu hóa từ các tuyến tiêu hoá như tuyến tụy, gan, các tuyến ruột.
Bài 29. Hấp thụ chất dinh dưỡng & thải phân
    Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non, các chất dinh dưỡng được hấp thụ theo đương máu và bạch huyết và được phân phối cho các tế bào của cơ thể.
    Ruột già của người dài khoảng 1,2 m có nhiệm vụ chủ yếu là hấp thụ lại nước và thải phân (các chất cặn bã không tiêu hoá được) ra khỏi cơ thể.
Vai trò của gan là gì?
Con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng
Các chất bã, thức ăn thừa
Ruột già
Hậu môn ?Thải ra (Nhờ sự co bóp của các cơ ở hậu ngoài
môn và phối hợp với cơ thành bụng)
Hấp thụ lại nước
Vi khuẩn lên men thối
Sự thải phân
Chất bã rắn, đặc hơn - Phân (Chứa ở trực tràng)
Trình bày sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hoá về mặt cơ học (miệng, dạ dày) và sự biến đổi hoá học nhờ các dịch tiêu hoá do các tuyến tiêu hoá tiết ra đặc biệt ở ruột
Miệng : + biến đổi lí học: nhai nghiền đảo trộn thức ăn
+ biến đổi hoá học : biến đổi tinh bột thành đường man tôzơ
Dạ dày: + biến đổi lí học: co bóp nghiền đảo trộn thức ăn
+ biến đổi hoá học : cắt nhỏ prôtêin
Ruột non: + biến đổi lí học: hòa loãng, phân nhỏ thức ăn
+ biến đổi hoá học : biến tinh bột thành đường đơn, prôtêin thành axitamin, lipit thành axit béo và glixêrin …v..v..
Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Đọc trước bài 31
Xem lại bài 24
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Ngoc Lien
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)