Bài 2. Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính

Chia sẻ bởi Hoàng Cao Kỳ | Ngày 25/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

Tuần:3 Tiết: 5-6
ND: 08/09/2015


1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết: Bảng tính, các thành phần chính trên trang tính: hàng, cột, các ô, hộp tên...
-HS hiểu: Giúp HS hiểu vai trò của thanh công thức
1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Cách chọn ô, các hàng, các cột, khối trên trang tính.
- HS thực hiện thành thạo: Nhập dữ liệu vào trang tính, cách di chuyển trên trang tính.
1.3 Thái độ
- Thói quen: Nghiêm túc khi sử dụng phòng máy
- Tính cách: Tự giác, ham học hỏi.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Thành phần chính trên trang tính.
3. CHUẨN BỊ :
3.1- Giáo viên: phòng máy
3.2- Học Sinh: Chuẩn bị bài mới
4. CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
- Kiểm diện học sinh
4.2. Kiểm tra miệng
Câu hỏi 1: Liệt kê các điểm giống và khác nhau giữa màn hình Word và Excel?
Đáp án: *Điểm giống: các bảng chọn, thanh công cụ và các nút lệnh quen thuộc.
*Điểm khác:Thanh công thức,Bảng chọn Data, Trang tính.
4.3.trình bài học

Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học

Hoạt động 1: Tìm bảng tính ( 15’)
Mục tiêu: Tìm bảng tính
Em hãy quan sát phần trang tính của bảng tính có gì đặc biệt?(GV minh hoạ qua hình 13 SGK).
! Trang tính được kích hoạt có nhãn màu trắng, tên trang viết chữ đậm. Để kích hoạt trang tính em cần nháy chuột vào nhãn trang tương ứng.

Hoạt động 2: thành phần chính trên trang tính(20’)
Mục tiêu: Các thành phần chính trên trang tính
-? Quan sát bảng tính em thấy có những thành phần chính nào?=>HS: Hộp tên, khối, thanh công thức..

Hoạt động 3: Tìm hiểu Chọn các đối tượng trên trang tính.(20’ )
Mục tiêu: Chọn các đối tượng trên trang tính.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
GV: Hướng dẫn cho HS cách chọn các đối tượng trên trang tính. Giải thích cho HS hiểu về tên cột - tên hàng.
HS: Đọc sách, nghe giảng.
GV: Em có thể chọn nhiều khối khác nhau trên cùng một trang tính được không? Nếu được, hãy trình bày cách thực hiện?
HS: Trả lời.

Hoạt động 4: Tìm hiểu Dữ liệu trên trang tính (20’ )
Mục tiêu: Dữ liệu trên trang tính

GV: Có thể nhập các dạng dữ liệu nào vào ô tính?
HS: Trả lời.
GV: Em hãy lấy ví dụ về dữ liệu số?
HS: Lấy ví dụ.
GV: Giải thích thêm: ở chế độ ngầm định, dữ liệu số được căn thẳng lề phải trong ô tính.
GV: Đưa thêm ví dụ để HS nắm được cách sử dụng dấu chấm và dấu phẩy trong trang tính.
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: Em hãy lấy ví dụ về dữ liệu kí tự?
HS: Lấy ví dụ.
GV: Giải thích: ở chế độ ngầm định, dữ liệu kí tự được căn thẳng lề trái trong ô tính.

Tiết: 5
1.Bảng tính
- Một bảng tính có nhiều trang tính. Khi mở một bảng tính mới thường chỉ gồm ba trang tính. Các trang tính được phân biệt bằng tên trên các nhãn ở phía dưới màn hình.


2. Các thành phần chính trên trang tính.
+Hộp tên: là ô ở góc trên, bên trái trang tính, hiển thị địa chỉ của ô dược chọn.
+Khối: Là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Khối có thể là một ô, một hàng, một cột hay một phần của hàng hoặc cột.
+Thanh công thức: Cho biết nội dung của ô đang được chọn.
Tiết: 6

3. Chọn các đối tượng trên trang tính.
- Chọn một ô: Đưa con trỏ đến ô cần chọn và nháy chuột.
- Chọn một hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng.
- Chọn một cột: Nháy chuột tại nút tên cột.
- Chọn một khối: Kéo thả chuột từ một ô góc đến ô ở góc đối diện.


* Chú ý: Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau, em hãy chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
4. Dữ liệu trên trang tính.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Cao Kỳ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)