Bài 2. Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Chia sẻ bởi Hồ Hữu Trạch |
Ngày 08/05/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Các phương châm hội thoại (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Thứ... ngày... tháng.... năm....
Tiết 8
Các phương châm hội thoại ( tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Tiến trình dạy học:
Bài cũ:
? Nêu những phương châm hội thoại đã học?
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất.
Bài mới:
I, Phương châm quan hệ
* Xét thành ngữ: Ông nói gà, bà nói vịt
? Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại nào?
- Ông -> gà
- Bà -> vịt -> Hai con vật khác nhau
-> Mỗi người nói về một đề tài, không khớp nhau, không hiểu nhau.
? Nếu xuất hiện những tình huống như vậy thì điều gì sẽ xảy ra?
- Con người sẽ không giao tiếp được với nhau, công việc sẽ không giải quyết được, mọi hoạt động xã hội sẽ trở nên rối loạn.
? Qua ví dụ trên, chúng ta rút ra được bài học gì khi giao tiếp?
- Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề.
Ghi nhớ
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (phương châm quan hệ).
Giáo viên nêu tình huống:
- Em: Anh ơi, quả khế chín rồi kìa.
- Anh: Cành cây cao lắm. hoặc: Không có sào.
- Xét về mặt hiển ngôn thì tình huống này không tuân thủ phương châm quan hệ.
- Xét hàm ẩn thì vẫn được tuân thủ vì chàng trai hiểu lời nói của cô gái không chỉ là một thông báo, mà là một yêu cầu: Hãy hái quả khế cho em. Như vậy, câu trả lời của chàng trai là đúng với đề tài giao tiếp.
II. Phương châm cách thức
1, Xét thành ngữ:
- Dây cà ra dây muống
- Lúng búng như ngậm hột thị
2, Nhận xét
? Hai thành ngữ này dùng để chỉ những cách nói như thế nào?
- Dây cà ra dây muống. -> Chỉ cách nói dài dòng, rườm rà, đang nói việc này bắt qua việc khác.
- Lúng búng như ngậm hột thị. -> Nói ấp úng không thành lời, không rõ ràng, rành mạch.
? Những cách nói đó ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp?
- Làm cho người nghe không hiểu, hiểu sai ý người nói.
- Người nghe bị ức chế, không có thiện cảm với người nói.
-> Giao tiếp không đạt kết quả mong muốn.
? Qua đó chúng ta có thể rút ra được bài học gì khi giao tiếp?
- Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch.
3, Xét câu nói:
Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.
? Câu nói trên được hiểu theo mấy cách?
- Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy.
- Tôi đồng ý với những truyện ngắn của ông ấy.
? Có thể diễn đạt lại như thế nào?
-Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
? Bài học cho tình huống này là gì?
- Trong giao tiếp cần tránh cách nói mơ hồ, lấp lửng.
Ghi nhớ
Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ (phương châm cách thức).
III, Phương châm lịch sự
1, Ví dụ: Truyện Người ăn xin.
? Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
- Cả hai đều cảm nhận được sự chân thành và tôn trọng của nhau.
? Chúng ta rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?
- Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Ghi nhớ
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự).
IV, Luyện tập
1, Bài tập 1: Những câu tục ngữ ở bài tập này khuyên dạy chúng ta điều gì?
- Khuyên chúng ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.
- Suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp. Có thái độ nhã nhặn, lịch sự.
? Tìm 5 câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự?
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.
- Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
- Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
- Một điều nhịn là chín điều lành.
2, Bài tập 2: Biện pháp tu từ từ vựng liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự?
- Biện pháp nói giảm nói tránh
Ví dụ:
- Nó không được thông minh lắm.
- Chiếc áo này cậu mang không hợp lắm.
3, Bài tập 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
a, nói mát
b, nói hớt
c, nói móc
d, nói leo
e, nói ra đầu ra đũa
-> Liên quan đến phương châm lịch sự, phương châm cách thức.
4, Bài tập 4: Vì sao đôi khi phải dùng cách nói như sau ?
a, nhân tiện đây xin hỏi;
- Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi (phương châm quan hệ).
b) Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải....
- Khi người nói muốn ngầm xin lỗi người nghe về những điều mình sắp nói (phương châm lịch sự).
c) Đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế...
- Muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng phương châm lịch sự.
5, Bài tập 5: Giải thích thành ngữ.
- Học sinh làm ở nhà.
* Dặn dò:
- Học phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 5 SGK trang 24./.
Tiết 8
Các phương châm hội thoại ( tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Tiến trình dạy học:
Bài cũ:
? Nêu những phương châm hội thoại đã học?
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất.
Bài mới:
I, Phương châm quan hệ
* Xét thành ngữ: Ông nói gà, bà nói vịt
? Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại nào?
- Ông -> gà
- Bà -> vịt -> Hai con vật khác nhau
-> Mỗi người nói về một đề tài, không khớp nhau, không hiểu nhau.
? Nếu xuất hiện những tình huống như vậy thì điều gì sẽ xảy ra?
- Con người sẽ không giao tiếp được với nhau, công việc sẽ không giải quyết được, mọi hoạt động xã hội sẽ trở nên rối loạn.
? Qua ví dụ trên, chúng ta rút ra được bài học gì khi giao tiếp?
- Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề.
Ghi nhớ
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (phương châm quan hệ).
Giáo viên nêu tình huống:
- Em: Anh ơi, quả khế chín rồi kìa.
- Anh: Cành cây cao lắm. hoặc: Không có sào.
- Xét về mặt hiển ngôn thì tình huống này không tuân thủ phương châm quan hệ.
- Xét hàm ẩn thì vẫn được tuân thủ vì chàng trai hiểu lời nói của cô gái không chỉ là một thông báo, mà là một yêu cầu: Hãy hái quả khế cho em. Như vậy, câu trả lời của chàng trai là đúng với đề tài giao tiếp.
II. Phương châm cách thức
1, Xét thành ngữ:
- Dây cà ra dây muống
- Lúng búng như ngậm hột thị
2, Nhận xét
? Hai thành ngữ này dùng để chỉ những cách nói như thế nào?
- Dây cà ra dây muống. -> Chỉ cách nói dài dòng, rườm rà, đang nói việc này bắt qua việc khác.
- Lúng búng như ngậm hột thị. -> Nói ấp úng không thành lời, không rõ ràng, rành mạch.
? Những cách nói đó ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp?
- Làm cho người nghe không hiểu, hiểu sai ý người nói.
- Người nghe bị ức chế, không có thiện cảm với người nói.
-> Giao tiếp không đạt kết quả mong muốn.
? Qua đó chúng ta có thể rút ra được bài học gì khi giao tiếp?
- Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch.
3, Xét câu nói:
Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.
? Câu nói trên được hiểu theo mấy cách?
- Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy.
- Tôi đồng ý với những truyện ngắn của ông ấy.
? Có thể diễn đạt lại như thế nào?
-Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
? Bài học cho tình huống này là gì?
- Trong giao tiếp cần tránh cách nói mơ hồ, lấp lửng.
Ghi nhớ
Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ (phương châm cách thức).
III, Phương châm lịch sự
1, Ví dụ: Truyện Người ăn xin.
? Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
- Cả hai đều cảm nhận được sự chân thành và tôn trọng của nhau.
? Chúng ta rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?
- Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Ghi nhớ
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự).
IV, Luyện tập
1, Bài tập 1: Những câu tục ngữ ở bài tập này khuyên dạy chúng ta điều gì?
- Khuyên chúng ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.
- Suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp. Có thái độ nhã nhặn, lịch sự.
? Tìm 5 câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự?
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.
- Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
- Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
- Một điều nhịn là chín điều lành.
2, Bài tập 2: Biện pháp tu từ từ vựng liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự?
- Biện pháp nói giảm nói tránh
Ví dụ:
- Nó không được thông minh lắm.
- Chiếc áo này cậu mang không hợp lắm.
3, Bài tập 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
a, nói mát
b, nói hớt
c, nói móc
d, nói leo
e, nói ra đầu ra đũa
-> Liên quan đến phương châm lịch sự, phương châm cách thức.
4, Bài tập 4: Vì sao đôi khi phải dùng cách nói như sau ?
a, nhân tiện đây xin hỏi;
- Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi (phương châm quan hệ).
b) Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải....
- Khi người nói muốn ngầm xin lỗi người nghe về những điều mình sắp nói (phương châm lịch sự).
c) Đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế...
- Muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng phương châm lịch sự.
5, Bài tập 5: Giải thích thành ngữ.
- Học sinh làm ở nhà.
* Dặn dò:
- Học phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 5 SGK trang 24./.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Hữu Trạch
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)