Bài 2. Bố cục của văn bản

Chia sẻ bởi Ngô Hường | Ngày 02/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Bố cục của văn bản thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Giáo án Ngữ văn lớp 8
Giáo viên: Lê Thị Tiến
Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc đoạn : “Hằng năm … hôm nay tôi đi học”.Điều gì đã gợi lại cho “tôi” về buổi khai trường đầu tiên và gợi lại những gì?
=>Từ thời gian và không khí ngày tựu trường ở thời điểm hiện tại, nhân vật “tôi” hồi tưởng về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. “Tôi” nhớ lại không khí của ngày hội tựu trường : náo nức, vui vẻ, trang trọng; nhớ lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của ngày đầu tiên đến trường.
Phân tích tâm trạng nhân vật “tôi” trong buổi khai trường đầu tiên.
=> Tâm trạng của “tôi” trong buối khai trường đầu tiên:
- Trên đường đến trường: cảm thấy có sự thay đổi lớn, vừa lúng túng vừa muốn khẳng định mình.
- Khi đến trường: vừa lo sợ vẩn vơ vừa hồi hộp.
- Khi vào lớp: cảm nhận bước vào một thế giới khác; vừa xa lạ vừa gần gũi. Và tự tin bước vào buổi học đầu tiên.
Giới thiệu bài mới
Tình mẫu tử, một tình cảm thiêng liêng của con người, luôn là đề tài được thể hiện đầy cảm xúc trong nhiều tác phẩm. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một văn bản thể hiện đề tài nói trên. Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu văn bản này
TRONG LÒNG MẸ
Tiết 5,6- Văn bản:
(Trích “Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng)
Tiết 5,6 – Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
I.Tìm hiểu chung:
1-Tác giả, tác phẩm:
- Nguyên Hồng (1918 - 1982), quê ở Nam Định, là nhà văn của những người cùng khổ , có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí , thơ.
- Văn bản “Trong lòng mẹ” trích từ chương IV của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”
(Nguyên Hồng)
Dựa vào phần chú thích của SGK, em giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
Tiết 5,6 – Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
I.Tìm hiểu chung:
1-Tác giả, tác phẩm:
2- Đọc văn bản:
(Nguyên Hồng)
Hướng dẫn đọc:
- thể hiện vai nhân vật trong những đoạn đối thoại:
- Người cô: giọng ngọt ngào, giả dối.
- Bé Hồng: nghẹn ngào, đau đớn, phẫn uất
Tiết 5,6 – Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
I.Tìm hiểu chung:
1-Tác giả, tác phẩm:
2- Đọc văn bản:
3- Bố cục:
Chia 2 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “Người ta hỏi đến chứ”: Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng
- Phần 2: Phần còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ.
(Nguyên Hồng)
Văn bản có thể chia mấy phần? Nêu ý của mỗi phần:
Tiết 5,6 – Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
I.Tìm hiểu chung:
II.Đọc- hiểu văn bản:
1-Nội dung:
a-Nhân vật người cô
(Nguyên Hồng)
Tìm hiểu về nhân vật người cô
Chú bé Hồng có hoàn cảnh sống như thế nào?
=>Bố mất, mẹ đi kiếm sống xa, phải ở với những người họ hàng cay nghiệt.
Trong cuộc trò chuyện với chú bé, người cô có những biểu hiện bề ngoài như thế nào?
=>Những biểu hiện của người cô trong cuộc nói chuyện:
- …cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi :
-Hồng !` Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?
- Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt :
-Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
- Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi
- Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng :
-Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt nợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ
- Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện ....
- Cô tôi bỗng đổi giọng, lại vỗ vai nhìn vào mặt tôi, nghiêm nghị …tỏ sự ngậm ngùi thương xót…
Với những biểu hiện đó, người cô có dụng ý gì?
=>không phải sự lo lắng, quan tâm mà chỉ nhằm mỉa mai, châm chọc chú bé Hồng và nhục mạ, khinh thường người mẹ. Bà ta cố lôi kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác là khinh miệt, ruồng rẫy mẹ mình
Tiết 5,6 – Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
I.Tìm hiểu chung:
II.Đọc- hiểu văn bản:
1-Nội dung:
a-Nhân vật người cô
Đó là người đàn bà độc ác, lạnh lùng, thâm hiểm. Hình ảnh này mang ý nghĩa tố cáo những hạng người tàn nhẫn đến khô héo cả tình cảm ruột thịt.
(Nguyên Hồng)
Em hãy nêu nhận xét của mình về người cô.
Tiết 5,6 – Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
I.Tìm hiểu chung:
II.Đọc- hiểu văn bản:
1-Nội dung:
b-Tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng

(Nguyên Hồng)
Tìm hiểu tình yêu dành cho mẹ của chú bé Hồng
Nghe câu hỏi đầu tiên của người cô, chú bé có những phản ứng ra sao?
=> Định trả lời “có”. Ngay sau đó nhận ra sự mai mỉa cay độc của cô nên “cúi đầu không đáp” rồi sau đó “cười và đáp lại: Không! Cháu không muốn vào”. Bé Hồng che giấu tình cảm của mình. Đây là một phản ứng thông minh để bảo vệ lòng tin yêu đối với mẹ.
Khi người cô tiếp tục mỉa mai, khía cạnh đến cuộc sống khổ sở và “cái tội” có con với người khác thì bé Hồng như thế nào?
=> Các chi tiết: “khóe mắt...cay cay”; “Nước mắt ròng ròng...chan hòa...”; “cười dài trong tiếng khóc”; “cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng” thể hiện nỗi đau đớn, phẫn uất của bé Hồng khi nghe bà cô xúc phạm đến mẹ.
Nêu cảm nhận của em về đoạn văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
=> Hình ảnh so sánh thể hiện sự phẫn uất cao độ của bé Hồng và ý thức bảo vệ mẹ
Tiết 5,6 – Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
I.Tìm hiểu chung:
II.Đọc- hiểu văn bản:
1-Nội dung:
b-Tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng
- Trước những lời lẽ mang ý nghĩa cay độc, thái độ giả dối của người cô, bé Hồng đau đớn, phẩn uất đến cực điểm, nhưng chú đã biết kìm nén và vẫn kiên định trong tình cảm thương yêu, kính mến mẹ.
(Nguyên Hồng)
Qua thái độ và diễn biến tình cảm, cảm xúc của bé Hồng trong cuộc nói chuyện với người cô, ta thấy tình yêu của em dành cho mẹ như thế nào?
Tìm hiểu tình yêu dành cho mẹ của chú bé Hồng
Khi thấy mẹ trên xe kéo, chú bé có hành động gì? Hành động đó thể hiện điều gì?
=>đuổi theo, gọi bối rối: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...”. Tiếng gọi dồn dập, thể hiện sự tha thiết, nhớ mong.
Vừa đuổi theo mẹ, bé Hồng vừa có ý nghĩ gì? Ý nghĩ ấy nói lên điều gì?
=> Lo sợ đó chỉ là “cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Hình ảnh so sánh cho thấy sự khát khao tình mẹ và nỗi thất vọng cực độ nếu là nhầm
Tại sao chú bé lại khóc nức nở khi được ngồi trong lòng mẹ?
=>khóc vì dỗi hờn, vì nỗi xúc động bàng hoàng, niềm sung sướng và cả sự tủi thân.
Những cảm giác của chú bé khi được ở trong lòng mẹ? Chú mong ước gì? Và nghĩ ngợi gì?
=> Chú bé cảm nhận được vẻ tươi đẹp ở mẹ,cảm nhận được sự ấm áp, nhận được hương thơm từ mẹ, mong được bé lại để được mẹ chăm sóc và không còn nghĩ ngợi gì nữa.
Tiết 5,6 – Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
I.Tìm hiểu chung:
II.Đọc- hiểu văn bản:
1-Nội dung:
b-Tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng
- Trước những lời lẽ mang ý nghĩa cay độc, thái độ giả dối của người cô, bé Hồng đau đớn, phẩn uất đến cực điểm, nhưng chú đã biết kìm nén và vẫn kiên định trong tình cảm thương yêu, kính mến mẹ.
- Sự xúc động bàng hoàng, cả sự dỗi hờn, tủi thân trôi theo dòng nước mắt, bé Hồng vui sướng với những cảm giác tuyệt vời trong lòng mẹ.
(Nguyên Hồng)
Qua những biểu hiện và suy nghĩ của bé Hồng từ khi được gặp mẹ thể hiện điều gì về tâm lí, tình cảm của bé?
Tiết 5,6 – Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
I.Tìm hiểu chung:
II.Đọc- hiểu văn bản:
2-Nghệ thuật:
- Lời văn giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhuyễn giữa, kể, tả, biểu cảm.
(Nguyên Hồng)
Những điều nào trong đoạn trích giúp ta thấy văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình?
=>Chất trữ tình có thể thấy qua tình huống và nội dung câu chuyện, qua dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng, qua cách viết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả, cách sử dụng hình ảnh thể hiện tâm trạng, cách so sánh gây ấn tượng, lời văn say mê khác thường.
Tiết 5,6 – Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
I.Tìm hiểu chung:
II.Đọc- hiểu văn bản:
2-Nghệ thuật:
- Lời văn giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhuyễn giữa, kể, tả, biểu cảm.
- Tạo mạch truyện , mạch cảm xúc tự nhiên , chân thực.
- Khắc hoạ hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thực.
(Nguyên Hồng)
Em hiểu thế nào là hồi kí?
=> Hồi kí : thể văn ghi chép , kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể , người tham gia hoặc chứng kiến
Tính chất hồi kí trong văn bản này có tác dụng gì?
Tiết 5,6 – Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
I.Tìm hiểu chung:
II.Đọc- hiểu văn bản:
3-Ý nghĩa:
Kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
(Nguyên Hồng)
Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả, em cho biết văn bản này đã gợi nhắc điều gì về cuộc đời của chính tác giả?
Những gì giúp ta khẳng định được Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng?
=>Nguyên Hồng viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng, dành cho họ tấm lòng chan chứa yêu thương và thái độ nâng niu, trân trọng
Tiết 5,6 – Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
I.Tìm hiểu chung:
II.Đọc- hiểu văn bản:
III. Tổng kết: (Ghi nhớ SGK/21)
(Nguyên Hồng)
Đọc ghi nhớ
Tiết học kết thúc. Tạm biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Hường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)