Bài 19. Xem tranh dân gian Việt Nam

Chia sẻ bởi Lê Văn Kỳ | Ngày 20/10/2018 | 94

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Xem tranh dân gian Việt Nam thuộc Mĩ thuật 4

Nội dung tài liệu:

Em hãy quan sát xem đây là hai tranh gì?







Đây là tranh dân gian rất đẹp. Chúng ta cùng tìm hiểu tranh dân gian qua bài 19 nhé.
Mĩ thuật
Bài 19: thường thức mĩ thuật
Xem tranh dân gian
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong.
Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.
Mà các em đã thấy ở hai bức tranh này.
* Tranh dân gian do nhiều nghệ nhân sáng tác và được truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật nhất trong các dòng tranh khắc gỗ Việt Nam là dòng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh và dòng tranh Hàng Trống thuộc phố Hàng Trống - Hà Nội.
- Ngoài ra còn có một số dòng tranh khác. Em có biết đó là những dòng tranh nào ?

+ Dòng tranh Kim Hoàng (Hà Tây).
+ Dòng tranh làng Sình (Huế).
+ Dòng tranh Đồ Thế (Nam Bộ).
* Tranh dân gian phản ảnh các mặt trong cuộc sống xã hội các đề tài gần gũi với người dân lao động. Đề tài được phản ánh nhiều nhất trong tranh dân gian là chúc tụng, người nghệ nhân thể hiện điều đó ở một số tranh như: Gà đàn; Lợn đàn .ngụ ý mong muốn của người dân được no ấm, đầy đủ, đông con nhiều cháu, hạnh phúc. Dòng tranh Hàng Trống có một số tranh như: Tố nữ









Bốn cô gái mỗi người cầm một nhạc cụ, biểu tượng văn hoá tao nhã.
Ngoài mong muốn những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đề tài tín ngưỡng cũng được thể hiện trong tranh dân gian.

- Người dân coi ông hổ như vị thần linh, treo nó ở trong nhà thì đem lại cho họ những điều may mắn, hạnh phúc (Treo hai bên cửa ra vào để canh giữ, trừ tà ma, ám khí).
* Đề tài sinh hoạt rất vui nhộn, hài hước, dí dỏm. Ví dụ: Hứng dừa
- Tranh vẽ những gì?

+ Một người hái dừa, một người hứng dừa hình ảnh rất vui nhộn
* Ngoài ra tranh còn phản ảnh những thói hư tật xấu trong xã hội đó là đề tài tranh châm biếm. Chúng ta cùng xem tranh đánh ghen nhé?








- Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
+ Bức tranh diễn tả bà vợ cả đang xòe kéo cắt tóc bà vợ lẽ thật là một cảnh đáng phê phán.
* Hay phản ảnh chế độ phong kiến: Tranh đám cưới chuột







+ Muốn công việc được suôn sẽ chuột phải cống cho mèo nào là cá béo, gà béo.

* Bên cạnh đó người có công với đất nước cũng được tôn thờ đó là dòng tranh lịch sử .
- Em thấy bà Triệu ở tranh này thế nào?










+ Trong mắt người dân bà Triệu như một Bà chúa.
Qua một số tranh thầy vừa giới thiệu, tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống có nhiều đề tài chung phản ảnh đời sống xã hội nhưng cũng có những điểm riêng.
- Em có biết nghệ nhân Đông Hồ làm tranh như thế nào không?
+ Khắc hình trên ván gỗ rồi mới in lên giấy dó.
+ Bố cục thay đổi (dọc, ngang), có chữ vừa làm cho bố cục tranh chặt chẽ, vùa phụ hoạ thêm cho nội dung












- Kể (tả lại) hình ảnh có trên bức tranh?
- Hình ảnh chính trong tranh là gì? Được sắp xếp như thế nào?

- Hình ảnh phụ được vẽ như thế nào so với hình ảnh chính? được vẽ ở đâu?
- Có những màu sắc nào được vẽ ở trong tranh.
- Hình ảnh chính được vẽ bằng màu gì?
- Nét viền đen được vẽ to hay nhỏ?
+ Cá chép, đàn cá con, trăng và rong, rêu.
+ Cá chép, đàn cá con và những bông hoa sen.
+ Hình ảnh chính của hai bức tranh là con cá chép được vẽ ở giữa.
+ Các màu xanh lam, nâu, lục, vàng.
- Em hãy so sánh sự giống nhau giữa hai bức tranh.
+ Hai tranh vẽ cùng một đề tài.
+ Hai tranh đều có hình con cá chép đang bơi theo hướng từ trên xuống. Con cá chép được vẽ to gần kín cả mặt tranh.




- Vậy em thấy hai bức tranh này có điểm gì khác nhau?
+ Tranh Cá chép trông trăng có hoa, lá sen, mà tranh kia không có.
+ Tranh Lí ngư vọng nguyệt có trăng mà tranh kia không có.
+ Cách đặt tên khác nhau.
+ Khác nhau về cách thể hiện một tranh thì mềm mại, trau chuốt, một tranh thì khoẻ khắn, rõ ràng.

- Em thích bức tranh nào? Vì sao?
* Qua xem tranh ta cảm nhận vẽ đẹp của tranh. Còn ý nghĩa của nó các em có muốn biết không?
Cá chép ở đây không phải là con vật đơn thuần mà hình ảnh cá chép ở đây thể hiện ý nguyện vươn lên trong cuộc sống. Bởi theo truyền thuyết dân gian cá chép không chịu ở mãi kiếp cá tầm thường, mà quyết chí khổ luyện thi tài để vượt qua vũ môn (qua cổng mưa) để hoá thành rồng làm chủ các loài vị tộc. Chính vì điều đó mà người ta treo tranh cá chép trong nhà.

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu một số tranh dân gian Đông Hồ và tranh dân gian Hàng Trống, đây là những tranh đẹp tiêu biểu cho 2 dòng tranh. Xuất phát từ vị trí của người vẽ và người thưởng thức, nên có cách nhìn, cách diễn tả khác nhau nhưng tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống đều hợp với thị hiếu của người dân và đều thể hiện ước nguyện tốt đẹp trong cuộc sống.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Kỳ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)