Bài 19. Xem tranh dân gian Việt Nam

Chia sẻ bởi Huỳnh Thái Minh | Ngày 20/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Xem tranh dân gian Việt Nam thuộc Mĩ thuật 4

Nội dung tài liệu:

Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Thể loại tranh chúc tụng
Cá chậu
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Cá chậu
Bức tranh thể hiện thực trạng của người phụ nữ xưa.
Bức tranh thể hiện cuộc sống của người phụ nữ trong thời phong kiến. Người phụ nữ khi đã đi lấy chồng như thể con cá trong chậu, con chim trong lồng. Đồng thời bức tranh thể hiện khát vọng tự do của người phụ nữ. Hai bức tranh Chim Lồng, Cá Chậu thường được treo cùng nhau.

Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Thể loại tranh chúc tụng
Cá đàn
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Cá đàn
Cá Chép là biểu tượng cho sự kiên trì, sung túc
Cá Chép là biểu tượng cho sự kiên trì, sung túc, vì vậy mà có nhiều huyền thoại về cá chép được thể hiện ở những bức tranh như Cá Chép hoá rồng, Cá chép chơi trăng, Cá vượt long môn….. Và ở đây ta lại bắt ngặp cảnh cá Chép nhiều mầu vẫy đuôi đang quấn quýt bên nhau thể hiện sung túc, hạnh phúc 
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Thể loại tranh chúc tụng
Chuột vinh quy
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Chuột vinh quy
Giấy làm từ cây dó, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt, màu trắng được nghiền từ vỏ sò, ốc… Trên cơ sở những màu sắc cơ bản ấy người dân đã tạo thêm nhiều màu sắc khác nhau từ việc trộn lẫn các màu.
Mỗi năm, chợ tranh chỉ nhộn nhịp và tấp nập nhất vào tháng Chạp, họp 5 phiên vào các ngày 6, 11,16, 21 và 26. Bà con, du khách thập phương đổ về mua tranh đông vui, tấp nập. Hàng nghìn, hàng triệu bức tranh các loại được mang ra xếp gọn lại bán cho những lái buôn, hoặc bán lẻ cho các gia đình mua về làm tranh treo tết để mang phú quý, vinh hoa cho nhà mình. Sau phiên chợ tranh cuối cùng (26/12 âm lịch) những gia đình nào còn lại tranh đều bọc kín đem cất đi chờ đến mùa tranh năm sau lại mang ra chợ tranh bán. Đến chợ tranh làng Hồ không chỉ có khách buôn và mua tranh, mà có cả những người hâm mộ nghệ thuật tranh dân gian thích thăm thú, xem tranh và đi trảy hội mùa xuân.
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Thể loại tranh chúc tụng
Cóc múa kì lân
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Cóc múa kì lân
Thường đội lân đánh trống vang xóm và nhà nào có treo thưởng thì đội lân sẽ đến múa chúc vui, …
Đám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có trống thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân và quan trọng nhất không thể thiếu đó là ông Địa. Thường đội lân đánh trống vang xóm và nhà nào có treo thưởng thì đội lân sẽ đến múa chúc vui, tiền thưởng thường treo trên cao, có khi buộc trên cành tre cao, đội lân sẽ đôn người lên cho lân há miệng ngoạm lấy (có khi làm thang là một cột thép dựng đứng để lân leo). Thường phần thưởng càng lớn thì treo càng cao, đội lân càng có nghề càng thích phần thưởng treo cao, xem như một thách thức các đội lân khác, đồng thời qua đó chứng tỏ tài nghệ của đội để thu hút các gia chủ khác. Nhưng trong nhà có người già thì phần thưởng lại được treo thấp dù có giá trị cao, chắc tránh cho lân gặp phải nguy hiểm xem như gia chủ để phước. Ông địa phải vào nhà vái chào người già, gia chủ, sau đến giỡn chơi hoặc làm hề cho trẻ em vui, nếu gia chủ tỏ ý muốn mời thì đoàn lân sẽ vào, sau khi lân ngậm được tiền, lân gục gặc đầu cảm tạ thì ông địa lại vái chào cảm ơn gia chủ trước khi đoàn lân qua nhà khác.
Có nhiều kiểu múa lân.
"Độc chiếm ngao đầu" - Một con lân biểu diễn, thể hiện tài tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng, nhảy cao, trèo giỏi, tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán, một vị anh hùng. 
"Song hỉ" - Hai con lân cùng biểu diễn, thể hiện niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp. 
"Tam Tinh" - Ba con lân hợp múa với ba màu vàng, đỏ, đen, thể hiện những điều cầu nguyện của mọi người đạt được điều lành, ba điều tốt là Phúc, Lộc, Thọ. 
"Tam Anh" - Ba con lân cùng múa, diễn tả Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vừa hùng dũng, vừa có chí lớn, vừa thương yêu, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt cho đến chết. 
"Tứ Quý hưng long" - Bốn con lân cùng múa, gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen (hoặc xanh), tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương, bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc. 
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Thể loại tranh chúc tụng
Đám cưới chuột
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Đám cưới chuột
Chuột được nhân hóa thành người, thể hiện thực trạng của người khá giả trong thời phong kiến.
Trạng Chuột ơn vua cưới vợ làng,
Kiệu son lộng lẫy lọng hoa vàng !
Nàng dâu xứ chuột chân đi đất,
Ngón nhỏ bùn non vẫn dính chân !
Đám cưới rất trang trọng, mang đậm cái hình ảnh ngựa anh đi trước, kiệu nàng theo sau. Chàng xênh xang trong bộ áo gấm xanh. Nàng mặc áo màu gụ. Họ được rước đi, rạng rỡ trên con đường làng màu son nhạt với những vạt cỏ màu mạ. Chuột Trạng hoặc chuột chú rể được che lọng tía tượng trưng cho vinh quang, danh vọng lớn. Chuột cô dâu dịu dàng trong chiếc kiệu bát cổng có nhiều hoa văn trang trí kiểu cổ. Bốn chú chuột hầu hạ, ghé vai khiêng. Đám rước còn có biển đỏ, dàn nhạc. Hai chú chuột thổi hai chiếc kèn có cung bậc khác nhau: kèn pha và kèn đại. Trang phục các chú chuột “điểu đóm” là một loại gần như lòe loẹt, tinh nghịch gợi người xem liên tưởng tới kiểu trang phục của các anh hề ở gánh xiếc. Bức tranh tưng bừng về màu sắc, hài hòa về nhân vật, sinh động, rộn lên vẻ đùa giỡn, giễu cợt, trào lộng. 
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Thể loại tranh chúc tụng
Đàn gà mẹ con
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Đàn gà mẹ con
Bức tranh Đông Hồ có cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ là lời chúc bình an vô sự
Tranh: Trong dịp Tết, người ta cũng thường tặng nhau tranh dân gian. Bức tranh Đông Hồ có cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ là lời chúc bình an vô sự, con đàn cháu đống của người tặng.Người ta thường tặng cho vợ chồng mới cưới để chúc họ sớm có con 
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Thể loại tranh chúc tụng
Em bé ôm cóc
(Tranh nhân nghĩa)
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh em bé ôm cóc
Bức tranh bé trai ôm cóc với ngụ ý cầu chúc em bé sẽ học hành hiển đạt.
Tranh Nhân nghĩa vẽ hình em bé ôm cóc. Trong văn chương truyền miệng Việt Nam, chắc cũng chưa ai quên hình ảnh con cóc trong truyện “Cóc kiện trời”, hoặc câu ca dao:
Con cóc là cậu ông trời
Ai mà đámh cóc thì trời đánh cho

Ông Trời – chúa tể của vũ trụ – linh thiêng là thế, uy vũ là thế, mỗi khi con người gặp chuyện gì không vừa ý lại kêu trời. Vậy mà cóc còn là cậu của ông trời mới oai chứ! Đúng là “oai như Cóc”. Tranh có chú thích chữ "nhân nghĩa" ấy chính là lời cầu chúc cho các cháu bé được tặng tranh có được cái Nhân, cái Nghĩa như con cóc tía trong truyện cổ: mình mẩy tuy có thể xấu xí, bé nhỏ song dám lên kiện cả ông trời để đòi mưa cho dân làng. Chính vì vậy tranh vẽ hình em bé ôm con cóc một cách trìu mến. Không có sự giải thích nội dung tranh sẽ trở nên khó hiểu vì ai mà bồng bế một con cóc bao giờ.

Tranh Nhân nghĩa vì vậy còn được gọi là tranh "Trai tài ôm cóc tía", đối xứng với tranh "Gái sắc bế rùa xanh".

Tranh treo tết thì bao giờ cũng mang một nội dung là cầu chúc cho những gì tốt đẹp. Những bức tranh chính là những câu chúc cho gia chủ một năm phát tài phát lộc.
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Em bé ôm mèo
Thể loại tranh chúc tụng
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Em bé ôm mèo
Vào thế kỷ XVI tranh Đông Hồ xuất hiện nhưng không ai thống kê hết được có bao nhiêu mẫu tranh mà chỉ biết gồm có 5 loại là: Tranh thờ, Tranh lịch sử, Tranh chúc tụng, Tranh sinh hoạt và Truyện tranh.
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Em bé ôm phật thủ
Thể loại tranh chúc tụng
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh em bé ôm phật thủ
Phật thủ là loài cây gỗ nhỏ thường xanh, lá khá dày, hình bầu dục, cành có gai ngắn cứng nhọn; cành già màu xanh xám, cành non hơi tím. Cây mỗi năm nở hoa 2-3 lần.
Hoa phật thủ màu trắng, quả chín vàng óng. Quả, hoa và lá phật thủ đều chứa dầu bay hơi, có thể chưng cất thành hương liệu cho thuốc lá cao cấp, hương liệu chè và nước hoa. Trái phật thủ khá to, có mùi thơm đậm đà thầm kín, để lâu vẫn giữ được mùi thơm. Người Trung Quốc xưa thường dùng phật thủ làm quà mừng thọ hoặc quà biếu, thậm chí cùng để lâu trong nhà với nấm linh chi cho mùi hương phảng phất mãi không tan. Quả và hoa phật thủ đều có thể dùng làm thuốc. Quả phật thủ chẳng những có thể dùng làm thuốc, làm mứt mà còn là thứ quả đẹp dùng trong trang trí, trưng bày. Trong dòng tranh Đông Hồ, Em bé ôm phật thủ thường được làm quà biếu treo tranh tết với ý nghĩa chúc tụng sống lâu và viên mãn.
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Em bé ôm rùa (tranh lễ trí)
Thể loại tranh chúc tụng
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh em bé ôm rùa
Tranh "Em bé ôm rùa" là hình bé gái ôm rùa, có ngụ ý cầu chúc trẻ em mạnh khỏe và sống lâu.
Tranh Lễ trí: là hình ảnh em bé ôm con rùa. Ý nghĩa của tranh được thể hiện ở chữ “Lễ trí” – cầu mong em bé có được cái “lễ” để ứng xử phải phép với mọi người và cái “trí” giỏi giang sau này. Tranh này còn được gọi bằng một cái tên dân dã khác là “Gái sắc bế rùa xanh” với ý cầu cho bé gái lớn lên được xinh đẹp, nhu mì, hiền dịu, chăm chỉ, đảm đang như con rùa)
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Em bé ôm tôm
Thể loại tranh chúc tụng
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh em bé ôm tôm
Con vật khi là đề tài riêng, hoặc khi được nghệ nhân sáng tạo em bé với gia cầm như bức Vinh hoa, Phúc Lộc song toàn với (em bé ôm gà trống), (em bé ôm rùa), (em bé ôm cá), …
Tranh in cũng thể hiện tính dí dỏm, khung cảnh ấm cúng của Tết Nguyên Đán đó là: hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng. Các con vật gần gũi với làng quê như gà trống, trâu, rồng và cá là biểu trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng, sự chăm chỉ cần cù, thông minh. 

Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Gà dạ xương
Thể loại tranh chúc tụng
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh gà dạ xương
lời nhắc nhở về chữ tín mà người đời cần nhớ qua biểu hiện tiếng gà năm canh
Tranh Gà dạ xướng có dòng chữ: Ngũ canh hòa dạ xướng (5 canh con gà gáy đúng thời khắc) lại là lời nhắc nhở về chữ tín mà người đời cần nhớ qua biểu hiện tiếng gà năm canh, dù nắng mưa hay giá rét không bao giờ sai. Đó là đức tính người đời cần ghi nhớ và làm theo. 
Giá trên áp dụng cho kích thước 26 x 37 cm, không kèm khung.
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Gà hoa hồng
Thể loại tranh chúc tụng
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh gà hoa hồng
Người Việt quan niệm gà trống là biểu tượng của ngũ đức: văn, võ, dũng, nhân, tín. Đó là những đức tính rất cần có của một bậc dũng sĩ.
Người Việt quan niệm gà trống là biểu tượng của ngũ đức: văn, võ, dũng, nhân, tín. Đó là những đức tính rất cần có của một bậc dũng sĩ. Gà gáy báo hiệu một ngày mới. Con gà sẽ đánh thức mặt trời chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm. Và gà không chỉ là vật nuôi thân thuộc nó còn là chiếc đồng hồ gọi cả làng dậy ra đồng mỗi sớm mai. Chính vì thế nó trở thành con vật gắn bó, gần gũi trong tâm linh của nhà nông từ ngàn xưa. Thậm chí con gà đã là một mã văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề trồng lúa nước. 
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Lơn ăn lá ráy
Thể loại tranh chúc tụng
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh lợn ăn lá ráy
Cầu chúc cho sự sung túc và an nhàn
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Lợn đàn
Thể loại tranh chúc tụng
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh lợn đàn
. Con lợn trong tranh Đông Hồ là một trong những con lợn tạo hình đẹp nhất, có lẽ vì Đông Hồ là làng tranh giữa một vùng quê, nên đã có cái nhìn đẹp như vậy về một con vật nuôi tượng trưng cho ấm no, sung túc.
Khi nói về các bức tranh dân gian vẽ con lợn (heo) người ta luôn nghĩ đến các bức tranh Đông Hồ, điều đó thực dễ hiểu vì tranh Đông Hồ là dòng tranh nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay, trong khi các dòng tranh khác ít nhiều mai một và biến mất. Con lợn trong tranh Đông Hồ là một trong những con lợn tạo hình đẹp nhất, có lẽ vì Đông Hồ là làng tranh giữa một vùng quê, nên đã có cái nhìn đẹp như vậy về một con vật nuôi tượng trưng cho ấm no, sung túc. Tranh Đông Hồ vẽ lợn có 2 bức: “Lợn ăn cây dáy” và “Lợn nái”, hai tranh đều có cái nhìn mang tính trang trí cao, hình tượng được chắt lọc và điển hình hóa. Hình các con vật được viền bởi những nét khắc chắc khoẻ mà mềm mại, không chỉ đẹp mà còn đúng về đặc điểm hình thể. Con lợn nào cũng có xoáy âm dương được trang trí trên mình để thể hiện sự sinh sôi, phát triển. Tranh lợn Đông Hồ được in bằng nhiều bản ván, mỗi ván một màu. Tranh “Lợn ăn cây dáy” in ba bản màu một bản nét, tranh “Lợn nái” nhiều màu hơn, có đến bốn bản màu. Màu của tranh Đông Hồ là màu truyền thống làm bằng các chất liệu có sẵn trong tự nhiên và được gọi là “thuốc cái”. Màu trắng là màu đặc trưng nhất của tranh Đông Hồ được làm từ vỏ điệp, sắc trắng có ánh lấp lánh rất quý. Màu vàng từ hoa hoè hay hạt dành dành, màu đỏ vang từ gỗ cây vang, đỏ son từ đất son, xanh lá cây là gỉ đồng, xanh chàm từ lá chàm và đen là than rơm nếp.
Riêng đối với hình ảnh lợn trong tranh Đông Hồ, một con vật gắn liền trong nếp sống của những người nông dân chất phát. Lợn mang một ý nghĩa rất riêng: thể hiện sự sung túc, thịnh vượng, một năm mới phát tài phát lộc. Vì vậy khi khắc họa trên tranh cũng mang những sắc thái tươi vui và dí dỏm như những người bạn, người thân trong gia đình. 
Bức “lợn ăn lá dày” đẹp và rực rỡ, dốc sự cách điệu lạ mắt: khoáy tròn âm dương trên lưng. Người thợ vẽ với tâm hồn người nghệ sĩ đã nhìn những xoáy lông trên mình lợn thành cái khoáy âm dương của triết học cổ. Rồi bức Đàn lợn mẹ con toát lên cái hồn của làng quê bình dị và thân thiết, để những người con đất 
Việt dù đi đâu xa vẫn nhớ về nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình. 
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Múa lân
Thể loại tranh chúc tụng
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh múa lân
Thường đội lân đánh trống vang xóm và nhà nào có treo thưởng thì đội lân sẽ đến múa chúc vui, …
Đám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có trống thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân và quan trọng nhất không thể thiếu đó là ông Địa. Thường đội lân đánh trống vang xóm và nhà nào có treo thưởng thì đội lân sẽ đến múa chúc vui, tiền thưởng thường treo trên cao, có khi buộc trên cành tre cao, đội lân sẽ đôn người lên cho lân há miệng ngoạm lấy (có khi làm thang là một cột thép dựng đứng để lân leo). Thường phần thưởng càng lớn thì treo càng cao, đội lân càng có nghề càng thích phần thưởng treo cao, xem như một thách thức các đội lân khác, đồng thời qua đó chứng tỏ tài nghệ của đội để thu hút các gia chủ khác. Nhưng trong nhà có người già thì phần thưởng lại được treo thấp dù có giá trị cao, chắc tránh cho lân gặp phải nguy hiểm xem như gia chủ để phước. Ông địa phải vào nhà vái chào người già, gia chủ, sau đến giỡn chơi hoặc làm hề cho trẻ em vui, nếu gia chủ tỏ ý muốn mời thì đoàn lân sẽ vào, sau khi lân ngậm được tiền, lân gục gặc đầu cảm tạ thì ông địa lại vái chào cảm ơn gia chủ trước khi đoàn lân qua nhà khác.
Có nhiều kiểu múa lân.
"Độc chiếm ngao đầu" - Một con lân biểu diễn, thể hiện tài tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng, nhảy cao, trèo giỏi, tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán, một vị anh hùng. 
"Song hỉ" - Hai con lân cùng biểu diễn, thể hiện niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp. 
"Tam Tinh" - Ba con lân hợp múa với ba màu vàng, đỏ, đen, thể hiện những điều cầu nguyện của mọi người đạt được điều lành, ba điều tốt là Phúc, Lộc, Thọ. 
"Tam Anh" - Ba con lân cùng múa, diễn tả Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vừa hùng dũng, vừa có chí lớn, vừa thương yêu, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt cho đến chết. 
"Tứ Quý hưng long" - Bốn con lân cùng múa, gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen (hoặc xanh), tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương, bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc. 
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Phú quý
Thể loại tranh chúc tụng
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh phú quý
Hình ảnh em bé gái ôm vịt tượng trưng cho ước muốn duyên dáng, dịu hiền, sinh nhiều. Bông hoa sen phía sau tượng trưng cho sự trinh trắng
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Tiền lộc
Thể loại tranh chúc tụng
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh tiền lộc
Riêng các vị Thần Tài, Ông Địa chỉ thờ dưới đất, trong góc hẹp, được lý giải bởi một truyền thuyết sau: Ngày xưa, có một người lái buôn tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt.
Riêng các vị Thần Tài, Ông Địa chỉ thờ dưới đất, trong góc hẹp, được lý giải bởi một truyền thuyết sau: Ngày xưa, có một người lái buôn tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt. Âu Minh đem Như Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm là giàu to. Về sau, đúng vào một hôm ngày tết, Âu Minh giận, bèn đánh Như Nguyệt. Sợ hãi, Như Nguyệt chui vào đống rác rồi biến mất. Từ đó, nhà Âu Minh sa sút dần, chẳng mấy lúc nghèo kiết.
Người ta bảo Như Nguyệt là Thần Tài và người ta lập bàn thờ Như Nguyệt. Từ đó, ngày tết ta có tục kiêng hốt rác ba ngày đầu năm vì sợ hốt mất Thần Tài ẩn trong đống rác đổ đi, sự làm ăn sẽ không phát đạt, sự làm ăn sẽ không phát đạt, tiến tới được. 


Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Tiền tài
Thể loại tranh chúc tụng
Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh tiền tài
Riêng các vị Thần Tài, Ông Địa chỉ thờ dưới đất, trong góc hẹp, được lý giải bởi một truyền thuyết sau: Ngày xưa, có một người lái buôn tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt.
Riêng các vị Thần Tài, Ông Địa chỉ thờ dưới đất, trong góc hẹp, được lý giải bởi một truyền thuyết sau: Ngày xưa, có một người lái buôn tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt. Âu Minh đem Như Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm là giàu to. Về sau, đúng vào một hôm ngày tết, Âu Minh giận, bèn đánh Như Nguyệt. Sợ hãi, Như Nguyệt chui vào đống rác rồi biến mất. Từ đó, nhà Âu Minh sa sút dần, chẳng mấy lúc nghèo kiết.
Người ta bảo Như Nguyệt là Thần Tài và người ta lập bàn thờ Như Nguyệt. Từ đó, ngày tết ta có tục kiêng hốt rác ba ngày đầu năm vì sợ hốt mất Thần Tài ẩn trong đống rác đổ đi, sự làm ăn sẽ không phát đạt, sự làm ăn sẽ không phát đạt, tiến tới được. 

Tư liệu st từ tranhdongho.com.vn
Huỳnh Thái Minh
GV Mĩ thuật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thái Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)