Bài 19. Xem tranh dân gian Việt Nam

Chia sẻ bởi Huỳnh Thái Minh | Ngày 20/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Xem tranh dân gian Việt Nam thuộc Mĩ thuật 4

Nội dung tài liệu:

tranhdongho.com.vn
Bà Triệu cưỡi voi
Tranh Đông Hồ_Thể loại lịch sử
tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Bà Triệu cưỡi voi
Bà Triệu, còn gọi là Triệu Trinh Nương, tên thật là Triệu Thị Trinh hay Lệ Hải Bà Vương
Bà Triệu, còn gọi là Triệu Trinh Nương, tên thật là Triệu Thị Trinh hay Lệ Hải Bà Vương, hay Nhụy kiều tướng quân, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (226), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam, Bà Triệu còn được gọi là Triệu Ẩu theo cách gọi của người Trung Hoa (`"ẩu" nghĩa là bà già, bà lão). Bà là người Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa và là em của Triệu Quốc Đạt
tranhdongho.com.vn
Tranh Đông Hồ_Thể loại lịch sử
Bà Triệu đánh giặc
tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Bà Triệu đánh giặc
Bà Triệu, còn gọi là Triệu Trinh Nương, tên thật là Triệu Thị Trinh hay Lệ Hải Bà Vương
Bà Triệu, còn gọi là Triệu Trinh Nương, tên thật là Triệu Thị Trinh hay Lệ Hải Bà Vương, hay Nhụy kiều tướng quân, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (226), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam, Bà Triệu còn được gọi là Triệu Ẩu theo cách gọi của người Trung Hoa (`"ẩu" nghĩa là bà già, bà lão). Bà là người Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa và là em của Triệu Quốc Đạt 
tranhdongho.com.vn
Bắt giặc lái Mĩ
Tranh Đông Hồ_Thể loại lịch sử
tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Bắt giặc lái Mĩ
Trong hai cuộc chiến tranh chống pháp và chống mỹ, mỗi ngày có hàng chục chiếc máy bay phản lực thi nhau chút bom xuống đất nước của chúng ta
Trong hai cuộc chiến tranh chống pháp và chống mỹ, mỗi ngày có hàng chục chiếc máy bay phản lực thi nhau chút bom xuống đất nước của chúng ta nhất là ở những trọng điểm đánh phá ác liệt của không lực Hoa Kỳ,nhằm vằm nát tuyến đường huyết mạch hòng ngăn chặn quân ta chi viện cho chiến trường miền Nam). Chúng đã bị pháo cao xạ của ta bắn trả quyết liệt. Máy bay bốc cháy. Một tên phi công bật dù nhảy xuống đã bị lưc vũ trang của ta bắt gọn, bức tranh ghi lại tinh thần dũng cảm chiến đấu cua lực lượng vũ trang
tranhdongho.com.vn
Hai Bà Trưng
Tranh Đông Hồ_Thể loại lịch sử
tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng (mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43) là tên gọi chung của hai bà là Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán
Hai Bà Trưng (mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43) là tên gọi chung của hai bà là Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử.
Các Lạc tướng Mê Linh và Chu Diên có ý chống lại sự cai trị tàn bạo của Thái thú Tô Định. Định bèn bắt giết Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt. 
Tháng 2, năm Canh Tý (40), vì Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Tô Định giết chồng mình, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu.Tô Định chạy về nước. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương. 
Ngày 30 tháng 2 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, các quận biên thùy, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó sang xâm lược. 
Chi tiết: Chiến tranh chống nhà Hán của Hai Bà Trưng 
Tháng Giêng năm Nhâm Dần (42), Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành)đánh nhau với vua. Hai bà thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ô hợp, sợ không chống nổi, lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê). Quân cũng cho vua là đàn bà, sợ không đánh nổi địch, bèn tan chạy. 
tranhdongho.com.vn
Hòa bình
Tranh Đông Hồ_Thể loại lịch sử
tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Hòa bình
Ngày xửa ngày xưa có một vì vua ra một cuộc thi cho cả nước: Ông ta mời tất cả những nhà họa sĩ ở khắp nơi đến để vẽ về đề tài Hòa Bình và bức tranh đặc sắc nhất sẽ được phần thưởng rất là cao.
Ngày xửa ngày xưa có một vì vua ra một cuộc thi cho cả nước: Ông ta mời tất cả những nhà họa sĩ ở khắp nơi đến để vẽ về đề tài Hòa Bình và bức tranh đặc sắc nhất sẽ được phần thưởng rất là cao.
Những nhà họa sĩ ở khắp nơi phấn khởi bắt tay vào việc và đem nộp cho vì vua những bức tranh của họ Nhưng trong tất cả các bức tranh chỉ có hai bức là được vua yêu thích. Và trong hai bức đó ông phải chọn một.
Bức thứ nhất rất hoàn hảo, mô phỏng một hồ nước lặng yên. Ở mặt hồ phản ảnh núi đồi trùng điệp xung quanh bờ hồ và người ta có thể nhận thấy từng tảng mây trên mặt nước. Tất cả những ai nhìn bức ảnh đều liên tưởng ngay đến sự Hòa Bình.
Tấm hình thứ hai khác hẳn. Ở đây người ta cũng nhìn thấy núi đồi, nhưng chúng nức nẻ, sần sùi và trơ trụi. Ở trên những núi đồi cuồn cuộn mây mù và người ta có thể nhìn thấy mưa rơi , hình như nghe cả sấm sét. Ở một triền núi nước thác đổ ầm ầm xuống dưới sâu. Không một ai, khi nhìn bức ảnh này nghĩ đến sự Hòa Bình cả.
Nhưng vì vua nhìn thấy được đằng sau thác nước có một bụi cây nhỏ mọc ở khe núi. Ở bụi cây đó có một con chim đã xây tổ. Ở một khu vực đầy sự đe dọa mưa móc, một con chim mẹ đậu hiên ngang ở tổ ấm của nó - trong một sự bình yên hoàn hảo .
Vị vua đã chọn bức tranh thứ hai và lên tiếng rằng:" Đừng bao giờ để những tranh ảnh đẹp làm quáng mắt: Hòa Bình chẳng cần ở nơi nào không có vấn đề và sự giao tranh. Hòa Bình thật sự đem đến hy vọng và trước hết trong chính con tim mình ngự trị sự yên tĩnh và bình yên cho dù ở một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, đầy đe dọa và thử thách.
Ở trong tranh là cảnh hoà bình của quân và dân ta sau cuộc chiến chống pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. 
tranhdongho.com.vn
Ngô Quyền
Tranh Đông Hồ_Thể loại lịch sử
tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Ngô Quyền
Ngô Quyền người ở Đường Lâm (cùng quê với Phùng Hưng), một dòng dõi quý tộc, cha là Mân làm quan Bản Châu, ông có chí lớn, mưu cao, tài kiêm văn võ
Ngô Quyền người ở Đường Lâm (cùng quê với Phùng Hưng), một dòng dõi quý tộc, cha là Mân làm quan Bản Châu, ông có chí lớn, mưu cao, tài kiêm văn võ, khi quân Nam Hán còn ngấp nghé bên ngoài bờ cõi, ông đã sửa soạn công cuộc ứng chiến, và việc trước hết là chiếm lấy thành Đại La, giết tên phản chủ bán nước Kiều Công Tiễn để trừ nội họa; ổn định tình hình trong nước.
Cuối năm 938, vua Nam Hán ra lệnh cho hàng trăm vạn quân, do thái tử Lưu Hoằng Thao chỉ huy, ồ ạt kéo sang xâm chiếm nước ta. Trận chiến oanh liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng, Hoằng Thao bị chết, còn quân giặc phần bị giết, phần bị chết chìm hoặc bị bắt, thiệt hại quá nửa. Hán chủ đành phải nuốt hận thu tàn quân về Tàu, chấm dứt thời kỳ mất nước kéo dài 1031 năm (một nghìn không trăm ba mươi mốt năm).
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, thành lập một quốc gia độc lập, đóng đô ở Cổ Loa (tỉnh Phú Yên) ở ngôi mới được sáu năm thì mất. Đáng lẽ ngôi cửu ngũ phải về tay Ngô Xương Ngập, con trưởng Ngô Quyền, nhưng Dương Tam Kha (em vợ Ngô Quyền và là con trai Dương Đình Nghệ) lại đoạt mất và xưng vương. Năm 950, Ngô Xương Văn là em Ngô Xương Ngập, nhờ có Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc giúp sức, liền từ Sơn Tây kéo quân về vây thành và bắt được Tam Kha, nhưng vì nể tình cậu cháu tha cho Tam Kha tội chết. Khi đã chiếm được chính quyền, Ngô Xương Văn tự xưng Nam Tấn Vương và cho người đi triệu anh là Ngô Xương Ngập, tức Thiên Sách Vương về kinh để cùng coi việc nước. Nhưng tình hình lúc ấy rối loạn, cuối đời nhà Ngô, anh em Ngô xương Văn và con cháu bất lực nên mới có cảnh Thập nhị sứ quân.
Mỗi sứ quân chiếm giữ một vùng đất, xây thành đắp lũy, nhằm thôn tính lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hai mươi hai năm (945-767), gây ra không biết bao là tổn thất về nhân mạng và tài sản; dân tình phải chịu cực khổ lầm than. Sự sống còn của một dân tộc không thể để tình trạng ấy kéo dài thêm nữa; hoàn cảnh và lịch sử đòi hỏi phải chấm dứt cuộc nội loạn, thống nhất đất nước về một mối.
Hình ảnh Ngô Quyền chống quân Nam Hán trên trận sông Bạch Đằng đã được nghệ nhân làng tranh Đông Hồ khắc hoạ lưu truyền đời sau 
tranhdongho.com.vn
Ngựa hồng
Tranh Đông Hồ_Thể loại lịch sử
tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Ngựa hồng
Ngoài giá trị quan trọng của ngựa trong vận tải và quân sự, người ta còn tìm thấy giá trị y học của ngựa
Ngựa được thuần hóa đầu tiên ở Trung Á vào khoảng năm 4500 trước Công nguyên. Rất lâu sau đó, những vùng khác của châu Á và Trung Đông mới phát hiện ra lợi ích của chúng đối với con người. Ngựa đã được dùng để vận chuyển, giải trí, làm vũ khí trong những cuộc chinh phạt vĩ đại, một phương tiện tiền tệ và là nguồn thực phẩm. 
tranhdongho.com.vn
Quan tướng
Tranh Đông Hồ_Thể loại lịch sử
tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Quan tướng
Tranh Đông Hồ là những bức tranh dân gian tiêu biểu cho nền mỹ thuật cổ truyền của Việt Nam. Mỗi bức tranh tượng trưng cho một câu chuyện hay một biểu tượng dân gian. Tranh được vẽ trên một loại giấy chế tạo bằng tay và mực là màu sắc thực, lấy từ cây cỏ và vật liệu tự nhiên. Xưa những bức tranh này được trưng bày trong những ngày Tết.
Tranh Dân gian Đông Hồ xưa kia có những đề tài gần như riêng về chủng loại (về sau các dòng tranh có giao thoa với nhau, nên có mở rộng thêm). Các loại như: 
Đề tài Lịch sử: thường gắn với các nhân vật như các tranh: Hai bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận, Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Nguyên... 
Đề tài sinh hoạt như các tranh: Đấu vật, Đánh đu, Hội làng, Hứng dừa, Đánh ghen, Chăn trâu - thổi sáo, Chăn trâu - thả diều... 
“Trong như ngọc, trắng như ngà
Đây chèo đấy hứng cho vừa lòng nhau”
(Hứng Dừa)
Các tích văn học, hoặc dân gian: Kiều, Thạch Sanh, hoặc 4 tố nữ với Cầm, Kỳ, Thi, Hoạ...
Đặc biệt nổi bật là tranh các con vật như: các tranh Lợn: Lợn đàn, Lợn độc, Lợn ăn cây dáy. Các Tranh Gà: Gà đàn, Gà -Đại cát, Gà -Thư hùng, Gà trống - nghinh xuân. Tranh các con vật khác như: Vịt, Trâu, Mèo, Rồng - Rước Rồng, Hổ - Ngũ Hổ, Chuột, Cá, Cóc. 
Đề tài tứ quý: Mai - Hạc (mùa Xuân), Phù dung - Chim Trĩ (mùa Hạ), Ngô Đồng - Chim Phượng (mùa Thu), Tùng - Chim Công (mùa Đông).
Con vật khi là đề tài riêng, hoặc khi được nghệ nhân sáng tạo em bé với gia cầm như bức Vinh hoa, Phúc Lộc song toàn với (em bé ôm gà trống), (em bé ôm rùa), (em bé ôm cá), ... Hoặc đưa con vật vào tranh với lối ẩn dụ nhằm phản ánh nội dung xã hội con người như các tranh: Đám cưới chuột, Thày đồ Cóc... Tranh in cũng thể hiện tính dí dỏm, khung cảnh ấm cúng của Tết Nguyên Đán đó là: hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng. Các con vật gần gũi với làng quê như gà trống, trâu, rồng và cá là biểu trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng, sự chăm chỉ cần cù, thông minh. 
tranhdongho.com.vn
Trần Hưng Đạo
Tranh Đông Hồ_Thể loại lịch sử
tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa tranh Trần Hưng Đạo
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1226 - 1300) là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1226 - 1300) là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông là tác giả của bộ Binh thư yếu lược (hay Binh gia diệu lý yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư (đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần. 
tranhdongho.com.vn
Vua Đinh Tiên Hoàng
Tranh Đông Hồ_Thể loại lịch sử
tranhdongho.com.vn
Ý nghĩa Tranh Vua Đinh Tiên Hoàng
Đinh Tiên Hoàng, húy là Đinh Bộ Lĩnh, là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc
Đinh Tiên Hoàng, húy là Đinh Bộ Lĩnh, là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.
Ngoài các tư liệu chính sử, trong văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm nổi tiếng viết về Đinh Bộ Lĩnh tiêu biểu như: Cờ lau dựng nước, Trận chiến trong thung lũng, Hoàng đế cờ lau, Sử ca Đinh Bộ Lĩnh, truyền thuyết sông Hoàng Long, truyền thuyết con ngựa đá, bóng cờ lau... Trong đó có tác phẩm đã được chuyển đổi thành phim nhựa như “Trận chiến trong thung lũng” và “Hoàng đế cờ lau”. Và một lần nữa lại được khắc hoạ trong tranh Đông Hồ.
Trong dân gian, Đinh Bộ Lĩnh còn được xưng tụng với những tên gọi: anh hùng Vạn Thắng Vương, Đại Thắng Minh Hoàng đế, Hoàng đế cờ lau... Liên quan đến sự kiện lịch sử “Loạn 12 sứ quân”. Hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh thời niên thiếu đã đi vào thơ ca tuổi trẻ Việt Nam từ thời tiểu học:

“Bé thì chăn nghé, chăn trâu 
Trận bày đã lấy bông lau làm cờ 
Lớn lên xây dựng cơ đồ 
Mười hai sứ tướng bây giờ đều thua” 
tranhdongho.com.vn
Giáo viên Mĩ thuật
Huỳnh Thái Minh
[email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thái Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)