Bài 19. Tiếng nói của văn nghệ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Liên Hoa | Ngày 08/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Tiếng nói của văn nghệ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

nhiệt liệt chào mừng các thầy cô


về dự giờ học
Tiết 96.
Nguyễn Đình Thi
Tiếng nói của văn nghệ
Chú ý về việc ghi bài:
Ghi bài khi màn hình hiển thị dòng chữ màu vàng, các màu chữ khác không ghi.
I.Giới thiệu chung
I.Tác giả - tác phẩm: (Sgk/16)
- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003)
Quê ở Hà Nội
Ông, ông giữ nhiều chức vụ trong nhà nước cũng như các tổ chức văn hoá, hội nhà văn.
Hoạt động văn nghệ đa dạng và nhiều thể loại: thơ, kịch, văn, lí luận phê bình.
 được giải thưởng Hồ Chí Minh (1996) .
- “Tiếng nói văn nghệ” viết 1948, chiến khu Việt Bắc, thời chống Pháp – trích“ Mấy vấn đề thơ văn”
Đọc - hiểu văn bản :
Tìm hiểu chung về thể loại, tóm tắc luận điểm và bố cục :
Văn bản thuộc thể loại nào ? Phép lập luận chủ yếu ?
Thể loại: Nghị luận ( là một bài tiểu luận )
Phép lập luận : giải thích kết hợp chứng minh trong phân tích.
Vấn đề nghị luận của văn bản?
Vấn đề nghị luận : nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó.

Bố cục của bài tiểu luận này : 3 phần, bao gồm 3 luận điểm tương ứng.
Luận điểm 1: Cùng với thực tại khách quan, nội dung của văn nghệ còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
Hãy tóm tắt luận điểm và nhận xét bố cục của văn bản?
Luận điểm 2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến.
Luận điểm 3: Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.
 Bố cục chặt chẽ - 3 luận điểm vừa giải thích vừa nối tiếp nhau phân tích sâu sức mạnh của văn nghệ.
Nội dung phản ánh, thể hiện đầu tiên của văn nghệ là gì?
Lấy chất liệu từ thực tại cuộc sống khách quan nhưng không sao chép, mà là những rung cảm, nhận thức mới mẻ, tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ gởi gắm vào tác phẩm.
Để làm sáng tỏ nội dung đó tác giả đưa ra những dẫn chứng nào ?
( Dẫn chứng : Kiều - Nguyễn Du
An-na Ca-re-nhi-na - Lép Tôn-xtôi. )

Tìm hiểu nội dung phản ánh của văn nghệ :
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn từ thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ”
Đọc đoạn văn : “ Từ đầu  tâm hồn”.
Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ :
Mở đầu văn bản, tác giả đặt ra vấn đề gì về tiếng nói của văn
nghệ ?
Theo tác giả lời gửi của nghệ thuật như thế nào ? Người nghệ sĩ gởi đến ta những gì từ tác phẩm ?
Không lí thuyết khô khan mà chứa đựng những say sưa, vui buồn, yêu ghét của người nghệ sĩ làm người đọc rung động, ngỡ ngàng trước những điều đã quen thuộc.
( dẫn chứng : Truyện Kiều và An-na Ca-rê-nhi-na )
Thảo luận : Vì sao tác giả viết lời gởi gắm của nghệ sĩ cho nhân loại, cho đời sau phức tạp, phong phú và sâu sắc hơn những bài triết lí, luân lí đời người như : Tiết lí đuy tâm “ Tài mệnh tương đố” hay “ Tâm là gốc, là tấm lòng” ? Cách lập luận của tác giả như thế nào ?
Còn là rung cảm, nhận thức của người tiếp nhận, sẽ mở rộng phát huy vô tận qua những thế hệ người đọc, người xem.
Em hãy đọc những câu văn cho thấy điều đó và phân tích ?
(Mỗi tác phẩm lớn... Thành của ta ... cách sống của tâm hồn)
 Thực tại + tư tưởng, tình cảm nghệ sĩ + cảm nhận của người tiếp nhận  nội dung của văn nghệ.
Qua lời gởi gắm ấy, người nghệ sĩ đã đem đến cho người đọc bao thế hệ những rung cảm mới mẻ. Vậy nội dung văn nghệ không chỉ là những rung cảm, nhận thức của người nghệ sĩ mà còn là của đối tượng nào nữa ?
Em có nhận xét gì cách lập luận, lí lẽ phân tích dẫn chứng và giọng văn trong phần này ?
Thảo luận : Qua tìm hiểu, em nhận thấy nội dung tiếng nói của văn nghệ khác với nội dung các môn khoa học khác như thế nào ?
( Các môn khoa học như : xã hội học, tự nhiên học, dân tộc học ...)

 Lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chững rõ ràng thuyết phục, giọng văn nhỏ nhẹ, tâm tình, nhiều khơi gợi thấm thía.
+ Những môn khoa học như dân tộc học, xã hội học ... Nội dung của nó là sự khám phá, miêu tả, đúc kết những tri thức về mặt tự nhiên hay xã hội, các qui luật khách quan.
+ Nội dung văn nghệ tập trung phản ánh hiện thực thiên nhiên, đời sống xã hội con người, đi sâu thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới nội tâm của con người qua cách nhìn nhận và tình cảm của người nghệ sĩ. Đó còn là những rung cảm, nhận thức của người tiếp nhận.
Luyện tập - củng cố :
1. Theo em n?i dung phản ánh và lời gởi của người nghệ sĩ qua những bức điêu khắc tượng đài liệt sĩ Điện Biên và Bắc Sơn này là gì ?
2. Hãy tìm một dẫn chứng về văn, thơ em đã học và phân tích để chứng minh rằng văn nghệ không chỉ sao chép thực tại mà còn là những rung động mới mẻ, lời gởi, cảm xúc, tư tưởng của tác giả gởi gắm vào trong đó, đem đến cho em những rung động, nhận thức mới lạ.
( Gợi ý: Đồng chí -Chính Hữu
Bài thơ về tiểu đội xe không kính –
Phạm Tiến Duật
Ánh trăng - Nguyễn Duy
Làng – Kim Lân
Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
Kiều – Nguyễn Du )
Dặn dò : Chuẩn bị kĩ cho tiết thứ hai
Tìm hiểu về sự cần thiết của văn nghệ. (đoạn văn : từ “mỗi tác phẩm lớn  là tri thức)
+ Thảo luận : Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ ? Phân tích sự cần thiết của văn nghệ trong từng hoàn cảnh khác nhau : khi bị ngăn cách ? Khi lao động và chiến đấu gian khổ ?
+ Tìm thêm dẫn chứng về sự cần thiết của văn nghệ  Nếu thiếu văn nghệ con người sẽ sống ra sao ?
Tìm hiểu con đường đến và sức mạnh kì diệu của văn nghệ. ( đoạn văn còn lại )
+ Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng con đường nào ? Khả năng tác động ?
Sức mạnh của văn nghệ là gì ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Liên Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)