Bài 19. Tiếng nói của văn nghệ
Chia sẻ bởi Trần Thi Thu Trang |
Ngày 08/05/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Tiếng nói của văn nghệ thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
C LAO- QUANG TRUNG
Kiểm tra bài cũ
Hãy khái quát trên sơ đồ (mô hình) nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ?
Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ
Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ thực tiễn đời sống nhưng người nghệ sĩ không "chụp ảnh" nguyên xi thực tại ấy mà gửi vào tác phẩm một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình
Tác phẩm văn nghệ không phải là những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của người nghệ sĩ.
Là rung cảm và nhận thức của rừng người tiếp nhận. Vì vậy, nội dung văn nghệ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người thưởng thức.
Tuần 20: Bài 19
Văn bản : Tiếng nói của Văn nghệ
(Nguyễn Đình Thi)
Tiết 97: Đọc- Hiểu văn bản (tiết 2)
I.Đọc - Chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
- Tác giả Nguyễn Đình Thi
- Tiểu luận : "Tiếng nói của văn nghệ" (1948)
II.Đọc -Hiểu văn bản
1.Tìm hiểu khái quát văn bản
2.Tìm hiểu chi tiết văn bản
a.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ
b.Sự cần thiết ( chức năng, tác dụng) của văn nghệ đối với
đời sống con người.
Câu hỏi ( thảo luận theo bàn)
Thông qua đoạn văn vừa đọc ( với rất nhiều dẫn chứng, các câu chuyện cụ thể sinh động.) em thấy nhà văn Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người như thế nào?
Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người
( chức năng, tác dụng của văn nghệ)
Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
Văn nghệ là sợi dây buộc chặt chúng ta với cuộc đời.
Văn nghệ giúp cho ta sống vui vẻ, lạc quan, tin yêu và hi vọng; bi?t rung cảm, ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả, cực nhọc.
Văn nghệ đem tới một cách sống của tâm hồn.
Văn nghệ làm cho tâm hồn ta thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Câu hỏi thảo luận theo bàn
Hãy chỉ ra một số nét đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong việc khẳng định sự cần thiết của văn nghệ đối với con người?
Nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi trong việc khẳng định sự cần thiết của văn nghệ đối với con người :
- Nhà văn bàn về chức năng, tác dụng của văn nghệ( một khái niệm mang tính khái quát) nhưng lại sử dụng lối nói rất giản dị, sự lựa chọn ngôn từ chính xác, gợi cảm và dễ hiểu
- Cách lập luận quy nạp ?giúp cho những luận điểm vốn là những khái niệm khó trở nên dễ hiểu và đầy sức thuyết phục.
Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người
( chức năng, tác dụng của văn nghệ)
Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
Văn nghệ là sợi dây buộc chặt chúng ta với cuộc đời.
Văn nghệ giúp cho ta sống vui vẻ, lạc quan, tin yêu và hi vọng; bi?t rung cảm, ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả, cực nhọc.
Văn nghệ đem tới một cách sống của tâm hồn.
Văn nghệ làm cho tâm hồn ta thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Tuần 20: Bài 19
Văn bản : Tiếng nói của Văn nghệ
(Nguyễn Đình Thi)
Tiết 97: Đọc- Hiểu văn bản (tiết 2)
I.Đọc - Chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
- Tác giả Nguyễn Đình Thi
- Tiểu luận : "Tiếng nói của văn nghệ" (1948)
II.Đọc -Hiểu văn bản
1.Tìm hiểu khái quát văn bản
2.Tìm hiểu chi tiết văn bản
a.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ
b.Sự cần thiết ( chức năng, tác dụng) của văn nghệ đối với đời sống
con người.
c. Con đường văn nghệ đến với người thưởng thức và khả năng kì diệu
của nó.
Đọc kĩ các câu văn sau:
1. "Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hàng ngày"
2. "Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa.tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao.từ những con người, những câu chuyện, những hình ảnh, những nỗi niềm của tác phẩm sẽ khơi mung lung trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ. Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng."
3. "Tác phẩm vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy."
Câu hỏi:
Qua đoạn văn cho thấy tiếng nói của văn nghệ đến với người thưởng thức bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy?
(Gợi ý: + Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể
hiện bằng hình thức nào?
+ Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người
thưởng thức qua con đường nào,bằng cách gì?)
Con đường văn nghệ đến với người đọc
(Phương thức tác động của văn nghệ)
Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
Từ đó, nghệ thuật khơi dậy trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ
Nghệ thuật đốt lửa trong lòng chúng ta
Câu hỏi :
Đọc kĩ đoạn văn cuối cùng của văn bản và cho biết : So với tất cả các bộ môn khoa học khác, khi văn nghệ tác động bằng những nội dung, cách thức đặc biệt ấy, nó đã tạo ra những ưu việt gì tới cuộc sống của con người?
Tính ưu việt và khả năng kì diệu của con đường văn nghệ đến với người đọc: giúp con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.
Câu hỏi thảo luận theo bàn:
So với hai luận điểm trên, ở luận điểm bàn về con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó, nghệ thuật nghị luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi có đặc điểm gì khác? ( Hãy chỉ ra tác dụng?)
Nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi khi bàn về con đường văn nghệ đến với người đọc:
- Không sử dụng những dẫn chứng cụ thể như ở phần trên mà chủ yếu giảng giải, phân tích bằng lí lẽ rất uyển chuyển, cụ thể, sinh động.
- Sử dụng nhiều phép so sánh, ẩn dụ bằng những hình ảnh gần gũi (VD: "Chỗ đứng của văn nghệ là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống". "tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình yên lặng". "trỏ vẽ cho ta đường đi.đốt lửa trong lòng chúng ta .")
? Văn nghị luận rất tài hoa, tinh tế, sắc sảo, không khô khan trừu tượng và mang tính thuyết phục cao.
Tuần 20: Bài 19
Văn bản : Tiếng nói của Văn nghệ
(Nguyễn Đình Thi)
Tiết 97: Đọc- Hiểu văn bản (tiết 2)
I.Đọc - Chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
- Tác giả Nguyễn Đình Thi
- Tiểu luận : "Tiếng nói của văn nghệ" (1948)
II.Đọc -Hiểu văn bản
1.Tìm hiểu khái quát văn bản
2.Tìm hiểu chi tiết văn bản
a.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ
b.Sự cần thiết ( chức năng, tác dụng) của văn nghệ đối với đời sống con
người.
c. Con đường văn nghệ đến với người thưởng thức và khả năng kì diệu của
nó.
Câu hỏi :
Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này.
(Gợi ý: + Cách xây dựng bố cục, dẫn dắt vấn đề.
+ Cách nêu và chứng minh các luận điểm.
+ Sự kết hợp giữa nhận định, lý lẽ với
dẫn chứng thực tế.)
Nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi
- Bố cục của tiểu luận: Chặt chẽ, hợp lý, cách dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về đời sống thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến, nhận định, để tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm.
- Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa, đặc biệt hứng dâng cao ở phần cuối.
Ghi nhớ:
Văn nghệ nối sợi dây dồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa từ trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiên nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích bài tiểu luận "Tiếng nói của văn nghệ" với cách viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.
C? nh van Nguy?n Dình Thi
Tuần 20: Bài 19
Văn bản : Tiếng nói của Văn nghệ
(Nguyễn Đình Thi)
Tiết 97: Đọc- Hiểu văn bản (tiết 2)
I.Đọc - Chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
- Tác giả Nguyễn Đình Thi
- Tiểu luận : "Tiếng nói của văn nghệ" (1948)
II.Đọc -Hiểu văn bản
1.Tìm hiểu khái quát văn bản
2.Tìm hiểu chi tiết văn bản
a.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ
b.Sự cần thiết ( chức năng, tác dụng) của văn nghệ đối với đời sống con
người.
c. Con đường văn nghệ đến với người thưởng thức và khả năng kì diệu của
nó.
3.Ghi nhớ
III. Luyện tập
BàI TậP TRắC NGHIệM
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: ý nào nói không đúng về tác giả Nguyễn
Đình Thi?
A. Sinh năm 1924 và mất năm 2003
B. Từng là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam
C. Từng là đạo diễn điện ảnh nổi tiếng.
D. Được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Câu 2: Nhận định nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản: "Tiếng nói của văn nghệ"?
A. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người
B. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống xã hội.
C. Văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói của văn nghệ và cách thể hiện rất độc đáo của văn nghệ.
D. Văn bản phân tích nội dung phản ánh, thể hiện cũng như sự khẳng định cách nói độc đáo và sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống con người
Câu 3: Theo tác giả, tại sao con người cần tới tiếng nói của văn nghệ?
A. Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ phong phú hơn cuộc sống của mình.
B. Văn nghệ góp phần làm con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ.
C. Văn nghệ giúp chúng ta khám phá ra thế giới diệu kì ở ngay chính trong tâm hồn của con người
D. Cả A, B, C
Câu 4: ý nào sau đây nói về con đường độc đáo của văn nghệ đến với người đọc?
Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm
Nghệ thuật nói nhiều đến tư tưởng, lắng sâu vào cảm xúc, nỗi niềm.
Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy.
Lời gửi của văn nghệ không chỉ là những bài học đạo đức mà còn là tất cả những tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ.
Câu 5: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này là gì?
A. Bố cục chặt chẽ hợp lý, cách dẫn dắt tự nhiên, uyển chuyển.
B. Phân tích cụ thể, chặt chẽ.
C. Câu văn giàu hình ảnh.
D. Cả A, B, C.
Câu hỏi:
Hãy khái quát lại những luận điểm, luận cứ và luận chứng trong bài tiểu luận " Tiếng nói của văn nghệ" của nhà văn Nguyễn Đình Thi dưới dạng sơ đồ (mô hình)?
Tiếng nói của văn nghệ
Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ
Định hướng sống tích cực cho con người.
Phương thức tác động của văn nghệ.
Đặc trưng riêng trong việc phản ánh cuộc sống.
Tác phẩm văn nghệ chứa đựng rất nhiều tình cảm của nghệ sĩ.
Là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận.
Đem tới một cách sống của tâm hồn.
Lời gửi của văn nghệ là sự sống
Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm
Nghệ thuật khơi dậy trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ.
Nghệ thuật đốt lửa trong lòng chúng ta
Bài tập
Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình.
Nụ cười bí hiểm
Lêona Đo Vanhxi
Người làm vườn xinh đẹp
Raphaen
Tượng vệ nữ thành Milô
trích đoạn chèo
Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc bài( Ghi nhớ)
- Khái quát những luận điểm, luận cứ và luận chứng trong bài tiểu luận của Nguyễn Đình Thi dưới dạng sơ đồ.
- Những nét đặc sắc trong ngh? thu?t nghị luận của Nguyễn Đình Thi.
Hứơng dẫn soạn bài : "Các thành phần biệt lập"
- Đọc kĩ các ngữ liệu và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa trang 18.
- Các từ ngữ in đậm trong các ngữ liệu trên có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? Vì sao chúng được gọi là thành phần biệt lập?
- Xem trước và chuẩn bị các bài tập trong phần luyện tập (SGK/19)
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh.
Bài tập
Đọc đoạn thơ sau:
. "Khi tôi nhỏ thơ giống như bà mẹ,
Tôi lớn lên, thơ lại giống người yêu,
Chăm sóc tuổi già thơ sẽ làm con gái,
Lúc từ giã cõi đời, kỉ niệm hoá thơ lưu.
Có lúc thơ như trái núi cao không thể tới
Có lúc thành cánh chim sà đậu xuống lòng tay.
Thơ như đôi cánh nâng tôi bay
Thơ là vũ khí trong trận đánh
Là tẩt cả, thơ ơi, chỉ trừ không chịu là yên tĩnh!
Tôi nguyện suốt đời trung thực sống cho thơ."
(Ra-xum Gam - đa - tốp, Đa - ghe - xtan của tôi, NXB Cầu Vồng, Mát - cơ - Va, 1984)
Thơ là một bộ phận của văn học nghệ thuật . Đoạn trích giúp em hiểu gì về bản chất của thơ cũng như bản chất tiếng nói của văn nghệ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thi Thu Trang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)