Bài 19. Tiếng nói của văn nghệ

Chia sẻ bởi Nguyễn Khắc Tư | Ngày 08/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Tiếng nói của văn nghệ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
Nguyễn Đình Thi
I- Đọc hiểu chú thích
1.Tác giả:
- Nguyễn Đình Thi
- Học chú thích /16
2. Văn bản:
- Thể loại: Nghị luận
- Xuất xứ: Học chú thích /161
- Các luận điểm:
Luận điểm 1: Nội dung của văn nghệ là nhận thức về cuộc sống và con người. Một tác phẩm văn nghệ lớn là một cuộc sống lớn, tâm hồn lớn, có thể thay đổi cuộc sống và tâm hồn của người khác.
Luận điểm 2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần cho cuộc sống của con người nhất là trong chiến đấu, sản xuất, lao động.
Luận điểm 3: Tác dụng to lớn của văn nghệ trong việc cảm hóa con người.
II-Đọc hiểu văn bản
Nội dung phản ánh của văn nghệ:
- Văn nghệ không phải là sự sao chép nguyên xi cuộc sống, khi sáng tác, người nghệ sĩ luôn gởi gắm suy nghĩ, tình cảm của mình
Trong văn nghệ có đầy đủ tất cả những vui, buồn, yêu, ghét, sự say sưa hay mơ mộng của người nghệ sĩ và tác động toàn diện đến người đọc.
- Tất cả nội dung phản ảnh của văn nghệ khác với nội dng phản ảnh của các khoa học khác như: sử, địa,…
2. Vai trò quan trọng của văn nghệ:
Văn nghệ sẽ làm tươi mát cuộc sống khắc khổ, giúp con người vui hơn, biết ước mơ, rung cảm hơn ngay khi cuộc sống còn nhiều cơ cực, vất vả.
3. Khả năng kì diệu của văn nghệ trong việc tác động đến người đọc:
Con đường của văn nghệ là tự nhiên đến với người đọc bằng cách truyền cảm, vì thế tác phẩm có khả năng lay động cảm xúc, tâm hồn của con người và từ đó đi vào nhận thức của họ.
4. Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng thơ văn về đời sống và thực tế
- Lời văn chân thành.
III- Tổng kết
Học ghi nhớ/17
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Khắc Tư
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)