Bài 19. Tiếng nói của văn nghệ

Chia sẻ bởi Dặng Anh Tuấn | Ngày 08/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Tiếng nói của văn nghệ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

trường trung học cơ sở hồng phong
Giáo viên: Bùi Thị Tuệ
Trường THCS Hồng Phong
Thành Nhân: 15 - 1 - 2009
Nhiệt liệt chào mừng các thầy, cô giáo
và các em học sinh tham gia hội giảng
Kiểm tra bài cũ
Học xong văn bản " Bàn về đọc sách"của Chu Quang Tiềm em hiểu gì về ý nghĩa của việc đọc sách ?
- ý nghĩa của việc đọc sách: Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ và nâng cao trình độ học vấn.
Ngữ văn
Tiết 96
Văn bản
Tiếng nói của văn nghệ
- Nguyễn Đình Thi -
I.Giới thiệu chung
1.Tác giả:
Nguyễn Đình Thi
(1924- 2003)
Quª lµng Vò Th¹ch ( nay lµ phè Bµ TriÖu) Hµ Néi.
¤ng lµ mét nghÖ sÜ ®a tµi, ho¹t ®éng v¨n nghÖ ®a d¹ng s¸ng t¸c nhiÒu thÓ lo¹i: th¬, kÞch, truyÖn, nh¹c, lÝ luËn phª b×nh.
N¨m 1996 «ng ®­îc nhËn Gi¶i th­ëng Hå ChÝ Minh vÒ v¨n häc nghÖ thuËt.


C? nh� van Nguy?n Dình Thi
Thơ: Tập thơ " Đất nước", " Bài thơ từ Hắc Hải"
Truyện: " Xung kích"- 1954, " Bên bờ sông Lô"- 1957
Kịch: " Tiếng sóng"; " Hàng trúc"; "Giấc mơ"
Nhạc: "Người Hà Nội"; "Diệt phát xít"
I.Gi?i thi?u chung
2. Tác ph?m:
+ Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Tiểu luận " Tiếng nói của văn nghệ" được viết năm 1948 (thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.)
- In trong cuốn " Mấy vấn đề văn học".
1. Tác giả :
II) Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
- Đọc giọng mạch lạc, rõ ràng. Đọc diễn cảm các dẫn chứng thơ.
- Văn nghệ: văn học và các ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, sân khấu, múa, hội hoạ.
- Nhan đề " Tiếng nói của văn nghệ" vừa có tính khái quát lí luận vừa gợi sự gần gũi. Nó bao hàm cả nội dung lẫn cách thức của văn nghệ.
- Phật giáo diễn ca: Bài thơ dài nôm na dễ hiểu về nội dung phật giáo.
- Phẫn khích: kích thích căm thù phẫn nộ.
2. Bố cục :
- Kiểu loại văn bản: Nghị luận văn học.
Phương pháp nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích.
Nội dung : khẳng định sức mạnh to lớn của văn nghệ trong đời sống .
Bố cục: 3 phần, mỗi phần là 1 luận điểm
LĐ1: Từ đầu => "một cách sống của tâm hồn"- nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ.
LĐ2: Tiếp => " mắt không rời trang sách" - sức mạnh của văn nghệ.
LĐ3: phần còn lại: Con đường của văn nghệ đến với người đọc.
3. Phân tích:
a) Nội dung phản ánh , thể hiện của văn nghệ:
=> Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ thực tiễn đời sống nhưng được nhào nặn qua " bàn tay" sáng tạo của người nghệ sĩ để gửi vào tác phẩm một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình.
II) Đọc - hiểu văn bản:
2. Bố cục :
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
" Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh."
Dẫn chứng 1: " Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
+ Cảnh mùa xuân : "Cỏ non xanh tận chân trời,."
+ Cuộc đời chìm nổi của Thuý kiều.
- Dẫn chứng 2: Cái chết thảm khốc của An- na Ca- rê- nhi -na trong tác phẩm cùng tên của Lép Tôn - xtôi.
=> Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể kết hợp với phân tích, bình luận.
- Đọc " Truyện Kiều" làm cho ta rung động trước cảnh đẹp của mùa xuân, bâng khuâng nghe lời nhắn gửi của Nguyễn Du.
Đọc " An- na Ca- rê- nhi- na" làm ta bâng khuâng vương vấn
những nỗi buồn không bao giờ quên.
3. Phân tích:
Câu hỏi thảo luận: Nội dung của văn nghệ có gì khác với các bộ môn khoa học khác ?
Những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phẫn khích,
Bao nhiêu tư tưởng của từng câu thơ,từng trang sách.
Bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ.
Bao nhiêu vấn đề mà ta ngạc nhiên tìm ngay ra trong tâm hồn chúng ta.
=> Văn nghệ tác động đến cảm xúc, tâm hồn, tư tưởng, cách nhìn đời sống của con người. Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn phong phú hơn.
- Nội dung của văn nghệ khác với các bộ môn khoa học khác: Nó tập trung khám phá, miêu tả chiều sâu tính cách, số phận và thế giới tâm hồn con người.
- Các môn khoa học khác khám phá miêu tả và đúc kết các hiện tượng tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan.
. - Nội dung của văn nghệ là hiện thực mang tính hình tượng cụ thể sinh động, là đời sống tư tưởng tình cảm của con người qua cái nhìn và sự cảm nhận của người nghệ sĩ.
+ Nghệ thuật nghị luận:
Sử dụng phép phân tích tổng hợp.
Lập luận từ những luận cứ cụ thể, kết hợp phân tích, chứng minh, bình luận.
Nội dung của văn nghệ
III) Luyện tập
Câu hỏi thảo luận: Khái quát nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ dưới dạng sơ đồ ?
Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ thực tiễn đời sống nhưng được nhào nặn qua sự sáng tạo của người nghệ sĩ để gửi vào tác phẩm một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình.
Nội dung của văn nghệ tập trung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách, số phận và thế giới tâm hồn con người.
- Nội dung của văn nghệ là hiện thực mang tính hình tượng cụ thể sinh động, là đời sống tư tưởng tình cảm của con người qua cái nhìn và sự cảm nhận của người nghệ sĩ.

IV) Hướng dẫn về nhà:
Tìm hiểu tiếp luận điểm 2,3.
Đọc một tác phẩm văn học mà em yêu thích. Phân tích tác động của tác phẩm ấy đối với mình.
Chân thành cảm ơn các thầy cô
và các em học sinh !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dặng Anh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)