Bài 19. Thực hành: Sơ cứu cầm máu

Chia sẻ bởi Đoàn Minh Quân | Ngày 06/05/2019 | 208

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Thực hành: Sơ cứu cầm máu thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:


BÀI GIẢNG SINH HỌC 8
TRƯỜNG THCS TRUNG VĂN
- Trong cơ thể em ước tính có khoảng bao nhiêu lít máu?
Tiết 19-Bài 19: Thực hành: SƠ CỨU CẦM MÁU
- Hãy tính xem trong cơ thể bạn nữ nặng 45 kg sẽ có lượng máu khoảng bao nhiêu lít ?
Cơ thể bạn nữ nặng 45 kg sẽ có lượng máu khoảng : 45 x 70 = 3150 ml = 3,15 lít
Nếu bạn nữ đó bị mất máu nhiều thì điều gì sẽ xảy ra?
Có thể dẫn tới tử vong nếu không kịp cấp cứu kịp thời và đúng cách.
Như vậy , khi cơ thể bị thương chảy máu cần được xử trí kịp thời và đúng cách như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
Giới thiệu bài
- Trong cơ thể người trung bình có khoảng 4-5 lít máu. Nếu mất ½ lượng máu thì ta không thể sống nổi, vì vậy khi bị thương cần được sơ cứu băng bó kịp thời để chống mất máu gây tử vong. Mặt khác băng bó còn có tác dụng hạn chế vi khuẩn xâm nhập, giảm đau...Vậy cách sơ cứu như thế nào?
Tiết 19- Bài 19: Thực hành: SƠ CỨU CẦM MÁU
Thảo luận nhóm 5’. Điền vào bảng sau :
Máu chảy ít, chậm
Máu chảy nhiều và nhanh hơn.
Máu chảy nhiều, mạnh thành tia
Tiết 19: Thực hành: SƠ CỨU CẦM MÁU
CHUẨN BỊ DỤNG CỤ :
1 cuộn băng
2 miếng gạc
1 cuộn bông nhỏ
Dây cao su hoặc dây vải
1 cây kéo
1 chai cồn iốt
Tiết 19: Thực hành: SƠ CỨU CẦM MÁU
Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch
Tập băng bó vết thương ở lòng bàn tay:
Các bước tiến hành:
+1 Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút ( cho tới khi thấy máu không chảy ra nữa).
+2 Sát trùng vết thương bằng cồn iốt .
+3 Khi vết thương nhỏ có thể dùng băng dán (có bán ở các nhà thuốc).
+4 Khi vết thương lớn, cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại.
* Lưu ý: Sau khi băng, nếu vết thương vẫn chảy máu, cần đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
* Yêu cầu: Mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp, không quá chặt, cũng không quá lỏng.
2. Chảy máu động mạch
H 19-1. Các vị trí động mạch chủ yếu trên cơ thể người thường dùng trong sơ cứu
Tiết 19: Thực hành: SƠ CỨU CẦM MÁU
2. Chảy máu động mạch:
Tập băng vết thương ở cổ tay
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
+1 Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cách tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu trong vài ba phút.
Tiết 19: Thực hành: SƠ CỨU CẦM MÁU
2. Chảy máu động mạch:
Tập băng vết thương ở cổ tay
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
+1 Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cách tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu trong vài ba phút.
+2 Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương (về phía tim), với áp lực đủ làm cầm máu.
+3 Sát trùng vết thương (nếu có điều kiện), đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.
+4 Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
* Lưu ý:
+ Chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay (chân) mới dùng phương pháp buộc dây garô .
+ Cứ sau 15 phút lại nới dây garô ra rồi buộc lại.
+ Vết thương ở các vị trí khác, chỉ dùng biện pháp ấn vào động mạch gần vết thương, nhưng về phía tim.
Tiết 19: Thực hành: SƠ CỨU CẦM MÁU
2. Chảy máu động mạch:
Tập băng vết thương ở cổ tay
Tiết 19: Thực hành: SƠ CỨU CẦM MÁU
2. Chảy máu động mạch:
Tập băng vết thương ở cổ tay
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
+ Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cách tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu trong vài ba phút.
+ Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương (về phía tim), với áp lực đủ làm cầm máu.
+ Sát trùng vết thương (nếu có điều kiện), đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.
+ Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
* Yêu cầu:
+ Vị trí dây garô cách vết thương không quá gần (> 5cm) cũng không quá xa.
+ Mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp, không quá chặt, cũng không quá lỏng.
Tiết 19: Thực hành: SƠ CỨU CẦM MÁU
Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch
Tập băng bó vết thương ở lòng bàn tay
2. Chảy máu động mạch:
Tập băng vết thương ở cổ tay
Dặn dò
- Về nhà tập lại các thao tác đã làm.
- Ôn tập 3 chương từ IIII.
- Bài báo cáo nội dung chương dưới dạng sơ đồ tư duy.
Nhóm 1,2 tổng quát nội dung chương I : Khái quát về cơ thể người
Nhóm 2, 3 tổng quát nội dung chương II : Sự vận động của cơ thể
Nhóm 5, 6 tổng quát nội dung chương III : Tuần hoàn
CHÚC QUÝ THẦY CÔ
SỨC KHỎE VÀ CHÚC CÁC EM
CHĂM NGOAN HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Minh Quân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)