Bài 19. Thực hành: Sơ cứu cầm máu

Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Chung | Ngày 01/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Thực hành: Sơ cứu cầm máu thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

BÀI 19 Tiết 20
TH?C H�NH SO C?U C?M M�U
NGÀY DẠY: //2011
GV: VÕ VĂN CHI
Trường THCS PHAN CHU TRINH
MÔN: SINH HỌC 8
Tiết 20:
Thực Hành SƠ CỨU CẦM MÁU
I. Mục tiêu:
+ Phõn bi?t du?c cỏc d?ng ch?y mỏu ? d?ng m?ch, tinh m?ch hay mao m?ch d? cú phuong phỏp x? lớ phự h?p.
+ Rốn ki nang x? lớ v?t thuong, bang bú ho?c bu?c garụ .
II. Chuẩn bị :
Chia lớp ra các nhóm, mỗi nhóm 2 HS.
Các nhóm chẩn bị :
+ Băng : 2 cuộn.
+ Gạc : 2 miếng.
+ Bông : 1 gói.
+ Dây vải(hoặc dây cao su) : 1 dây khoảng 1m.
+ Miếng vải mềm 10x30cm : 1 miếng.
+ Kéo : 1 chiếc.
III. Nội dung thực hành.
1. Nhận biết các dạng chảy máu thông qua một số hình ảnh :
Chảy máu mao mạch: Lượng máu chảy ra ít, chậm.
Đây là dạng chảy máu nào? Lượng máu chảy ra sao ?
Chảy máu tĩnh mạch : Lượng máu chảy ra nhiều nhưng không phun thành tia hoặc vòi.
Đây là dạng chảy máu nào? Lượng máu chảy ra sao ?
Chảy máu động mạch: Lượng máu chảy ra nhiều, có thể phun thành vòi hoặc tia nếu ở động mạch lớn.
Đây là dạng chảy máu nào? Lượng máu chảy ra sao ?
2. Tập sơ cứu và băng bó
a. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay (Chảy máu tĩnh mạch hoặc mao mạch):
- Nghiên cứu SGK, nêu cách tiến hành? Sau đó tiến hành theo nhóm.
+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vòng vài phút ( Cho tới khi máu không chảy ra ).
+ Sát trùng vết thương bằng cồn I ot.
+ Nếu vết thương hỏ có thể dùng băng dán. Cón vết thương lớn ta cho ít bông vào giữa hai miếng gạc rối đặt vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại.
+ Lưu ý sau khi băng mà vết thương còn chảy máu ta phải đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất.
Tiết 20:
Thực Hành SƠ CỨU CẦM MÁU
1. Nhận biết các dạng chảy máu thông qua một số hình ảnh :
b. Tập băng bó vết thương ở cổ tay ( Chảy máu động mạch ):
- Nêu các bước tiến hành sơ cứu trong trường hợp mất máu này? Sau đó tiến hành theo nhóm.
+ Dùng ngón tay cái dò vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu có mạch đập thì dùng ngón tay ấn mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương trong vòng khoảng 3 phút.
+ Buộc Garô ; Dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí sát vết thương (Về phía tim) với lực ép đủ lớn để làm cầm máu.
+ Sát trùng vết thương bằng thuốc hoặc nước muối, nước xà phòng hoà loãng ..., đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi buộc lại.
+ Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
2. Tập sơ cứu và băng bó
a. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay (Chảy máu tĩnh mạch hoặc mao mạch):
Thực Hành SƠ CỨU CẦM MÁU
1. Nhận biết các dạng chảy máu thông qua một số hình ảnh :
Tiết 20:
LƯU Ý:
Chỉ những vết thương chảy máu ở động mạch ở tay hoặc ở chân mới dùng được biện pháp Garô có hiệu quả vì tay và chân là những cấu trúc có phần mềm đặc, ép được mạch máu. Khi buộc Garo, cứ sau 15 phút ta phải nới dây Garô ra một lần để tránh phần cơ thể bên dưới vị trí Garô bị thiếu oxi và dinh dưỡng.
Ở những vị trí khác như trên đầu, trên thân thể thì biện pháp buộc garô không có hiệu quả tốt mà có thể gây phản tác dụng vì chỉ cần thiếu oxi vài phút ( não bộ ) có thể tổn thương đến mức không phục hồi được. Với trường hợp như vây ta chỉ có thể bịt chặt vết thương hoặc nếu biết vị trí động mạch ta có thể ấn động mạch. Có thể tham khảo sơ đồ vị trí ấn mạch máu sau:
Một số cách băng bó trên cơ thể người ở các vị trí khác nhau:
Một vài hình ảnh sơ cứu khi bị mất máu
Điền thông tin vào bảng sau
IV. Thu hoạch, dặn dò:
Viết thu hoạch theo mẫu SGK. Hoàn thành báo cáo ở nhà.
Dọn dẹp vệ sinh phòng thực hành.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)