Bài 19. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện

Chia sẻ bởi Lê Quốc Toản | Ngày 27/04/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

MÔN VẬT LÝ 9
CH�O QU� TH?Y CƠ V? D? GI?
GIÁO VIÊN: MAI THỊ NGỌC HÀ
TỔ : TOÁN LÝ TIN
TRƯỜNG THCS SỐ I BẮC LÝ
Những nguyên nhân có thể gây tai nạn điện
Chạm tay vào vỏ kim loại của đồ dùng điện( thiết bị điện) bị rò điện .
Chơi ở gần đường dây dẫn điện cao thế
Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt và rơi xuống đất
Hậu quả tai nạn điện
Tai nạn điện xảy ra có thể gây hậu quả nặng nề
Theo thống kê trong năm 2011 có:
+ 145 vụ tai nạn điện, làm 285 người chết và bị thương.
+ Khoảng 2,5 tỉ kWh điện bị tiêu hụt.
Vậy làm thế nào để phòng tránh các
tai nạn do điện gây ra?Và làm thế
nào để sử dụng điện tiết kiệm?
Sử dụng an toàn và
tiết kiệm điện
vật lý 9
I. An toàn khi sử dụng điện
* Một số qui tắc an toàn khi sử dụng điện
Bài tập : Hãy chọn đáp án đúng nhất.
1. Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế :
A. Dưới 40 V
B. Dưới 50 V
2. Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc như thế nào?
A. Vỏ bọc nhựa dày.
C. Dưới 70 V
D. Dưới 80 V
3. Cần mắc thiết bị gì cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự dộng khi đoản mạch ?
C . Cầu chì hoặc atômát tự động.
B. Vỏ bọc nhựa mỏng.
C. Vỏ bọc bằng vải.
D. Vỏ bọc cách điện đúng tiêu chuẩn qui định cho mỗi thiết bị điện.
A. Cầu dao.
B. Công tắc.
D. Cả 3 đáp án A,B,C đều đúng.
4. Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình cần lưu ý gì ?
A . Đảm bảo cách điện đúng tiêu chuẩn với thiết bị điện .
B. Phải thận trọng khi tiếp xúc vì mạng điện này có hiệu điện thế 220V có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
C. Ngắt điện khi sửa chữa thiết bị điện .
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
vật lý 9
Bóng đèn treo bị đứt dây tóc , cần phải thay bóng đèn khác.
Sắp xếp theo đúng thứ tự để đảm bảo có sự an toàn điện.
A. Thay bóng
B. Rút phích cắm ( ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì )
C. Đi dép nhựa ( hoặc đứng trên ghế nhựa , ghế gỗ )
A. Thay bóng
B. Rút phích cắm ( ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì )
C. Đi dép nhựa ( hoặc đứng trên ghế nhựa , ghế gỗ )
Các thiết bị điện có vỏ bằng kim loại
vật lý 9
Vỏ kim loại
Ổ cắm
Dây dẫn điện bị hở và tiếp xúc với vỏ kim loại của dụng cụ. Nhờ dây tiếp đất mà người sử dụng nếu động tay vào dụng cụ cũng không bị nguy hiểm. Hãy giải thích vì sao?
Do điện trở của dây nối đất rất nhỏ so với điện trở của người ,dòng điện qua người rất nhỏ nên không bị nguy hiểm
II. Sử dụnG tiết kiệm điện NĂNG
vật lý 9
Giảm chi tiêu cho gia đình.
Các dụng cụ được sử dụng lâu bền hơn.
Giảm tổn hại cho hệ thống điện.
Dành phần điện tiết kiệm cho sản xuất.
Cần phải tiết kiệm điện năng vì :
- Dành phần điện ti?t ki?m xuất khẩu tang thu nhập cho Dất nước.
- Giảm được việc xây dựng nhà máy điện góp phần làm môi trường không biến đổi...
vật lý 9
2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
- Dùng các dụng cụ , thiết bị điện có công suất hợp lí.
- Chỉ sử dụng các dụng cụ , thiết bị điện trong những lúc cần thiết.
vật lý 9
III. Vận dụng
Tính điện năng sử dụng của mỗi loại bóng trên trong 8000 giờ ?
Tính toàn bộ chi phí sử dụng trong 8000 giờ ( tiền mua bóng và tiền điện phải trả ). Giá 1K W.h là 700đồng.
Giá :3500 đồng
Công suất : 75W
Thời gian thắp sáng tối đa:1000giờ
Thời gian thắp sáng tối đa:8000giờ
Giá :60 000 đồng
Công suất : 15W
Đèn dây tóc
Đèn Compắc
C12
Sử dụng bóng đèn nào có lợi hơn ? vì sao?
III. Vận dụng:
Giá Đ1 : 3500 đồng
P1 = 75W =0,075kW
t1 = 1000h
Giá Đ2 : 60000 đồng
P2 = 15W =0,015kW
t2 = 8000h
a- A1 =?(kW.h),
A2 =?(kW.h),
b-T1 =?(đồng )
T2 =?(đồng
c-Dùng đèn nào lợi hơn? Vì sao ?
C12
Tóm tắt
a- Điện năng sử dụng của mỗi loại bóng đèn trên trong 8000 giờ
A1=P1 .t1 =0,075.8000=600 (kWh)
A2 =P2 .t2 =0,015.8000=120 (kWh)
b- Toàn bộ chi phí cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn này trong 8000 giờ:
T1 =8.3500+600.700=448000 đ
T2 =60000 +120.700=144000 đ
c- Dùng đèn compăc lợi hơn vì:
Giảm bớt được 304000đ tiền chi phí cho 8 000h sử dụng
Sử dụng công suất nhỏ, góp phần giảm bớt do quá tải.
Giải
Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
vật lý 9
I. An toàn khi sử dụng điện
II. Sử dụng tiết kiệm điện năng
III. Vận dụng
Ghi nhớ :
+ Cần phải thực hiện các biện pháp an toàn khi sử dụng điện , nhất là đối với mạng điện dân dụng , vì mạng điện này có hiệu điện thế 220V nên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
+ Cần lựa chọn sử dụng các dụng cụ và thiết bị điệncó công suất phù hợp và chỉ sử dụng chúng trong thời gian cần thiết.
Hướng dẫn về nhà
Hướng Dẫn Về Nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Làm bài tập 19.1 - 19.5 (SBT)
- Ôn tập chương I và thực hiện phần "Tự kiểm tra"- Bài 20 (SGK)
Những điều cần biết để đảm bảo an toàn điện trong mùa mưa bão
1. Không dựa, trèo lên cột điện, dây néo cột. dây nối đất, hòm công tơ điện (điện kế) và các thiết bị khác của đường dây điện để tránh bị điện giật do rò điện.
2. Không tự ý tháo dỡ các thiết bị trên đường dâỵ điện hoặc lợi dụng cột điện, dây néo cột để làm nhà, lều quán, buộc gia súc để đề phòng làm cột bị gãy, đổ và bị điện giật.
3. Không đào đất gây, lún sụt móng cột điện, trồng và để cành cây, dây leo của gia đình đeo, bám hoặc đến gần cột điện và dây dẫn điện.
4. Không mang, vác, lắp dựng cây, cột bằng kim loại, cột ăng ten tivi, cây tre gỗ tươi gần đường dây điện để tránh va chạm gây ra phóng điện dẫn đến tai nạn.
5. Không được chặt cây để đổ vào đường dây, trạm điện
6. Không đá bóng, thả diều ở gần đường dây điện; quăng ném bất kỳ vật gì lên đường dây và trạm điện; bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện; phơi quần áo, đồ dùng lên dây điện.
7. Không dùng các loại cây đã bị mục để làm cột điện.
8. Không tự ý sửa chữa điện của gia đình nếu không có kiến thức về điện, mà phải nhờ hoặc báo cho nguời có chuyên môn về điện đến sửa chữa.
9. Không dùng điện để bắt cá, giăng dây điện làm phương tiện bảo vệ tài sản hoặc dùng làm bẫy chuột bảo vệ hoa màu vì rất dễ gây tai nạn chết người. 
10. Không họp chợ, tụ tập đông người dưới đường dây điện.
11. Không di chuyển, đi lại bằng tàu, thuyền, bè v.v trong vùng ngập, lụt có đường dây điện sát gần với mặt nước để tránh phóng điện gây tai nạn. không buộc trâu, bò vào cột điện.
12. Khi mạng điện của gia đình có nguy cơ bị ngập nước do lũ lụt, phải cắt ngay cầu dao, cầu chì, aptomat v.v đầu nguồn điện vào nhà để đề phòng mạng điện bị ngập nước gây tai nạn chết người.
13. Khi thấy dây điện bị đứt, rơi xuống thì không được đến gần, cầm, nắm vào dây điện, ngăn ngừa không cho người khác (kể cả súc vật) đến gần. Đồng thời, nhanh chóng tìm cách báo cho đơn vị quản lý điện hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất biết để có biện pháp xử lý. 
14. Khi có người bị điện giật thì hô to gọi mọi người đến cứu giúp. Nếu dây dẫn còn dính với nạn nhân thì phải nhanh chóng cắt nguồn điện hoặc dùng vật dụng có cách điện cắt đứt dây dẫn trước, sau đó đưa nạn nhân ra chỗ thoáng mát (về mùa hè), ấm (về mùa đông) để cứu chữa. Tuyệt đối không được chạm vào nạn nhân khi chưa tách khỏi nguồn điện vì người cứu sẽ bị điện giật tiếp theo.
Kính Chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ
Hạnh phúc thành đạt!
Chúc Các em học sinh!
Chăm ngoan học giỏi
Hẹn gặp lại!
Gìờ học kết thúc!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quốc Toản
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)