Bài 19. Sắt

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hoa | Ngày 29/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Sắt thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA
HÓA HỌC 9
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Giáo viên : PHẠM THỊ HOA
Kiểm tra bài cũ
Dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày những tính chất hóa học của Al, viết PTHH minh họa.
 Tính chất hóa học của Al:
Tác dụng với phi kim:
+ Tác dụng với oxi: 4Al + 3O2 2Al2O3
+ Tác dụng với phi kim khác O2
2 Al + 3S Al2S3
Tác dụng với dung dịch axit:
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
Tác dụng với dung dịch muối:
2 Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu
Tác dụng với dung dịch kiềm
BÀI 19: SẮT
KHHH: Fe, NTK: 56

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Sắt là kim loại màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dẻo, có tính nhiễm từ.
- Là kim loại nặng (D = 7,86 g/cm3), nóng chảy ở nhiệt độ 1539oC.
Em hãy liên hệ thực tế, thông tin sgk nêu tính chất vật lí của Fe?
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tác dụng với phi kim ( O2, Cl2, Br2, S…. )
a, Tác dụng với Oxi :
- Thí Nghiệm : Cho sắt cháy trong oxi
Từ thí nghiệm vừa quan sát trên, các em hãy nêu hiện tượng? Viết PTHH?
- Hiện tượng : Sắt cháy sáng, xuất hiện chất rắn màu nâu đen ở đáy bình.
- PTHH :
3Fe + 2O2 Fe3O4
to
BÀI 19: SẮT KHHH: Fe, NTK: 56
1. Tác dụng với phi kim
a, Tác dụng với oxi
b, Tác dụng với phi kim khác oxi
- Thí nghiệm : Cho sắt tác dụng với clo
Từ thí nghiệm vừa quan sát trên, các em hãy nêu hiện tượng? Viết PTHH?
- Hiện tượng : Sắt cháy sáng, xuất hiện khói màu nâu đỏ
PTHH:
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
to
Vậy từ 2 thí nghiệm trên, các em có nhận xét gì về tính chất hóa học của sắt?
BÀI 19: SẮT KHHH: Fe, NTK: 56
* Kết luận : Sắt có khả năng phản ứng với nhiều phi kim ở nhiệt độ cao ( O2, S, Br2, …)
Fe + phi kim oxit ( hoặc muối)
to
2.Tác dụng với dung dịch axit
- Thí nghiệm: sắt tác dụng với dung dịch axit HCl
Từ thí nghiệm các em hãy nêu hiện tượng? Viết PTHH?
Hiện tượng: Sắt tan trong dung dịch axit, sủi bọt khí
PTHH: Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
* Vậy từ phản ứng sắt tác dụng với dung dịch axit HCl em rút ra được kết luận gì???
BÀI 19: SẮT KHHH: Fe, NTK: 56
* Kết luận : Sắt tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4loãng ...) tạo muối sắt (II) và giải phóng khí hiđrô
Chú ý:
Sắt không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
3. Tác dụng với dung dịch muối
Thí nghiệm : Sắt tác dụng với dung dịch muối đồng(II)sunfat
* PTHH: Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu
Từ thí nghiệm vừa làm, các em hãy giải thích hiện tượng quan sát được? Viết PTHH?
* Vậy từ thí nghiệm trên em rút ra được kết luận gì???
BÀI 19: SẮT KHHH: Fe, NTK: 56
* Kết luận: Sắt có khả năng phản ứng với một số muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành dung dịch muối sắt và giải phóng kim loại trong muối.
* Vậy từ những thí nghiệm trên, các em có kết luận gì về tính chất hóa học của sắt???
* Kết luận: Sắt có đầy đủ những tính chất hóa học của một kim loại, sắt là kim loại có nhiều hóa trị.
BÀI 19: SẮT KHHH: Fe, NTK: 56
III. VẬN DỤNG
Viết phương trình hóa học:
a. Fe + HCl →
b. Fe + O2 →
c. Fe + H2SO4loãng →
d. Fe + ZnCl2 →
e. Fe + AgNO3 →
f. Fe + S →


FeCl2 + H2
Fe3O4
to
FeSO4 + H2
Không phản ứng
Fe(NO3)2 + 2Ag
2
FeS
to
2
3
2
BÀI TẬP 1:
BÀI 19: SẮT KHHH: Fe, NTK: 56
BÀI TẬP 2:
Sắt tác dụng với những chất nào sau đây: (Hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng xảy ra, ghi (O) nếu không có phản ứng. Viết PTHH, ghi điều kiện xảy ra nếu có )
X
X
Fe +
Cu(NO3)2
Fe(NO3)2 +
Cu
Fe +
Cl2
FeCl3
2
3
2
O
O
t0
BÀI 19: SẮT KHHH: Fe, NTK: 56
DẶN DÒ
Nghiên cứu kĩ các kiến thức vừa học
Làm bài tập trong SGK
Đọc trước bài mới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)