Bài 19. Sắt

Chia sẻ bởi Ngô Thu Huyền | Ngày 29/04/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Sắt thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Ki?m tra b�i cu
Chọn phương án đúng (Đ) hoặc sai (S) cho thích hợp
X
X
X
X
Người thực hiện: Đỗ Tú Hào
Đơn vị: Trường THCS Hợp Đức
Đồ Sơn, tháng 11/2016
CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ MÔN HÓA HỌC 9
Tiết 25 – Bài 19: SẮT
* Sắt là kim loại màu trắng xám, có ánh kim, có tính nhiễm từ.
* Dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm.
* Sắt là kim loại nặng (D = 7,86 g/cm3), nóng chảy ở 1539 0C.
4
TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA SẮT
Hoạt động cá nhân:

Em hãy dự đoán về tính chất hóa học của kim loại.
* Hoạt động nhóm đôi: (3 phút)

- Cho các chất: sắt (dây và đinh), khí oxi, khí clo. Các dung dịch: H2SO4 loãng, HCl, HNO3 đặc, CuCl2, CuSO4.
Các dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, đèn cồn, diêm, kẹp và giá ống nghiệm.

Các em hãy đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu tính chất hóa học của sắt.


Các em hãy dự đoán hiện tượng các thí nghiệm nghiên cứu tính chất hóa học của sắt.
Hoạt động nhóm (8 phút) : Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ, thực hiện thí nghiệm, ghi lại hiện tượng, viết PTHH – kết luận về tính chất hóa học của sắt.
Các nhóm cử 2 đại diện báo cáo kết quả thí nghiệm theo nội dung bảng nhóm kèm theo kết quả thí nghiệm.
Sắt tác dụng với khí oxi.
Sắt tác dụng với khí clo
Nhóm số…..
Nhóm trưởng:………. Thư kí:………….
Thảo luận nhóm đôi (2 phút)

1- Sắt có những tính chất hóa học nào?

2- Tại sao sắt có những tính chất hóa học đó?

3- Về tính chất hóa học và hóa trị trong các hợp chất thì sắt có gì giống và khác nhôm?
- Hoá trị II: Khi sắt tác dụng với S, dd axit HCl, H2SO4 loãng, dd muối.
- Hoá trị III: Khi sắt tác dụng với Cl2, HNO3 loãng, HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng...
Còn chiếc xe đạp ấy thì cũ nát đến mức lớp sơn bong tróc gần hết, trơ ra một màu kim loại gỉ sét xấu xí. Nhìn chiếc xe đạp, tôi thầm nghĩ: “Mẹ đem về nhà làm gì cái khối sắt hoen gỉ ấy!”.
Thế nhưng, ý nghĩ đó biến thành cảm giác có lỗi khi mẹ cười hồ hởi: “Mẹ mua lại nó ở chỗ bán phế liệu, chỉ cần bỏ ra ít tiền sửa lại là có thể chở rau đi bán được rồi”. Tôi nhận ra mẹ cần một chiếc xe đạp đến thế nào…
17
Bơm nước ngầm cho chảy qua các giàn mưa
Sục khí oxi vào bể chứa nước ngầm
Bài tập: Chọn chữ cái trước phương án đúng
Câu 1: Đâu không phải là tính chất vật lí của sắt?
Màu trắng xám B. Dẫn điện, dẫn nhiệt
C. Có ánh kim D. Là chất lỏng
Câu 2: Sắt không tác dụng được với chất nào trong các chất sau đây?
Khí oxi B. dung dịch AgNO3
C. H2SO4 đặc nguội D. Dung dịch H2SO4 loãng
Câu 3: Ngâm đinh sắt vào dung dịch CuSO4 hiện tượng xảy ra là
Xuất hiện bọt khí B. Xuất hiện chất rắn màu đen
C. Có chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt D. Dung dịch mất màu.
Câu 4: Tỉ lệ phần trăm về khối lượng của sắt trong FeO gần bằng
A. 77,78% B. 22,22% C. 50% D. 70%
Bài tập 2:
19
Có bột sắt lẫn kim loại nhôm. Làm thế nào để tách lấy sắt tinh khiết?

Hướng dẫn:
- Đưa nam châm vào hỗn hợp sắt với nhôm. Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp.
- Hoặc hòa tan hỗn hợp vào dd NaOH đặc dư rồi lọc chất rắn không tan.
Tình huống: Cái bàn học của bạn Lan bị hỏng cái chân từ mấy ngày nay. Hôm nay chủ nhật bố bạn Lan được nghỉ, bố bảo bạn đi mua cho bố ít đinh sắt để bố sửa bàn học cho bạn. Lan hớt hải chạy ra cửa hàng đầu xóm mua đinh về. Hai bố con loay hoay sửa. Xong việc Lan xung phong cất số đinh còn thừa, Lan cầm ngay số đinh đó để ở một góc của nhà tắm.
a, Hỏi sau một thời gian đinh sắt có hiện tượng gì? Giải thích, viết phương trình hóa học nếu có?
b, Nếu là bạn Lan em có cất đinh như vậy không? Em sẽ làm như thế nào?
Viết phương trình hóa học biểu diễn sự chuyển đổi hóa học sau:
Từ Fe muốn điều chế Fe2O3 ta làm như thế nào?
Hướng dẫn học ở nhà
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Biết tính chất vật lí, hóa học và viết được PTHH cho tính chất hóa học của sắt.
+ Làm các bài tập trang 60 SGK
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài: “Hợp kim sắt: gang, thép”: Tìm hiểu thông tin và sưu tầm các mẫu vật làm bằng gang, thép.
Hướng dẫn học ở nhà
Bài 5/60 (sgk): Ngâm bột sắt dư trong 10 ml dd đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A và dd B.
Cho A tác dụng với dd HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
Tính thể tích dd NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dd B.
Chất rắn A là hỗn hợp sắt (dư) và đồng.
Dung dịch B là FeSO4
A tác dụng với dd HCl dư thu được chất rắn là đồng (không phản ứng): Tính theo CuSO4.
VddNaOH  nNaOH  n FeSO4  n CuSO4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thu Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)