Bài 19. Quê hương

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lệ Hằng | Ngày 03/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Quê hương thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

*. Kiểm tra bài cũ
Bài tập 1. Nhận xét nào nói đúng nhất về ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong Nhớ rừng ?
Để làm nổi bật hình ảnh con hổ.
Để gây ấn tượng đối với người đọc.
Để làm nổi bật tình cảm và tâm trạng của con hổ.
Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ.
C
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

Bài tập 2. Nhận định nào nói đúng nhất về hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên trong đoạn 2 và 3 của bài thơ?
Có tư thế hùng dũng, kiêu ngạo của một kẻ ỷ vào sức mạnh của mình.
Có tư thế oai phong mà mềm mại, uyển chuyển của một vị chúa tể.
Có tư thế ngạo mạn của một kẻ hung hăng, khát máu.
Có tư thế uy nghiêm của một kẻ thi hành công lí chốn đại ngàn.
B
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

Bài tập 3. ý nghĩa của câu "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" trong bài thơ Nhớ rừng là gì?
Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ.
Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son dã mất.
Thể hiện niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt.
Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng.
B
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

I. đọc - chú thích
1. Đọc văn bản.
2. Chú thích.
a. Tác giả - tác phẩm.
*Tác giả:
Tế Hanh tên khai sinh là Trần Tế Hanh (1921).
Quê: làng chài ven biển tỉnh Quãng Ngãi.
- Ông có mặt trong phong trào Thơ mới ở chặng cuối (1940 - 1945) với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu thắm thiết.
- Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

I. đọc - chú thích
1. Đọc văn bản.
2. Chú thích.
a. Tác giả - tác phẩm.

* Tác phẩm: Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ
Tế Hanh mà bài Quê hương là sự mở đầu. Bài thơ được rút trong tập
Nghẹn ngào (1939), sau được in lại trong tập Hoa niên, xuất bản năm 1945.
b. Giải thích từ khó.
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1/ Tìm hiểu khái quát văn bản.
* Thể thơ:
Bài thơ thuộc thể tám chữ, gồm nhiều khổ, gieo vần ôm và
vần liền.
* Bố cục:
* Phương thức biểu đạt: biểu cảm là chính.
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

I. đọc - chú thích
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1/ Tìm hiểu khái quát văn bản.
* Bố cục:
+ Tám câu thơ đầu: miêu tả cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá;
+ Tám câu thơ câu tiếp theo : cảnh thuyền cá trở về bến;
+ Khổ thơ cuối: tác giả nói nỗi nhớ làng khôn nguôi của mình.

3 phần
2/ Tìm hiểu chi tiết văn bản.
a/ Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
Phần chính, đặc sắc nhất của bài thơ tái hiện hình ảnh con người và cuộc sống làng chài quê hương, gồm 14 câu (từ câu 3 đến câu 16), tức là trừ 2 câu mở đầu và 4 câu kết.
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

I. đọc - chú thích
2/ Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1/ Tìm hiểu khái quát văn bản.
a/ Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
?. Theo em, hai câu thơ mở đầu:
"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông"
tác giả giới thiệu điều gì? Nhận xét về cách giới thiệu đó?
Hai câu thơ mở đầu rất bình dị, tự nhiên:
"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông"
tác giả giới thiệu chung về làng quê của mình, giản dị mà nêu được cả nghề nghiệp, vị trí của làng như một hòn đảo nhỏ giữa trời nước.
?. Theo em, 6 câu thơ tiếp theo miêu tả điều gì?
Sáu câu thơ tiếp theo miêu tả cảnh "trai tráng bơi thuyền đi đánh cá"
vào một buổi "sớm mai hồng".
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

I. đọc - chú thích
2/ Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1/ Tìm hiểu khái quát văn bản.
a/ Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
?. Đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong khung cảnh thiên nhiên
ra sao - báo hiệu điều gì?
Đó là những câu thơ đẹp, mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng, trong trẻo,
nhuốm nắng hồng bình minh; trên đó, nổi bật lên hình ảnh đoàn thuyền
băng mình ra khơi:
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mã vượt trường giang.
?. Trong nền không gian ấy nổi bật nên hình ảnh nào?
Phân tích nghệ thuật mà tác giả sử dụng?
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

I. đọc - chú thích
2/ Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1/ Tìm hiểu khái quát văn bản.
a/ Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
Hình ảnh so sánh (con tuấn mã) và một loạt từ ngữ: hăng, phăng, vượt,. diễn tả
thật tả ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, làm toát lên
một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn. Bốn câu thơ vừa là
phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và
dào dạt sức sống.
?. Phân tích cái đẹp, cái hay của hai câu thơ tiếp theo?
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

I. đọc - chú thích
2/ Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1/ Tìm hiểu khái quát văn bản.
a/ Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
Hai câu thơ tiếp theo miêu tả cánh buồm căng rất đẹp, một vẻ đẹp lãng mạn với
sự so sánh độc đáo bất ngờ:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao,
thiêng liêng & rất thơ mộng. Tế Hanh như nhận ra đó chính là biểu tượng của
linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái
hồn của sự vật. Sự so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn nhưng
đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao.
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

I. đọc - chú thích
2/ Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1/ Tìm hiểu khái quát văn bản.
a/ Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
b/ Cảnh thuyền cá về bến.
?. ở khổ thơ thứ ba những câu thơ nào thể hiện được không khí làng chài khi
đón thuyền cá trở về? Đó là không khí như thế nào?
Bốn câu đầu là một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá tươi ngon thân bạc trắng thật thích mắt, cả từ lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên "biển lặng" để người dân chài trở về an toàn với cá đầy ghe.
?. Em hãy phân tích hai câu thơ sau:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Câu đầu (Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng) là tả thực, câu sau là sáng tạo độc đáo
gợi cảm, rất thú vị: Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Thể hiện người lao động làng chài,
những đứa con của biển khơi: nước da ngăm nhuộm năng nhuộm gió, thân hình vạm vỡ
và thấm đậm vị mặn mòi, nồng toả "vị xa xăm" của biển khơi.
I. đọc - chú thích
2/ Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1/ Tìm hiểu khái quát văn bản.
a/ Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
b/ Cảnh thuyền cá về bến.
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

Người lao động làng chài, những đứa con của biển khơi: nước da ngăm nhuộm nắng nhuộm gió, thân hình vạm vỡ và thấm đậm vị mặn mòi, nồng toả "vị xa xăm" của biển khơi.
? Tâm hồn tinh tế, tài hoa và tấm lòng gắn bó sâu nặng của tác giả đối
với con người cùng cuộc sống lao động làng chài quê hương.
c/ Tình cảm của nhà thơ với quê hương.
?. Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và
con người của quê hương ông?
I. đọc - chú thích
2/ Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1/ Tìm hiểu khái quát văn bản.
a/ Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
b/ Cảnh thuyền cá về bến.
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

* Ghi nhớ.
c/ Tình cảm của nhà thơ với quê hương.
Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ thật giản dị, tự nhiên, như thốt ra từ trái tim:
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! Cậu học sinh Tế Hanh, đứa con hiếu thảo của
quê hương đang phải đi học xa quê đó cứ "luôn tưởng nhớ", nhớ tới cồn cào cái
"mùi nồng mặn" đặc trưng của quê hương. Với Tế Hanh, cái hương vị lao động
làng chài đó chính là hương vị riêng đầy quến rũ của quê hương. Nhà thơ đã cảm
nhận được chất thơ trong đời sống lao động hằng ngày của người dân, đó là 1 điều
đáng quý
I. đọc - chú thích
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

II. luyện tập.
Bài tập 1. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông?
Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
Cả A, B, C đều sai.
B
I. đọc - chú thích
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

II. luyện tập.
Bài tập 2. Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ đầu trong bài thơ Quê hương?
Giới thiệu nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.
Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.
Miêu tả cảnh sinh hoạt lao động của người dân làng chài.
Cả A, B, C đều sai.

A
II. luyện tập.
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

I. Đọc - Chú thích.
Bài tập 3. Trong bài thơ Quê hương, đoạn thứ hai (từ câu 3 đến câu 8) nói đến cảnh gì?
Cảnh đoàn thuyền ra khơi. C. Cảnh đánh cá ngoài khơi.
Cảnh đón thuyền cá về bến. D. Cảnh đợi chờ thuyền cá của người dân làng chài.
A
Bài tập 4. Hai câu thơ " Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã - Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang" sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Hoán dụ B. ẩn dụ C. Điệp từ D. So sánh

D
II. luyện tập.
Ngày dạy: 28 - 01 - 2008

Tuần 20. bài 19. Văn bản: Quê hương
- Tế Hanh -
Tiết 77 . Đọc - hiểu văn bản

I. Đọc - Chú thích.
Bài tập 5. Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của "dân chài lưới"?
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng - Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
C
Bài tập 6. Tế Hanh đã so sánh "cánh buồm" với cảnh nào?
A. Con tuấn mã B. Mảnh hồn làng C. Dân làng D. Quê hương
A
Bài tập 7. Hai câu thơ "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh B. ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hoá
D
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lệ Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)