Bài 19. Quê hương
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Trọng |
Ngày 02/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Quê hương thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
MÔN : NGỮ VĂN 8
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN M’DRĂK
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
NGƯỜI THỰC HIỆN: LÊ THỊ NHÀN
KIỂM TRA BÀI CŨ
Trả lời
Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, nhà thơ Thế Lữ muốn gửi gắm tâm sự gì qua bài thơ “Nhớ rừng”?
Nhà thơ Thế Lữ mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
GIỚI THIỆU BÀI
Ai cũng có một gia đình, một quê hương. Quê hương để lại trong ta biết bao kỷ niệm khó nói thành lời. Mỗi nhà thơ viết về quê hương mình tuy có những cách thể hiện khác nhau nhưng đều giống nhau ở tình yêu đằm thắm. Tế Hanh sinh ra và lớn lên ở làng chài nên được mệnh danh là “ Nhà thơ sông nước”. Ông đã gửi lòng mình qua bài thơ “Quê hương”. Với lời thơ trong sáng, nhiều hình ảnh sáng tạo, cảm xúc nồng hậu thiết tha, tình yêu quê hương của đứa con xa quê được trang trải qua những vần thơ đậm đà ý vị… Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I- Tìm hiểu chung
1.Tác giả-tác phẩm
a.Tác giả: Tế Hanh sinh 1921-2009, quê ở Quảng Ngãi
Thơ ông gắn bó sâu sắc với làng quê.
Ông viết về quê hương bằng tình cảm chân thành đằm thắm
Năm 1996 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
b. Tác phẩm:
- Bài thơ “Quê hương” được rút từ tập “Nghẹn ngào” (1939), là sáng tác mở đầu đầy ý nghĩa
Em hãy giới thiệu những hiểu biết của mình về nhà thơ Tế Hanh và xuất xứ của bài thơ “Quê hương”
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
1.Tác giả - tác phẩm
2. Thể thơ:
Thể thơ tám chữ.
3.Từ khó: SGK
II - Đọc –hiểu văn bản
1. Đọc
2.Bố cục:
Chia làm 3 phần
-Phần 1: Tám câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê và cảnh ra khơi đánh cá
-Phần 2:Tám câu thơ tiếp theo: Cảnh thuyền cá trở về bến
-Phần 3: Bốn câu cuối: Nỗi nhớ làng quê
Bài thơ có thể chia làm mấy phần?
Nội dung tương ứng
của từng phần?
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
Giọng đọc trong trẻo,nhẹ nhàng.
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II-Đọc hiểu văn bản:
Đọc
Bố cục
Phân tích
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhe, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II- Đọc - hiểu văn bản
3.Phân tích
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Trong kí ức nhà thơ làng quê được hiện lên như thế nào? Em nhận xét gì về cách giới thiệu ấy?
Nghề của làng
chài lưới
Vị trí của làng
cửa sông
gần biển
Không gian bát
ngát, thời gian
tính bằng
“ngày sông”
Bình dị, chân
thật như bản
chất dân
làng quê ông
Tình cảm trong trẻo, thiết tha,
đằm thắm
với quê hương
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II- Đọc - hiểu văn bản
3.Phân tích
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Cảnh ra khơi: Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Thiên nhiên đẹp, hứa hẹn chuyến ra khơi may mắn.
Dân trai tráng: Khỏe mạnh, vạm vỡ
? Cảnh đoàn thuyền cùng dân chài ra khơi đánh cá được hiện lên như thế nào?
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II- Đọc - hiểu văn bản
3.Phân tích
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi
đánh cá
- “Thuyền hăng như con tuấn mã”Hình ảnh so sánh toát lên vẻ đẹp hùng tráng, mạnh mẽ của người dân lao động
- “Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” hình ảnh ẩn dụ độc đáo, hồn làng vốn trừu tượng trở nên cụ thể.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
? Để miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng ra sao.
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II-Đọc - hiểu văn bản
3.Phân tích
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
? Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và khí thế của bà con làng chài ra khơi qua khổ thơ trên.
=> Khổ thơ trên sử dụng hàng loạt các động từ, tính từ, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng hoà cùng khí thế lao động đầy hứng khởi đã thể hịên khát vọng về ấm no và hạnh phúc của người dân chài
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II-Đọc- hiểu văn bản
3.Phân tích.
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi
b.Cảnh thuyền cá trở về bến
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II-Đọc- hiểu văn bản
3.Phân tích.
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi
b.Cảnh thuyền cá trở về bến
- Cảnh dân làng đón thuyền cá trở về bến: Ồn ào, tấp nập không khí đông vui, náo nhiệt. Hình ảnh “Cá đầy ghe” Cho thấy chuyến ra khơi may mắn, thắng lợi.
Người dân chài: “Da ngăm rám nắng”, “thân hình nồng thở vị xa xăm”… Toát lên vẻ đẹp khoẻ khoắn, mộc mạc, rắn rỏi, đặc trưng của người dân chài.
? Không khí bến cá khi đoàn thuyền trở về được tái hiện như thế nào? Em có nhận xét gì về chuyến ra khơi này.
? Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ như thế nào.
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II-Đọc- hiểu văn bản
3.Phân tích.
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi
b.Cảnh thuyền cá trở về bến
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Con thuyền được nhân hoá độc đáo trở thành một tâm hồn tinh tế, đang nằm lắng nghe chất mặn mòi của biển .
Khổ thơ vẽ lên một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui của bà con làng chài khi đón thuyền cá trở về.
? Em hãy nhận xét biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Tác dụng của nó.
? Cảm nhận của em về bức tranh lao động của bà con dân chài.
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II-Đọc - hiểu văn bản
3.Phân tích
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi
b.Cảnh thuyền cá trở về bến
c.Nỗi nhớ làng quê biển
? Nhớ về làng quê mình, nhà thơ Tế Hanh đã nhớ những gì? Tại sao tác giả lại nhớ nhất cái mùi nồng mặn của quê mình. ? Qua đó em thấy tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương mình như thế nào?
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Nhớ
Màu nước xanh
Cá bạc
Cánh buồm vôi
Mùi nồng mặn
Nỗi nhớ đa dạng: Màu sắc cảnh vật, hình dáng thấp thoáng con thuyền. Kết đọng lại mùi vị đặc trưng của làng chài
Tình cảm gắn bó sâu nặng với với quê hương
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM
Câu 1: Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật?
Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả
hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?
Câu 2: Nhà thơ Tế Hanh đã tái hiện bức tranh trong
sáng về miền biển – quê hương ông. Vậy muốn bảo vệ
được bức tranh tươi đẹp ấy chúng ta cần có thái độ như
thế nào đối với môi trường biển của Việt Nam?
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
Câu 1
-Lời thơ bình dị, gợi cảm, sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hoá, ẩn dụ sáng tạo và độc đáo
-Phương thức biểu cảm trữ tình
GỢI Ý TRẢ LỜI
GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 2: Môi trường biển hiện nay đang bị ô nhiễm bởi ý thức của con người. Chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ và phát huy nguồn tài nguyên giàu có của biển cả. Ngay bây giờ, bằng những hành động thực tiễn hãy cùng nhau bảo vệ môi trường biển ngày càng trong lành hơn
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II-Đọc - hiểu văn bản
III-Tổng kết
Nội dung
Bức tranh quê hương tươi sáng
Tình cảm quê hương thiết tha của tác giả
Nghệ thuật
Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá đặc sắc ….
Dùng từ ngữ điêu luyện, giọng văn giản dị, trong sáng…
? Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Quê hương
BÀI TẬP 1
Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương ông.
A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương..
C. Gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
D. Cả A, B, C đều sai.
( Hãy chọn đáp án đúng nhất)
B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương..
BÀI TẬP 2
Nghệ Thuật tiêu biểu nào được sử dụng trong bài thơ
( Hãy chọn đáp án đúng nhất)
A. So sánh, sử dụng từ ngữ có chọn lọc..
B. Ẩn dụ kết hợp với miêu tả..
C. Nhân hoá kết hợp với biểu cảm..
D. So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, miêu tả kết hợp cách sử dụng từ ngữ giản dị, lời thơ trong sáng
D. So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, miêu tả kết hợp cách sử dụng từ ngữ giản dị, lời thơ trong sáng
A/ BÀI CŨ
1. Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.
2. Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
3. Sưu tầm một số bài thơ nói về chủ đề quê hương.
B/ CHUẨN BỊ BÀI MỚI
KHI CON TU HÚ
1. Đọc hiểu văn bản.
2. Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tố Hữu
TIẾT HỌC KẾT THÚC
CHÀO TẠM BIỆT
MÔN : NGỮ VĂN 8
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN M’DRĂK
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
NGƯỜI THỰC HIỆN: LÊ THỊ NHÀN
KIỂM TRA BÀI CŨ
Trả lời
Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, nhà thơ Thế Lữ muốn gửi gắm tâm sự gì qua bài thơ “Nhớ rừng”?
Nhà thơ Thế Lữ mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
GIỚI THIỆU BÀI
Ai cũng có một gia đình, một quê hương. Quê hương để lại trong ta biết bao kỷ niệm khó nói thành lời. Mỗi nhà thơ viết về quê hương mình tuy có những cách thể hiện khác nhau nhưng đều giống nhau ở tình yêu đằm thắm. Tế Hanh sinh ra và lớn lên ở làng chài nên được mệnh danh là “ Nhà thơ sông nước”. Ông đã gửi lòng mình qua bài thơ “Quê hương”. Với lời thơ trong sáng, nhiều hình ảnh sáng tạo, cảm xúc nồng hậu thiết tha, tình yêu quê hương của đứa con xa quê được trang trải qua những vần thơ đậm đà ý vị… Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I- Tìm hiểu chung
1.Tác giả-tác phẩm
a.Tác giả: Tế Hanh sinh 1921-2009, quê ở Quảng Ngãi
Thơ ông gắn bó sâu sắc với làng quê.
Ông viết về quê hương bằng tình cảm chân thành đằm thắm
Năm 1996 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
b. Tác phẩm:
- Bài thơ “Quê hương” được rút từ tập “Nghẹn ngào” (1939), là sáng tác mở đầu đầy ý nghĩa
Em hãy giới thiệu những hiểu biết của mình về nhà thơ Tế Hanh và xuất xứ của bài thơ “Quê hương”
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
1.Tác giả - tác phẩm
2. Thể thơ:
Thể thơ tám chữ.
3.Từ khó: SGK
II - Đọc –hiểu văn bản
1. Đọc
2.Bố cục:
Chia làm 3 phần
-Phần 1: Tám câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê và cảnh ra khơi đánh cá
-Phần 2:Tám câu thơ tiếp theo: Cảnh thuyền cá trở về bến
-Phần 3: Bốn câu cuối: Nỗi nhớ làng quê
Bài thơ có thể chia làm mấy phần?
Nội dung tương ứng
của từng phần?
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
Giọng đọc trong trẻo,nhẹ nhàng.
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II-Đọc hiểu văn bản:
Đọc
Bố cục
Phân tích
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhe, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II- Đọc - hiểu văn bản
3.Phân tích
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Trong kí ức nhà thơ làng quê được hiện lên như thế nào? Em nhận xét gì về cách giới thiệu ấy?
Nghề của làng
chài lưới
Vị trí của làng
cửa sông
gần biển
Không gian bát
ngát, thời gian
tính bằng
“ngày sông”
Bình dị, chân
thật như bản
chất dân
làng quê ông
Tình cảm trong trẻo, thiết tha,
đằm thắm
với quê hương
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II- Đọc - hiểu văn bản
3.Phân tích
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Cảnh ra khơi: Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Thiên nhiên đẹp, hứa hẹn chuyến ra khơi may mắn.
Dân trai tráng: Khỏe mạnh, vạm vỡ
? Cảnh đoàn thuyền cùng dân chài ra khơi đánh cá được hiện lên như thế nào?
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II- Đọc - hiểu văn bản
3.Phân tích
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi
đánh cá
- “Thuyền hăng như con tuấn mã”Hình ảnh so sánh toát lên vẻ đẹp hùng tráng, mạnh mẽ của người dân lao động
- “Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” hình ảnh ẩn dụ độc đáo, hồn làng vốn trừu tượng trở nên cụ thể.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
? Để miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng ra sao.
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II-Đọc - hiểu văn bản
3.Phân tích
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
? Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và khí thế của bà con làng chài ra khơi qua khổ thơ trên.
=> Khổ thơ trên sử dụng hàng loạt các động từ, tính từ, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng hoà cùng khí thế lao động đầy hứng khởi đã thể hịên khát vọng về ấm no và hạnh phúc của người dân chài
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II-Đọc- hiểu văn bản
3.Phân tích.
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi
b.Cảnh thuyền cá trở về bến
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II-Đọc- hiểu văn bản
3.Phân tích.
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi
b.Cảnh thuyền cá trở về bến
- Cảnh dân làng đón thuyền cá trở về bến: Ồn ào, tấp nập không khí đông vui, náo nhiệt. Hình ảnh “Cá đầy ghe” Cho thấy chuyến ra khơi may mắn, thắng lợi.
Người dân chài: “Da ngăm rám nắng”, “thân hình nồng thở vị xa xăm”… Toát lên vẻ đẹp khoẻ khoắn, mộc mạc, rắn rỏi, đặc trưng của người dân chài.
? Không khí bến cá khi đoàn thuyền trở về được tái hiện như thế nào? Em có nhận xét gì về chuyến ra khơi này.
? Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ như thế nào.
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II-Đọc- hiểu văn bản
3.Phân tích.
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi
b.Cảnh thuyền cá trở về bến
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Con thuyền được nhân hoá độc đáo trở thành một tâm hồn tinh tế, đang nằm lắng nghe chất mặn mòi của biển .
Khổ thơ vẽ lên một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui của bà con làng chài khi đón thuyền cá trở về.
? Em hãy nhận xét biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Tác dụng của nó.
? Cảm nhận của em về bức tranh lao động của bà con dân chài.
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II-Đọc - hiểu văn bản
3.Phân tích
a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi
b.Cảnh thuyền cá trở về bến
c.Nỗi nhớ làng quê biển
? Nhớ về làng quê mình, nhà thơ Tế Hanh đã nhớ những gì? Tại sao tác giả lại nhớ nhất cái mùi nồng mặn của quê mình. ? Qua đó em thấy tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương mình như thế nào?
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Nhớ
Màu nước xanh
Cá bạc
Cánh buồm vôi
Mùi nồng mặn
Nỗi nhớ đa dạng: Màu sắc cảnh vật, hình dáng thấp thoáng con thuyền. Kết đọng lại mùi vị đặc trưng của làng chài
Tình cảm gắn bó sâu nặng với với quê hương
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM
Câu 1: Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật?
Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả
hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?
Câu 2: Nhà thơ Tế Hanh đã tái hiện bức tranh trong
sáng về miền biển – quê hương ông. Vậy muốn bảo vệ
được bức tranh tươi đẹp ấy chúng ta cần có thái độ như
thế nào đối với môi trường biển của Việt Nam?
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
Câu 1
-Lời thơ bình dị, gợi cảm, sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hoá, ẩn dụ sáng tạo và độc đáo
-Phương thức biểu cảm trữ tình
GỢI Ý TRẢ LỜI
GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 2: Môi trường biển hiện nay đang bị ô nhiễm bởi ý thức của con người. Chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ và phát huy nguồn tài nguyên giàu có của biển cả. Ngay bây giờ, bằng những hành động thực tiễn hãy cùng nhau bảo vệ môi trường biển ngày càng trong lành hơn
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I-Tìm hiểu chung
II-Đọc - hiểu văn bản
III-Tổng kết
Nội dung
Bức tranh quê hương tươi sáng
Tình cảm quê hương thiết tha của tác giả
Nghệ thuật
Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá đặc sắc ….
Dùng từ ngữ điêu luyện, giọng văn giản dị, trong sáng…
? Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Quê hương
BÀI TẬP 1
Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương ông.
A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương..
C. Gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
D. Cả A, B, C đều sai.
( Hãy chọn đáp án đúng nhất)
B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương..
BÀI TẬP 2
Nghệ Thuật tiêu biểu nào được sử dụng trong bài thơ
( Hãy chọn đáp án đúng nhất)
A. So sánh, sử dụng từ ngữ có chọn lọc..
B. Ẩn dụ kết hợp với miêu tả..
C. Nhân hoá kết hợp với biểu cảm..
D. So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, miêu tả kết hợp cách sử dụng từ ngữ giản dị, lời thơ trong sáng
D. So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, miêu tả kết hợp cách sử dụng từ ngữ giản dị, lời thơ trong sáng
A/ BÀI CŨ
1. Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.
2. Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
3. Sưu tầm một số bài thơ nói về chủ đề quê hương.
B/ CHUẨN BỊ BÀI MỚI
KHI CON TU HÚ
1. Đọc hiểu văn bản.
2. Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tố Hữu
TIẾT HỌC KẾT THÚC
CHÀO TẠM BIỆT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Trọng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)