Bài 19. Một số thân mềm khác

Chia sẻ bởi Phùng Thị Lượng | Ngày 05/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Một số thân mềm khác thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô đến dự giờ sinh học hôm nay
Trường THCS Thái Hoà
GV: Phùng Thị Lượng
Kiểm tra bài cũ
Trai lấy thức ăn bằng cách nào?
Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa
như thế nào với môi trường nước?
Tiết 21
Một số thân mềm khác
I.Một số đại diện.
1.Hãy quan sát một số hình ảnh sau,kết hợp thông tin ở SGK trang 65.Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện?
Ốc sên: sống trên cạn ăn lá cây. Cơ thể gồm 4 phần: đầu, thân, chân, áo. Thở bằng phổi (thích nghi đời sống ở cạn).
Mực: Sống ở biển, vỏ tiêu giảm (mai mực). Cơ quan di chuyển phân hoá thành 2 tua dài và 8 tua ngắn
Bạch tuộc: Sống ở biển, vỏ tiêu giảm hoàn toàn, có 8 tua, săn mồi tích cực.
Sò: Sống ở ven biển,có 2 mảnh vỏ, có giá trị xuất khẩu.
*ốc v ặn: sống ở nước ngọt, có một vỏ xoắn ốc, có giá trị thực phẩm
Tìm các đại diện tương tự
mà em gặp ở địa phương?
Ngoài ra còn có một loài cùng họ hàng với mực nhưng có vỏ phủ cơ thể như vỏ ốc đó là ốc anh vũ
Một số đại diện thân mềm






-Thân mềm có số loài lớn: ốc sên, mực, bạch tuộc, sò, ốc vặn…
-Sống ở cạn, nước ngọt, nước mặn.
-Chúng có lối sống vùi lấp, bò chậm chạp hay di chuyển với tốc độ cao (bơi).
Thân mềm có số lượng loài như thế nào?
Thân mềm sống ở những môi trường nào?
Thân mềm có lối sống như thế nào?
II.Một số tập tính ở thân mềm
1. Tập tính ở ốc sên.
Ốc sên đào hốc sâu rồi chui xuống đẻ trứng vào đó, ốc sên con ra đời sau vài tuần.
-Ốc sên tự vệ bằng cách nào ?
- Ốc sên đào lỗ đẻ trứng có ý nghĩa sinh học gì ?
Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù
Tự vệ bằng cách thu mình trong vỏ.
- Đào lỗ đẻ trứng ->Bảo vệ trứng.
II.Một số tập tính ở thân mềm
1. Tập tính ở ốc sên.
2. Tập tính ở mực
Mực săn mồi như thế nào trong 2 cách: Đuổi bắt mồi và rình mồi một chỗ (đợi mồi đến để bắt)
-Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ? Hoả mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để chạy chốn không?
Thảo luận
II.Một số tập tính ở thân mềm
1. Tập tính ở ốc sên.
Tự vệ bằng cách thu mình trong vỏ.
- Đào lỗ đẻ trứng ->Bảo vệ trứng.
2. Tập tính ở mực
-Săn mồi bằng cách rình bắt
-Phun hoả mù để chạy chốn khi gặp kẻ thù
-Chăm sóc trứng…
Vì sao thân mềm có nhiều tập tính thích nghi lối sống?
Nhờ thần kinh phát triển
Tiết 21: MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
I. Một số đại diện.
-Thân mềm có số loài lớn: ốc sên, mực, bạch tuộc, sò…
-Sống ở cạn, nước ngọt, nước mặn.
-Chúng có lối sống vùi lấp, bò chậm chạp hay di chuyển với tốc độ cao (bơi).
II. Một số tập tính ở thân mềm.
1. Tập tính ở ốc sên.
-Tự vệ bằng cách thu mình trong vỏ.
- Đào lỗ đẻ trứng ->Bảo vệ trứng.
2. Tập tính ở mực.
-Săn mồi bằng cách rình bắt
-Phun hoả mù để chạy chốn khi gặp kẻ thù
-Chăm sóc trứng…

1. Động vật nào sau đây không có vỏ cứng đá vôi bao ngoài cơ thể?
a. Sò
b. Ốc sên
c.Bạch tuộc
d.Nghêu
BÀI TẬP CỦNG CỐ
2. Động vật thân mềm sống ở cạn là:
a. Bạch tuộc
b. Mực
c. Sò
d. Ốc sên
BÀI TẬP CỦNG CỐ
4. Động vật nào dưới đây có hại cho mùa màng?
a. Ốc vặn
b. Ốc bươu vàng
c. Trai sông
d. Tất cả đều đúng
BÀI TẬP CỦNG CỐ
5. Đặc điểm mực khác với bạch tuộc là:
a. Có mai cứng ở phía lưng
b. Sống ở biển
c. Là thực phẩm cho con người
d. Là động vật thân mềm
BÀI TẬP CỦNG CỐ

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
-Học bài , trả lời câu hỏi SGK vào vở.
Sưu tầm một số thân mềm
Tìm hiểu vai trò của ngành thân mềm
chân thànhcảm ơn
các thầy cô đã về dự giờ sinh lớp 7c
chúc các thầy cô mạnh khoẻ -hạnh phúc
chúc các em chăm ngoan học giỏi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phùng Thị Lượng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)