Bài 19. Một số thân mềm khác

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Kha | Ngày 04/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Một số thân mềm khác thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
TRƯỜNG THCS HỒNG BÀNG
BÀI 19
MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 90 nghìn loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc,hến, ngao, mực, bạch tuộc. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà.
I.MỘT SỐ THÂN MỀ M KHÁC
I.MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
1.BẠCH TUỘC
Bạch tuộc là một loại sinh vật thân ngắn, mềm, hình ôvan, thuộc bộ Octopoda sống dưới đáy biển. Có khoảng 289 đến 300 loài bạch tuộc, chiếm hơn 1/3 tổng số động vật thân mềm.
I.MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
I.MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
2. MỰC (MỰC ỐNG)
Bộ Mực ống (danh pháp khoa học: Teuthida) là một nhóm động vật biển thuộc siêu bộ Mười chân (Decapodiformes) của lớp Chân đầu (Cephalopoda). Mực ống có phần thân và phần đầu rõ ràng. Thân cân xứng hai phía, có da và có 8 tay và một cặp xúc tu. Mực ống có chứa hợp chất mực màu đen trong cơ thể, khi gặp nguy hiểm, mực phun ra tạo màn đen dày đặc, qua đó lẫn trốn khỏi nguy cơ đe dọa.
I.MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
I.MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
3. ỐC SÊN
Ốc sên (danh pháp khoa học: Achatina fulica) là loài động vật thân mềm sống trên cạn, thuộc họAchatinidae.
I.MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
II.TẬP TÍNH Ở THÂN MỀM
1. TẬP TÍNH Ở BẠCH TUỘC
Ba cơ chế phòng thủ tiêu biểu của bạch tuộc là phun mực, ngụy trang và tự tháo bỏ tua. Hầu hết loài bạch tuộc có thể phun ra một loại mực hơi đen và dày như một đám mây lớn để thoát khỏi kẻ thù. Thành phần chính của loại mực đó là melanin, nó cũng là hóa chất tạo nên màu tóc và da của con người. Loại mực này cũng làm át mùi giúp bạch tuộc dễ dàng lẩn trốn những loài thú ăn thịt khát máu như cá mập
II.TẬP TÍNH Ở THÂN MỀM
II.TẬP TÍNH Ở THÂN MỀM
2. TẬP TÍNH GIAO PHỐI, ĐẺ TRỨNG, NUÔI CON Ở BẠCH TUỘC
Khi giao cấu, bạch tuộc đực dùng một tua đưa những bào tinh vào trong người bạch tuộc cái. Tua giao cấu, thường là tua thứ ba bên phải, sẽ tách khỏi bạch tuộc đực trong thời gian giao cấu. Những con đực chết trong vòng vài tháng sau khi giao cấu. Những con cái có thể giữ tinh dịch trong người chúng cho đến khi trứng trưởng thành. Sau khi được thụ tinh, bạch tuộc cái đẻ khoảng 200.000 trứng (số lượng này tùy thuộc vào mỗi loại và mỗi cá nhân). Bạch tuộc mẹ chăm sóc trứng, bảo vệ chúng khỏi những loài thú ăn thịt và thổi nước qua trứng để cung cấp ôxy. Bạch tuộc mẹ không ăn trong suốt một tháng chăm sóc những quả trứng không nở. Trong khoảng thời gian trứng nở, bạch tuộc mẹ chết và những con bạch tuộc con còn là ấu trùng mất một thời gian trong đám sinh vật trôi nổi, chúng ăn cua bể và ấu trùng sao biển cho tới khi chúng đủ lớn và chìm xuống đáy đại dương. Ở một số nơi sâu hơn, bạch tuộc con không trải qua quá trình này. Đây là một khoảng thời gian nguy hiểm cho những con bạch tuộc con vì chúng có thể bị những sinh vật ăn động vật trôi nổi tấn công.
II.TẬP TÍNH Ở THÂN MỀM
III.BẠN CÓ BIẾT ?
Có 1 đại diện khác thuộc Ngành Thân Mềm, có họ hàng với mực,…
Có 1 loài có tên gọi giống Thỏ, nhưng thực chất chẳng phải Thỏ…
Có 1 loài được làm thức ăn..
ĐÓ LÀ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT GÌ ?
III.BẠN CÓ BIẾT ?
1. ỐC ANH VŨ
Ốc anh vũ (danh pháp khoa học: Nautilus pompilius), sống dưới đáy biển sâu vài trăm mét vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Ốc anh vũ là loài động vật thân mềm (nhuyễn thể) rất cổ xưa, đến nay đã trải qua cuộc đời dâu bể 350 triệu năm. Nó là một trong 4 loài ốc anh vũ của chi Nautilus còn sinh tồn nên được coi là một dạng hóa thạch sống, đồng thời nó cũng là loài điển hình của chi Nautilus và họ Lautilidae. Đây cũng là loài duy nhất bắt gặp tại Việt Nam
- Ốc anh vũ có chiếc vỏ cứng rất đẹp, bên ngoài có vằn hình lượn sóng xám đỏ xen nhau, bên trong là lớp xà cừ trắng bạc long lanh, có thể được coi là thứ đồ trang sức đẹp. Thân ốc mềm nằm trong vỏ, đối xứng 2 bên. Từ trung tâm vỏ óc ra đến miệng có những lớp màng ngăn chia vỏ thành hơn 30 buồng khí, cơ thể ốc chỉ chiếm một gian ngoài cùng, các gian còn lại đều bỏ trống. Giữa các buồng có ống thông, dùng để điều tiết sự phân bố khí, làm cho ốc nổi hoặc chìm.
III.BẠN CÓ BIẾT ?
Ốc anh vũ thường nằm phục dưới đáy biển sâu, nó bò bằng xúc tu, phục kích trong đá san hô và đá; đôi khi phun phễu để di chuyển. Nhất là vào những lúc sau cơn bão vào buổi chiều, chúng kéo đàn nổi lên mặt nước, nhưng chỉ một lát rồi lại trở về đáy biển.
III.BẠN CÓ BIẾT ?
III.BẠN CÓ BIẾT ?
III.BẠN CÓ BIẾT ?
2. THỎ BIỂN
Thỏ biển thực ra không phải là thỏ mà là động vật nhuyễn thể, thuộc loại có vỏ sống ở biển nông. Nhưng vỏ đã thoái hóa thành màng cutin trong suốt không xoáy ốc, vùi dưới lớp màng ngoài ở phần lưng bề ngoài không nhìn thấy.
III.BẠN CÓ BIẾT ?
Thỏ biển có 2 cặp xúc tu trên đầu, cặp trước là ống xúc giác, cặp sau là ống khứu giác. Khi bò, 2 cặp xúc tu này vươn về phía trước và 2 bên, khi nằm yên dựng đứng lên trên trông rất giống cặp tai thỏ nên được gọi là thỏ biển.
III.BẠN CÓ BIẾT ?
III.BẠN CÓ BIẾT ?
3. HẾN
Hến là loài động vật nhuyễn thể thuộc lớp hai mãnh vỏ, cùng họ với trai, cỡ nhỏ, vỏ cứng hình tròn, sống ở vùng cả nước mặn (ven biển), nước lợ (cửa sông) và nước ngọt, như hồ,sông, suối.
III.BẠN CÓ BIẾT ?
Hến chỉ nhỉnh hơn đầu ngón tay út, có vỏ hình bầu dục hay tam giác, có khi gần tròn, cân đối, phồng to và dầy. Vùng đỉnh vỏ nhô cao. Phần đầu và đuôi gần bằng nhau. Cạnh trước và sau đều tròn, cạnh bụng cong nhiểu hơn. Mặt ngoài vỏ nhẵn và bóng, màu vàng xanh hayvàng đen. Mặt trong màu trắng hay xám
III.BẠN CÓ BIẾT ?
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ & CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)