Bài 19. Khi con tu hú
Chia sẻ bởi Nguyễn Klan |
Ngày 03/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Khi con tu hú thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Bài giảng ngữ văn 8
Giáo viên:Nguyễn Thị Phương Lan
Đơn vị: Trường THCS Sài Sơn
Kiểm tra bài cũ
1. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông ?
A- Nhớ thương về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
B- Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
C- Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
D- Cả A, B, C đều sai
2. Ý nào nói đúng nhất nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ “Quê Hương ”của nhà thơ Tế Hanh ?
A- Sự sáng tạo hình ảnh thơ
B- Sử dụng các biện pháp tu từ :nhân hoá, so sánh, ẩn dụ và sự chuyển đổi cảm giác
C- Những vần thơ bình dị chân thành cảm xúc
D- Cả A,B,C đều đúng .
Tiết 77: Văn bản KHI CON TU HÚ
- Tố Hữu -
I- Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
a) Tác giả:
- Tên thật Nguyễn Kim Thành, quê thừa Thiên- Huế.
- Cuộc đời thơ gắn liền với cuộc đời hoạt động Cách mạng.
- Là lá cờ đầu của nền thơ ca Cách mạng Việt nam.
b) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
Tháng 7/1939, khi nhà thơ đang bị giam trong nhà lao Thừa Thiên
Tố Hữu (1920 – 2002)
2.Từ khó:
4. Bố cục:
Hai phần
a) Sáu câu đầu: Bức tranh mùa hè
b) Bốn câu cuối: Tâm trạng của người tù
5. Thể thơ: Lục bát
3. Nội dung:
Khi con tú hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏngcuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài
+ bầy
+ rây
Tiết 77: Văn bản KHI CON TU HÚ
- Tố Hữu -
Âm thanh: tu hú gọi bầy; ve ngân; sáo diều
Màu sắc:bắp rây vàng; nắng đào; trời xanh.
Hương vị: trái ngọt dần
Hình ảnh: lúa chiêm đương chín; vườn râm; trời xanh, rộng, cao; đôi diều sáo lộn nhào tầng không;
Sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, khao khát tự do
Miêu tả vừa khái quát vừa tỉ mỉ + nghệ thuật liên tưởng
Bức tranh thiên nhiên mùa hè rực rỡ sắc màu, rộn ràng âm thanh, ngọt ngào hương vị, khoáng đạt, tự do
I- Đọc và tìm hiểu chung
II- Đọc- hiểu văn bản
1. Bức tranh mùa hè
Tiết 77: Văn bản KHI CON TU HÚ
- Tố Hữu -
I- Đọc và tìm hiểu chung
II- Đọc- hiểu văn bản
1. Bức tranh mùa hè
2. Tâm trạng của người tù
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Cách ngắt nhịp bất thường + từ ngữ mạnh + câu cảm thán trực tiếp bộc lộ tâm trạng ngột ngạt, uất hận vì mất tự do
Khát khao hành động “đạp tan phòng” thoát khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do.
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
“cứ kêu” gợi sự liên tục, không dứt tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống
Bài tập trắc nghiệm
1. Giá trị nghệ thuật của bài thơ “Khi con tu hú” là:
A- tả cảnh đất trời vào hè có hồn, đầy sức sống;
B- tả tình sôi nổi, sâu sắc và da diết;
C- thể thơ lục bát uyển chuyển, giọng thơ tự nhiên, cảm xúc dạt dào;
D- Gồm cả ba ý trên
2. Ý nào nói đúng nhất tâm trạng của người tù - chiến sĩ được thể hiện trong bài thơ “khi con tu hú” ?
A- Lòng yêu cuộc sống , khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày
B- Buồn bực vì chim tu hú ngoài trời ngoài trời cứ kêu.
C- Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù
D- Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn ngục tù
Tiết 77 Văn bản KHI CON TU HÚ
- Tố Hữu
I- Đọc và tìm hiểu chung
II- Đọc- hiểu văn bản
1. Bức tranh mùa hè: đầy màu sắc, âm thanh, hương vị, đẹp và dạt dào sức sống
2. Tâm trạng người tù: ngột ngạt, uất ức và khao khát tự do mãnh liệt
3. Ghi nhớ
Khi con tu hú của Tố Hữu là bài thơ lục bát giản dị, thiết tha thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày
III- Luyện tập
1. Đọc diễn cảm bài thơ.
2. Bài về nhà: Tìm đọc bài “Tâm tư trong tù”; “Con chim của tôi”
Giờ học kết thúc
Xin chân thành cảm ơn thầy cô và các em !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Klan
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)