Bài 19. Khi con tu hú

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Lan Thanh | Ngày 03/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Khi con tu hú thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:




KIỂM TRA BÀI CŨ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương của Tế Hanh?
? Hình ảnh nào trong bài thơ gây cho em ấn tượng xúc động nhất? Vì sao?
KHI CON TU HÚ
(Tố Hữu)
I. Tìm hiểu chung:
Tác giả:
Tố Hữu(1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
Quê ở xã Quảng Thọ- Quảng Điền- Thừa Thiên Huế.
Ông giác ngộ lí tưởng khi đang học ở trường Quốc học.
Tháng 4-1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ…
Tháng 3-1942 ông vượt ngục, bắt liên lạc với Đảng và tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở Huế.
Sau cách mạng, ông đảm nhiệm nhiều trọng trách trong Đảng và chính quyền.
- Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
2. Tác phẩm:
Các tác phẩm chính: Các tập thơ:
Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn…
- Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong nhà lao Thừa phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.
- Bố cục bài thơ:
+ Sáu câu đầu:
Tiếng chim tu hú thức dậy mùa hè rực rỡ trong lòng nhà thơ.
+ Bốn câu cuối:
Tiếng chim tu hú bừng thức khát vọng cháy bỏng trong lòng người tù.
II. Hướng dẫn đọc – Tìm hiểu chi tiết:
Bức tranh mùa hè:
Tiếng chim tu hú đã thức dậy cái gì trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ lần đầu tiên bị tù đày?
* Tiếng chim tu hú → Gợi khung cảnh mùa hè bên ngoài xà lim:
Một bức tranh mùa hè trẻ trung, rộn rã đầy sức sống: (Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần, dậy tiếng ve ngân, bắp vàng hạt, đầy sân nắng đào, diều sáo …).
Một bức tranh rộn ràng âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, khoáng đạt, tự do.
→ Niềm khát khao tự do mãnh liệt, sức sống tuổi trẻ, tâm hồn lãng mạn của người chiến sĩ trẻ.
2. Tâm trạng của người chiến sĩ trong tù:
Tâm trạng của người chiến sĩ trẻ ở đoạn thơ này được bộc lộ khác đoạn trên ở chỗ nào?
Ở đoạn thơ này tâm trạng của nhân vât trữ tình được bộc lộ trực tiếp. Đó là tâm trạng u uất, ngột ngạt, bí bức, đầy đau khổ.
NT: Cách ngắt nhịp khác thường:
2-2-2, 6-2, 3-3, 6-2
Sử dụng các động từ: Đạp, ngột, chết uất;
Cùng các thán từ: Ôi, thôi, làm sao.
→ Tất cả góp phần thể hiện tâm trạng đó.
Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ gợi cho người đọc liên tưởng gì?
Tiếng chim Tiếng chim tu hú mở đầu bài thơ gợi ra bức tranh mùa hè trong tưởng tượng với tâm trạng náo nức, bồn chồn của nhà thơ.
Tiếng chim ở câu cuối lại nhấn vào tâm trạng và cảm giác u uất, bực bội, ngột ngạt…muốn tung phá để dành lại tự do của người tù.
→Tiếng chim → thay đổi diễn biến tâm trạng loogic.
Tiếng chim là tiếng gọi tự do, tiếng gọi tha thiết của cuộc sống.
III. Tổng kết:
NT:
- Tiếng chim tu hú gợi nguồn cảm xúc; hai đoạn thơ là hai cảnh, hai tâm trạng khác nhau mà vẫn thống nhất, loogic.
Giọng điệu thơ tự nhiên trong sáng…
2. ND:
Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Lan Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)