Bài 19. Khi con tu hú

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyền | Ngày 02/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Khi con tu hú thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ

- Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
- Nêu nội dung chính của văn bản.
Bài 19: Tiết 78
KHI CON TU HÚ
Tố Hữu
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả :
- Tố Hữu ( 1920 – 2003), tên thật Nguyễn Kim Thành, quê ở Huế.
- Ông được xem là Con chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng và kháng chiến.



2/ Bài thơ :
Sáng tác 7/1939 , trích tập thơ Từ ấy , khi tác giả bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế ).
3/ Thể loại :
Thơ lục bát


Tu hú : là loại chim lông màu đen ( con mái lông đen có đốm trắng) lớn hơn chim sáo thường kêu vào mùa hè.
KHI CON TU HÚ

Khi con tú hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Huế, tháng 7 -1939
(Tố Hữu, Từ ấy, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)
KHI CONTU HÚ.
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
Ngột lảm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !
Huế, tháng 7- 1939
( Tố Hữu, Từ ấy , st: 1937 -1946)
Cảnh thiên nhiên vào hè
Tâm trạng người tù cách mạng

Tìm hiểu nhan đề bài thơ?
II/ Đọc - hiểu văn bản :
1/ Nhan đề bài thơ :
Là một vế phụ của một câu chưa trọn ý  báo hiệu mùa hè đến, người tù cách mạng cảm thấy ngột ngạt, thèm khát cuộc sống tự do bên ngoài.


Tìm hiểu khung cảnh mùa hè trong 6 câu thơ đầu.
2/ Cảnh mùa hè trong tâm tưởng người tù cách mạng (6 câu đầu).

KHI CONTU HÚ.
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Nt: miêu tả, liệt kê  bức tranh mùa hè đẹp, rộn ràng, đầy sức sống.
Khi con tu hú gọi bầy
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
- Âm thanh :
+Tu hú gọi bầy, tiếng ve ngân, sáo diều.
 tín hiệu mùa hè, đánh thức, bắt nhịp cho tất cả.
=> rộn rã, sống động.
2) Cảnh thiên nhiên vào hè.
- Cảnh vật :
Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
lúa chín, trái cây ngọt, vườn râm, bắp vàng, nắng đào, trời xanh.
 rực rỡ, hương vị ngọt ngào.
- Không gian :
“ trời xanh …từng không”
 cao rộng, khoáng đạt.
Lòng yêu cuộc sống sâu sắc của tác giả.
VƯỜN RÂM
PHƯỢNG VĨ TRÊN ĐƯỜNG PHỐ HUẾ
PHƯỢNG NỞ BÊN CẦU TRÀNG TIỀN- HUẾ

Tìm hiểu tâm trạng người tù cách mạng
trong 4 câu thơ cuối.
3/ Tâm trạng người tù cách mạng ( 4 câu cuối )
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
Ngột lảm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !
KHI CONTU HÚ.
3. Tâm trạng của người tù cách mạng
- Âm thanh : « tu hú ngoài trời cứ kêu » lặp lại âm thanh  cuộc sống tương phản giữa tự do và giam cầm.
==> Tâm trạng uất ức, đau khổ và niềm khao khát tự do cháy bỏng.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
- Hành động :
đạp tan phòng hè ôi
→ NT: nhân hoá, nói quá
 khao khát tự do.
- Cảm giác :
Ngột lảm sao chết uất thôi
ngột làm sao, chết uất thôi
→NT: cảm thán
 tù túng, ngột ngạt cao độ.

So sánh tiếng chim tu hú ở câu thơ đầu và câu cuối có gì giống nhau và khác nhau ?
Giống nhau : Tiếng chim tu hú ở cả hai câu đều là tiếng gọi tha thiết của tự do.
Khác nhau :
+ Tiếng tu hú ( câu đầu ) gợi ra cảnh mùa hè tươi vui trong tâm trạng háo hức, bồn chồn của tác giả.
+ Tiếng tu hú ( câu cuối ) như thúc giục cuộc sống tự do làm cho tác giả vô cùng đau khổ, bực bội, tức tối.

Tiết 78 - Văn bản:
Tố Hữu
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát.
- Ẩn dụ, tương phản, đối lập.
2. Nội dung:
Tình yêu cuộc sống.
Niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày.
Tiếng chim tu hú thức dậy
Bức tranh mùa hè
Rộn rã âm thanh Rực rỡ sắc màu Ngọt ngào hương vị
Bức tranh đẹp: đầy sức sống, kết đọng hình ảnh tự do
Khát vọng
Bức tranh tâm trạng
U uất ngột ngạt, muốn đập tan xiềng gông
Yêu đời, yêu tự do gắn bó với cuộc sống quê hương
Tự do
SƠ ĐỒ CỦNG CỐ NỘI DUNG BÀI HỌC
Bài tập 1: Y� nào nói đúng nhất tâm trạng người tù chiến sĩ
được thể hiện ở 4 câu thơ cuối trong bài thơ: Khi con tu hú?

Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng.

Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù.

Buồn bực vì chim tu hú ngoài trời cứ kêu.

Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn tù ngục.



A
B�i t?p 2: Các nhận định dưới đây đúng hay sai?

1.Bài thơ: Khi con tu hú đã thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
A. Đúng B. Sai

2.Bằng khả năng quan sát nhạy bén, Tố Hữu đã vẽ ra một bứctranh thiên nhiên tươi đẹp qua 6 câu thơ đầu của bài.
A. Đúng B. Sai

3.Bài thơ : Khi con tu hú được khơi nguồn từ tiếng chim tu hú gọi bầy.
A. Đúng B. Sai
A
A
B
IV.HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Học thuộc bài thơ.
Học thuộc tác giả, tác phẩm, ghi nhớ.
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về tâm hôn của người tù cách mạng.
1) Bài học: Khi con tu hú của Tố Hữu
2) Bài mới: Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh
Đọc bài thơ
Tác giả Hồ Chí Minh
Tìm đọc một số bài thơ của Bác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)