Bài 19. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Chia sẻ bởi Trần Quang Trọng | Ngày 08/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

xin kính chào
các thầy cô giáo! về dự giờ dạy hội thảo chuyên đề môn ngữ văn.
nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ.
chúc các em học sinh giành được nhiều điểm tốt.
9
10
9
10
10
ngữ văn Tiết 100:
Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Xét các đề văn:
Đề 1. Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.
Đề 2. Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống vẫo dịu nỗi đau của họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó


Đề 3. Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó
Đề 4. Đọc mẩu chuyện sau đây và nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật.
Đề bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống có mấy điểm cần lưu ý:
- Có sự việc hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương.
- Có sự việc hiện tượng không tốt cần lưu ý, phê phán, nhắc nhở.
- Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể , một mẩu tin để người làm bài sử dụng; có đề không cung cấp nội dung sẵn, mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc hiện tượng đó.
- Mệnh lệnh trong đề thường là: "nêu suy nghĩ của mình" , "nêu nhận xét , suy nghĩ của mình", " nêu ý kiến" ," bày tỏ thái độ...".
Nhà trường với vấn đề môi trường:
Các phương tiện thông tin đại chúng luôn cảnh báo về hiện tượng tàn phá rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đang diễn ra một cách ồ ạt ở một số tỉnh. Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
Nhà trường với vấn đề an toàn giao thông:
Hiện nay trên đường phố có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu và gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Em có nhận xét gì về hiện tượng trên
II. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
2. Lập dàn bài
3. Viết bài
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
Cho đề văn: báo đưa tin: " Bạn Phạm Văn Nghĩa, học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở Bắc Sơn, quận Gò Vấp, nhà ở Hóc Môn, Nghĩa thường ra đồng giúp mẹ trồng trọt.
Một hôm mẹ thấy Nghĩa cầm tờ giấy hứng cái gì, mẹ hỏi: " Con làm gì đấy?". Nghĩa trả lời: "Con thụ phấn cho bắp".Vụ ấy ruộng bắp nhà Nghĩa năng suất cao hơn mọi năm.
ở nhà Nghĩa còn nuôi gà, nuôi heo. Em còn làm một cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt.
Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào " Học tập Phạm Văn Nghĩa". Phong trào ấy được các bạn học sinh nhiệt liệt hưởng ứng".
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
Tìm hiểu đề và tìm ý
* Tìm hiểu đề:
- Đề thuộc loại gì?
- Đề nêu lên sự việc hiện tượng nào trong cuộc sống?
- Đề yêu cầu chúng ta làm gì ?
* Tìm ý:
Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì?
Vì sao Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ?
Nếu mọi học sinh đều làm được như Nghĩa thì có tác dụng như thế nào?
Những việc làm của Nghĩa
Nếu có ý thức sống có ích thì mỗi người có thể hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường nhưng có hiệu quả.
Vì sao Thành đoàn Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ?
Bạn là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất kì ai cũng làm như thế được, cụ thể:
+ Nghĩa là người con thương yêu mẹ, biết giúp đỡ mẹ trong những công việc đồng áng.
+ Nghĩa là một học sinh biết kết hợp giữa học và hành.
+ Nghĩa là học sin h có đầu óc sáng tạo như làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt.
=> Học tập Nghĩa là noi theo tấm gương có hiếu với cha mẹ, có ý thức học tập kết hợp với thực hành., có đầu óc sáng tạo; đó là những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn.
Nếu mọi học sinh đều làm được như Nghĩa thì có tác dụng gì ?
Nếu mọi học sinh đều làm được như Nghĩa thì đời sống vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng, hư hỏng hoặc thậm chí là phạm tội.
2. Lập dàn bài
a) Mở bài:
Giới thiệu tấm gương Phạm Văn Nghĩa.
Nêu tóm tắt ý nghĩa những việc làm mà Nguyễn Văn Nghĩa mang lại
b) Thân bài:
Phân tích ý nghĩa những việc làm của Phạm Văn Nghĩa.
Đánh giá việc làm của Phạm Văn Nghĩa.
Nêu ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa.
c) Kết bài:
- Nêu ý nghĩa giáo dục từ tấm gương người tốt việc tốt.
- Rút ra bài học cho bản thân.

3. Viết bài
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
Sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
Chú ý liên kết, mạch lạc giữa các câu văn trong đoạn văn và giữa các phần của văn bản.
Lưu ý:
Muốn có nội dung nghị luận sắc sảo, đủ sức thuyết phục thì người làm bài nghị luận phải quan sát những sự việc, hiện tượng đã và đang xẩy ra xung quanh.
Phải xuất phát từ những quan điểm đúng đắn, minh bạch có trách nhiệm đối với xã hội, biết quan tâm tới lợi ích cộng đồng, quan tâm tới việc tu dưỡng đạo đức, phẩm chất cho bản thân và cho mọi người.
Có thái độ đúng đắn để nhìn nhận đánh gía sự việc hiện tượng một cách khách quan, khoa học; luôn đứng về lẽ phải để suy xét.
Tránh thái độ đánh giá thiếu trung thực, thiếu khách quan, thiếu công bằng.
Lưu ý 2:
Trong quá trình nghị luận, người viết cần đưa ra nhiều hiện tượng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, phân tích để chỉ ra hiện tượng nào đúng cần khẳng định, hiện tượng nào sai cần phê phán, từ đó định hướng nhận thức và hành động . Mặt khác, cùng một sự việc, hiện tượng cần soi xét từ nhiều góc độ, đặt trong nhiều tình huống khác nhau để nội dung nghị luận xác đáng, sâu sắc, thuyết phục.
Ghi nhớ:
* Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa bài sau khi viết.
* Dàn bài chung:
Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định
Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
* Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riệng của người viết.
III. Luyện tập
Lập dàn bài cho đề 4:
* Mở bài:
- Gới thiệu về tấm gương Nguyễn Hiền
Nêu sơ lược về tấm gương Nguyễn Hiền
* Thân bài:
Phân tích tinh thần ham học và thái độ chủ động học tập của Nguyễn Hiền.
ý thức tự học của Nguyễn Hiền biểu hiện ra sao.
* Kết bài:
Khái quát ý nghĩa của tấm gương Nghuyễn Hiền
Rút ra bài học cho bản thân



chân thành cảm ơn các thầy cô
Thân mến chào các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Trọng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)