Bài 19. Các thành phần biệt lập

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Thái | Ngày 08/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Các thành phần biệt lập thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:



TRƯỜNG THCS CHÍ TÂN
GIÁO ÁN
TIẾNG VIỆT 9
TUẦN 21
TIẾT 98:




Giáo viên biên soạn:
Nguyễn Thị Hoài
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Chào mừng các thầy cô về dự giờ, thăm lớp
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ VĂN TÁM
9/2





Tuần : 21
Tiết : 98
Phân môn: TIẾNG VIỆT
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Câu 1: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ. Cho ví dụ và phân tích.
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Khởi ngữ là thành phần câu dùng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

-Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.






I. THÀNH PHẦN TÌNH THÁI:
Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười: Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
(Chiếc lược ngà-Nguyễn Quang Sáng)
Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
Thái độ:
- Thể hiện thái độ tin cậy cao: Chắc
- Thể hiện thái độ tin cậy chưa cao: Có lẽ
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
THÀNH PHẦN TÌNH THÁI:
Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười: Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
(Chiếc lược ngà-Nguyễn Quang Sáng)
2. Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
* Giải thích: Nếu không có những từ ngữ in đậm ấy thì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi vì các từ ngữ in đậm chỉ thể hiện sự nhận định của người nói đối với sự việc ở trong câu, chứ không phải là thông tin sự việc của câu.
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Em hiểu thế nào là thành phần tình thái?
Chắc, có lẽ:
thành phần tình thái
Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.


Chắc là chị ấy buồn lắm
Có lẽ trời không mưa nữa đâu
VÍ DỤ:
II. THÀNH PHẦN CẢM THÁN:
Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân – Làng)
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa)

Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?

* Các từ ngữ in đậm không chỉ các sự vật hay sự việc, chúng chỉ là các “đường viền” cảm xúc của câu.
II. THÀNH PHẦN CẢM THÁN:
Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân – Làng)
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa)

2. Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hoặc kêu “trời ơi”?

* Đó là phần câu tiếp theo của các từ ngữ in đậm, phần câu này đã giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.
II. THÀNH PHẦN CẢM THÁN:
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa)

Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân – Làng)
3. Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?

* Các từ ngữ in đậm cung cấp cho người nghe một “thông tin phụ”, đó là trạng thái tâm lí, tình cảm của người nói.
- Em hiểu thế nào là thành phần cảm thán?


Ồ, trời ơi: Thành phần cảm thán.
Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...)




Ôi Tổ quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy!
(Tố Hữu – Trên đường thiên lí)

Ơi hoa sen đẹp của bùn đen!
( Tố Hữu – Theo chân Bác)

VÍ DỤ:
*Đọc phần ghi nhớ: (SGK – 18)
Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...)
Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập
1. Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong các câu (SGK)
* Thảo luận nhóm:
a.Thành phần tình thái: có lẽ
b. Thành phần cảm thán: chao ôi
c. Thành phần tình thái: hình như
d. Thành phần tình thái: chả nhẽ
LUYỆN TẬP
2. Hãy xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn)
Chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.

* dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
LUYỆN TẬP
Ví dụ:
- Mọi việc dường như đã ổn
- Hình như em không vừa lòng thì phải?
- Hai người có vẻ như đều đã thấm mệt
LUYỆN TẬP


3.
- “Chắc chắn” có độ tin cậy cao nhất.
- “Hình như” có độ tin cậy thấp nhất.
- Tác giả dùng từ “chắc” trong câu “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh” vì niềm tin vào sự việc sẽ có thể diễn ra khác đi một chút:
+ Thứ nhất, theo tình cảm huyết thống thì sự việc phải diễn ra như vậy.
+ Thứ hai, do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút.
LUYỆN TẬP
Bài tập trắc nghiệm:
ĐÁP ÁN: B

Câu 1: Thành phần biệt lập của câu là gì?
A. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới trong câu.
B. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm... được nói tới trong câu
D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu


Bài tập trắc nghiệm:
ĐÁP ÁN: D

Câu 2: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?
A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá
B. Ôi ngày mai đã là chủ nhật rồi
C. Kìa, trời mưa
D. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi pic-nic


Bài tập bổ sung

Viết một đoạn văn có sử dụng thành phần
tình thái.


CỦNG CỐ
-Thành phần tình thái dùng để làm gì?
-Thành phần cảm thán dùng để làm gì?

* DẶN DÒ:
- Làm bài tập 4.
- Sưu tầm thêm các trường hợp dùng các dạng khác nhau của thành phần tình thái.
- Chuẩn bị tiết sau: “Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống”


Chúc các em vui vẻ


Kính chúc quý thầy cô giáo
sức khoẻ, dạy tốt





LỚP 9B
NĂM HỌC: 2009-2010
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Thái
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)