Bài 19. Các thành phần biệt lập

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh An | Ngày 08/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Các thành phần biệt lập thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Thế nào là khởi ngữ? (4 điểm)
2. Xác định khởi ngữ trong các câu sau: (3 điểm)
a.Cái bàn nhỏ kê ở góc phòng, mẹ tôi thuê đóng cho tôi trong hai buổi trưa.
(Những ngôi sao xa xôi -Lê Minh Khuê)
b.Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
3. Đặt 3 câu có khởi ngữ. (3 điểm)
Trong câu, các bộ phận có vai trò (chức năng) không đồng đều nhau. Ta có thể phân biệt 2 loại:
Loại thứ nhất: (nằm trong cấu trúc cú pháp của câu). Đó là những bộ phận trực tiếp diễn đạt ý nghĩa, sự việc của câu như: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ..
Loại thứ hai: (không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu). Đó là những bộ phận không trực tiếp nói lên sự việc, mà được dùng để nêu thái độ của người nói đối với người nghe, hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu. Ta gọi đó là Thành phần biệt lập.
THÀNH PHẦN CÂU VÀ THÀNH PHẦN BIỆT LẬP.
1) Thế nào là thành phần câu? Gồm những thành phần nào?
2) Thế nào là thành phần biệt lập? Gồm những thành phần nào?

CAÙC THAØNH PHAÀN BIEÄT LAÄP
Bài: 20
I. THÀNH PHẦN TÌNH THÁI:
1. Ví dụ: I. SGK trang 18
2. Nhận xét:
a. Những từ in đậm: chắc, có lẽ nhằm thể hiện thái độ nhận định của người nói đối với sự việc trong câu:
+ chắc: thái độ tin cậy cao.
+ có lẽ: thái độ tin cậy chưa cao.
b. Nếu không có các từ in đậm ấy thì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi vì các từ in đậm chỉ thể hiện sự nhận định của người nói đối với sự việc trong câu , chứ không thể hiện nội dung sự việc.
3. Kết luận: TPTT được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu (Ghí nhớ 1/18)
Bài: 20
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. THÀNH PHẦN CẢM THÁN:
1. Ví dụ: II. SGK trang 18
2. Nhận xét:
a. Những từ ngữ in đậm: Ồ, Trời ơi, không chỉ các sự vật, sự việc mà chỉ là phụ trợ cho cảm xúc.
Ồ ? cảm xúc vui sướng;
Trời ơi ? cảm xúc tiếc rẻ
b. Phần câu tiếp theo từ ngữ in đậm đã giải thích cho người nghe biết tại sao người nói có cảm xúc đó.
c. Các từ ngữ in đậm cung cấp cho người nghe một "thông tin phụ": Trạng thái tâm lí, tình cảm của người nói.
3. Kết luận: TPCT được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (buồn, vui, mừng, giận,.)
Bài: 20
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1: Xác định thành phần tình thái, cảm thán:
a. Thành phần tình thái:
(a) Có lẽ còn ghê rợn hơn..
(c) Hình như chỉ có tình cha con,.
(d) Chả nhẽ cái bọn ở làng,..
b. Thành phần cảm thán:
(b) Chao ôi, bắt gặp một con người,..
Bài 2: Sắp xếp các từ chỉ độ tin cậy tăng dần:
Hình như, dường như -> có vẻ như -> có lẽ, chắc là -> chắc hẳn -> chắc chắn.
Bài: 20
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
VÍ DỤ MINH HỌA BÀI TẬP 2.
1. Mọi việc hình như đã ổn.
2. Dường như em không hài lòng thì phải?
3. Hai người có vẻ như đều đã thấm mệt.
4. Có lẽ trời không mưa nữa đâu.
5. Chắc là chị ấy buồn lắm.
6. Chắc hẳn là nó vừa ý rồi.
7. Nam học tốt như thế chắc chắn là được vào lớp 10 hệ A rồi.
Bài: 20
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Bài 3: Trong nhóm từ: chắc, hình như, chắc chắn.
+ Từ "chắc chắn": có độ tin cậy cao nhất.
+ Từ "hình như": có độ tin cậy thấp nhất.
+ Tác giả dùng từ "chắc": vì sự việc ấy vẫn nằm trong dự đoán (chọn từ "chắc" -> mức độ trung gian là an toàn nhất)
Bài: 20
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Bài 4: Viết đoạn văn nói về cảm xúc của em sau khi thưởng thức một tác phẩn nghệ thuật, có chưa TP tình thái hoặc cảm thán:
Trong rất nhiều bộ phim đã trình chiếu trên VTV3, em thích nhất bộ phim "Thần y Hơ-Jun" của Hàn Quốc. O�i, bộ phim thật hấp dẫn và cảm động. Hơ- Jun là một chàng trai có trái tim nhân hậu, lại được học một bậc danh y lừng lẫy và cũng là người nhân hậu, cho nên Hơ-Jun đã sớm thành người thầy thuốc tài đức vẹn toàn. Là người không màng danh vọng, Hơ-Jun tự nguyện chấp nhận cuộc sống khó khăn, hết lòng chữa bệnh cho những người nghèo khổ. Em tin rằng, tất cả những ai đã xem bộ phim này, chắc chắn đều có cảm nghĩ như em.
Bài: 20
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Bài 4: Bài tập bổ trợ
Tìm thành phần tình thái và cảm thán:
1. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy.
2. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên bây giờ mới có câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
3. Nó làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?"
4. Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Bài: 20
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Bài: 20
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Thành phần gọi - đáp.
1) Xét và phân tích vd:
a)
b)
+ Tìm từ dùng dể gọi – đáp?
Gọi
đáp
+ Những từ dùng để gọi đáp có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?
Chúng không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu.
+ Trong các từ gọi – đáp từ nào tạo lập cuộc hội thoại từ nào duy trì cuộc hội thoại?
Gọi  tạo lập cuộc hội thoại
Đáp  duy trì cuộc hội thoại
=> tổng kết
Ghi nhớ sgk
Bài: 20
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Thành phần gọi - đáp.
1) Xét và phân tích vd:
II. Thành phần phụ chú
a)
b)
Nếu lược bỏ thành in đậm nghĩa sự việc của câu có thay đổi không? Vì sao?
Không có sự thay đổi về nghĩa vì nó chỉ chú thích cho phần đứng trước nó.
Câu a thành in đậm chú thích cho cụm từ nào?
Câu b cụm c-v in đậm chú thích chú thích điều gì?
=> Tổng kết
Ghi nhớ sgk
Đứa con gái đầu lòng của anh
Điều lão nói chưa đúng
Bài: 20
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Thành phần gọi - đáp.
II. Thành phần phụ chú
III. Luyện tập
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học bài, làm tất cả bài tập vào vở BT.
2. Soạn: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Bài: 20
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh An
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)