Bài 19. Các chất được cấu tạo như thế nào?

Chia sẻ bởi Bùi Văn Khanh | Ngày 29/04/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Các chất được cấu tạo như thế nào? thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO
VÀ CÁC EM HỌC SINH THAM GIA HỘI GIẢNG.

CHƯƠNG II:
NHIỆT HỌC
Các chất được cấu tạo như thế nào?
Nhiệt năng là gì? Có mấy cách truyền nhiệt năng?
Nhiệt lượng là gì? Xác định nhiệt lượng như thế nào?
Một trong những định luật tổng quát của tự nhiên là định luật nào?
Đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước
V(hỗn hợp) ?
Vrượu = 50cm3
Vnước = 50cm3
Vrượu + Vnước =
100cm3
TRẢ LỜI CÂU HỎI
- Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Nguyên tử là gì?
- Phân tử là gì?
Hạt nhân
-
-
-
Êlectrôn
Mô hình đơn giản của nguyên tử.
+ +
+
Sơ lược về cấu tạo nguyên tử:
1. Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
2. Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
* Nếu tưởng tượng mỗi vật đều lớn gấp một triệu lần, nghĩa là một con muỗi trở thành một con vật khổng lồ dài tới 10km thì kích thước mỗi phân tử vẫn chưa lớn bằng một dấu chấm (.).
2
* Khối lượng của Trái Đất lớn hơn khối lượng của quả cam bao nhiêu lần thì khối lượng của quả cam lớn hơn khối lượng của phân tử hiđrô bấy nhiêu lần.
mtrái đất = 5,9.1024 kg
mquả cam ≈ 0,15kg.
mtrái đất ≈ 39.1024 mquả cam
mquả cam ≈ 39.1024 mH
* Nếu xếp một triệu phân tử nước nối liền nhau thành một hàng thì cũng chưa dài đến 2cm. (Kích thước phân tử nước là: 5. 10-11 m)
NGUYÊN TỬ SILIC
Các phân tử nước
Một phân tử nước
Mô phỏng tương tác giữa các phân tử
Mô hình cấu tạo các chất: Rắn; Lỏng; Khí.
Bức tranh cát về quê hương
GHI NHỚ:
* Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
* Giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách.
C4: Tại sao quả bóng bay dù buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí qua đó thoát ra ngoài.
D
C5: Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta vẫn thấy cá sống được ở trong nước
TL: Vì giữa các phân tử nước có khoảng cách nên không khí xen vào khoảng cách đó.
Ai thông minh
*Khoanh tròn vào câu em cho là đúng: Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước ta thu được hỗn hợp rượu và nước có thể tích:
Bằng 100cm3 . B. Lớn hơn 100cm3
C. Nhỏ hơn 100cm3
* Hạt chất nhỏ nhất trong tự nhiên gọi là gì?
Một tràng vỗ tay
* Giữa các nguyên tử và phân tử có đặc điểm gì?
Lời khen của cô giáo
*Các chất được cấu tạo như thế nào?
Bạn thật thông minh
Một điểm 10
BT1: Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đẵ vặn chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì lúc bơm, không khí vào săm còn nóng, sau đó không khí nguội dần, co lại, làm săm bị xẹp.
B. Vì săm xe làm bằng cao su là chất đàn hồi, nên sau khi giãn ra thì tự động co lại làm cho săm để lâu ngày bị xẹp.
C. Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xe xẹp dần.
D. Vì cao su dùng làm săm đẩy các phân tử không khí lại gần nhau nên săm bị xẹp.
C
BT2: Nếu trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m 1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m 2 thì kết luận nào sau đây là đúng?
a) Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là:
m = m 1 + m 2
b) Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là:
V = V 1 + V 2
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Ngoài phổi thì lớp da của cơ thể người cũng có chức năng hô hấp. Các tế bào ở lớp ngoài cùng của da có bề dày khoảng 0,25 mm đến 0,4 mm, giữa chúng có khoảng cách và được cung cấp oxi trực tiếp.
 Ta cần giữ da luôn thoáng mát, sạch sẽ.
DẶN DÒ:
* Xem lại bài học và học thuộc phần ghi nhớ cuối bài học.
* Làm bài tập 19.2, 19.4, 19.5, 19.7 SBT/50->52.
* Nghiên cứu trước bài 20, mỗi nhóm chuẩn bị 1 chiếc bút mực.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Khanh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)