Bài 19. Các chất được cấu tạo như thế nào?

Chia sẻ bởi yaj seng | Ngày 29/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Các chất được cấu tạo như thế nào? thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS TÂN THỊNH
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM
VẬT LÝ 8

Giáo sinh: bliacha xeng lee
CHƯƠNG
II
NHIỆT HỌC

CHƯƠNG II:
NHIỆT HỌC
Các chất được cấu tạo như thế nào?
Nhiệt năng là gì? Có mấy cách truyền nhiệt năng?
Nhiệt lượng là gì? Xác định nhiệt lượng như thế nào?
Một trong những định luật tổng quát của tự nhiên là định luật nào?
Đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước.
Ta sẽ thu được hỗn hợp rượu và nước có thể tích bằng bao nhiêu?
rượu
nước
Vrượu = 50 cm3
Vnước = 50cm3

Mục đích: Quan sát thể tích hỗn hợp thu được sau khi đổ rượu vào nước.
Dụng cụ:
- 2 ống thủy tinh có chia độ.
- 50 cm3 rượu.
- 50cm3 nước.
rượu
nước
Cách tiến hành
Dự đoán
Ta sẽ thu được hỗn hợp rượu và nước có thể tích bằng bao nhiêu?
Tiến hành TN:
Vậy khoảng 5 cm3
hỗn hợp còn lại đã biến đi đâu?
Ta không thu được 100cm3 hỗn hợp rượu và nước mà chỉ thu được khoảng 95 cm3
TUẦN 25 - TIẾT 24 - BÀI 19
CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
Các chất nhìn có vẻ như liền một khối nhưng thực chất chúng có liền một khối không?
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt vô cùng nhỏ bé gọi là nguyên tử và phân tử.
TUẦN 25 - TIẾT 24 - BÀI 19
CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
Các chất nhìn có vẻ như liền một khối nhưng thực chất chúng có liền một khối không?
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt vô cùng nhỏ bé gọi là nguyên tử và phân tử.
Vậy thế nào là nguyên tử? Thế nào là phân tử?
Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử hợp lạ. Vì nguyên tử và phân tử vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.
Để quan sát nguyên tử và phân tử người ta dùng kính hiển vi hiện đại.
NGUYÊN TỬ SILIC
Mục đích thí nghiệm:
Quan sát hiện tượng xảy ra với thể tích của hỗn hợp cát và ngô. Từ đó giải thích được hiện tượng.
II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?

1. Thí nghiệm mô hình
Dụng cụ thí nghiệm:
Hai bình chia độ 100 cm3
50 cm3 ngô
50 cm3 cát khô
II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?

1. Thí nghiệm mô hình
Cách tiến hành thí nghiệm: Lấy 50cm3 cát đổ vào 50cm3 ngô xem có được 100cm3 hỗn hợp ngô và cát không. Giải thích tại sao?
Dự đoán kết quả
Thí nghiệm
Giải thích tại sao có sự hao hụt đó?
C1: Không được 100cm3 . Vì giữa các hạt ngô có khoảng cách. Khi trộn cát với ngô, các hạt cát đã xen kẽ vào khoảng cách giữa các hạt ngô. Vì thế mà thể tích hỗn hợp cát – hạt ngô giảm.
Rượu
Nước
95 cm3
C2: Giữa các phân tử nước cũng như các phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì thế mà thể tích hỗn hợp rượu - nước giảm.
2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
Kết luận: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
III. Vận dụng
C3: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt.
Giữa các phân tử đường và phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại, làm cho toàn bộ cốc nước có vị ngọt.
C4
Quả bóng cao su
Quả bóng bay
Tại sao quả bóng cao su hay quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần?
Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách, các phân tử khí thoát ra ngoài qua khoảng cách đó làm bóng xẹp dần.
Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta vẫn thấy cá vẫn sống được trong nước?
Vì giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử không khí xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
C5
B
À
I
T

P
A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.
B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.
C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
Bài tập 1: Nước biển mặn vì sao?
A. 25ml.
B. 20ml.
C. Nhỏ hơn 25ml.
D. Lớn hơn 25ml.
Bài tập 2: Đổ 5ml đường vào 20ml nước, thể tích hỗn hợp nước – đường là:
Bài tập 3: Hãy ghép một nội dung ở cột bên trái với một nội dung phù hợp ở cột bên phải.
Các em học thuộc phần ghi nhớ
Làm bài tập trong SBT 19.1 đến 19.7.
Chuẩn bị bài 20: “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?”
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: yaj seng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)