Bài 18. Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Long | Ngày 03/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý thầy cô giáo về dự giờ thăm lớp 8B trường THCS Nguyễn Khuyến
Ngữ văn. Tiết 76. Tập làm văn
Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh:
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh:
Đọc các đoạn văn thuyết minh sau và nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn văn:
a) (1)Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. (2)Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. (3)Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. (4)ở các nước khu vực thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. (5)Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Trình bày theo cách diễn dịch
Câu 1 (Câu chủ đề)
Đoạn văn thuyết minh
b. Phạm Văn Đồng (1906 - 2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quãng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2
Câu 3
Trình bày theo cách diễn dịch
Câu 1 (Câu chủ đề)
Đoạn văn thuyết minh
Ghi nhớ:
Khi làm bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
-Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:
Đọc các đoạn văn sau, nêu nhược điểm của mỗi đoạn và cách sửa chữa:
a. Bút bi khác bút mực là do nó có hòn bi nhỏ ở đầu ngòi bút, khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Ngoài ống nhựa có vỏ bút bi. Đầu bút bi có nắp đậy có thể móc vào túi áo. Loại bút bi không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Khi viết thì ấn đầu cán bút cho ngòi bút trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bút thụt vào.
Chủ đề => Cấu tạo => Công dụng => Cách sử dụng
Không rõ câu chủ đề, chưa có công dụng, các ý lộn xộn, thiếu mạch lạc.
(Bài làm của học sinh)
Sửa lại:
Hiện nay, bút bi là loại bút thông dụng trên thế giới. Bút bi có nhiều bộ phận. Bên ngoài là vỏ bút. Bên trong là ống nhựa. Đầu bút có nắp đậy, có móc thẳng để cài vào túi áo. Loại bút không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Bút bi khác bút mực ở chỗ là đầu bút có hòn bi nhỏ xíu. Khi viết, hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Muốn viết, người ta ấn đầu cán bút cho ngòi bi trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bi thụt vào bên trong vỏ bút. Dùng bút bi rất nhẹ nhàng tiện lợi.
b. Nhà em có chiếc đèn bàn. Đèn bàn có một ống thép không gỉ thẳng đứng, trên gắn một cái đui đèn, trên đó lắp một bóng đèn 25 oát. Dưới ống thép là đế đèn, được làm bằng một khối thủy tinh vững chãi. Trên bóng đèn có chao đèn làm bằng vải lụa, có khung sắt ở trong và có vòng thép gắn vào bóng đèn. ống thép rỗng, dây điện luồn ở trong đó, trên đế đèn có công tắc để bật đèn hoặc tắt đèn rất tiện lợi.
Các ý lộn xộn, rắc rối, phức tạp hóa khi giới thiệu cấu tạo của chiếc đèn
Sửa lại:
Đèn bàn là chiếc đèn để trên bàn làm việc ban đêm. Đèn bàn có cấu tạo rất đơn giản. Dưới cùng là đế đèn có gắn công tắc để bật hoặc tắt theo ý người sử dụng. Công tắc có tác dụng như vậy là nhờ được nối với dây dẫn điện. Dây dẫn điện không chỉ nối với công tắc mà còn nối với nguồn điện và đèn. Bóng đèn bàn có công suất 25 đến 27 oát. Để tập trung nguồn sáng, trên bóng đèn có chao đèn làm bằng đồng, sắt hay hợp kim.
Ghi nhớ

Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), thứ tự diễn biến của sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau)
II. Luyện tập:
Bài 1:
Mở bài:
Mời các bạn đến thăm trường chúng tôi - một ngôi trường nhỏ bé, nằm giữa cánh đồng xanh - ngôi trường thân yêu, ngôi nhà chung của chúng tôi.
Kết bài:
Trường tôi như thế đó: giản dị, khiêm nhường mà xiết bao gắn bó. Chúng tôi yêu quý nó vô cùng. Những kỷ niệm về mái trường này sẽ theo chúng tôi đi suốt cuộc đời.
Viết phần mở bài, kết bài cho đề văn: Giới thiệu trường em.
Bài 2:
Cho chủ đề: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Hãy viết thành đoạn văn thuyết minh.
Gợi ý:
- Năm sinh, năm mất, quê quán, gia đình
- Đôi nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp
- Cống hiến với dân tộc.
Hướng dẫn học ở nhà
Học thuộc ghi nhớ.
-Làm bài tập 3: Đọc kỹ phần mục lục
Soạn bài: Quê hương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Long
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)