Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn

Chia sẻ bởi Lê Thị Hoà | Ngày 01/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS TÚC TRƯNG
GV: LÊ THỊ HOÀ
Th? gi?i Sinh v?t h?c th?t l� lí th�!
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Chú thích về các thành phần cấu tạo của tim trên hình vẽ?
Tĩnh mạch chủ trên
Tâm nhĩ phải
Van động mạch phổi
Van nhĩ thất
Tĩnh mạch chủ dưới
Tâm thất trái
Vách liên thất
Tâm nhĩ trái
Tĩnh mạch phổi
Động mạch phổi
Động mạch chủ
Tâm thất phải
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Bài 18:
Sự vận chuyển máu qua hệ mạch . Vệ sinh hệ tuần hoàn
I. SỰ VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH :
? Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch bởi do sự sức đẩy của tim (tâm thất co) tạo ra huyết áp và vận tốc máu trong mạch.
? Huyết áp là gì? Huyết áp thay đổi như thế nào trong các loại mạch?

Huyết áp là áp lực của máu được tạo ra do lực co của tâm thất . Khi tâm thất co , huyết áp đạt tối đa , khi tâm dãn huyết áp đạt tối thiểu.
Huyết áp lớn nhất ở động mạch chủ và giảm dần đến tĩnh mạch.

Sự chênh lệch về huyết áp có ý nghĩa gì?

Giúp cho máu vận chuyển được trong hệ mạch.
Chỉ số huyết áp có ý nghĩa gì?
Huyết áp là chỉ số biểu thị cho sức khoẻ.
( Huyết áp tối thiểu: 70-80mm/Hg .Huyết áp tối đa: 120mm/Hg)
? Vận tốc máu chảy trong hệ mạch khác nhau như thế nào và có ý nghĩa gì?

ĐMC: 0,5m/s ( cung cấp máu kịp thời nuôi cơ thể)
MM: 0,001m/s ( TĐC thực hiện dễ dàng)
TMC: 0,2m/s
? Ở động mạch , ngoài sức đẩy của tim máu vận chuyển được nhờ những yếu tố nào?
Nhờ sự co dãn của thành động mạch.
? Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào?
Các yếu tố hỗ trợ giúp máu chảy trong tĩnh mạch:
+ Sự co bóp của các bắp cơ quanh thành tĩnh mạch .
+ Sức hút của lồng ngực khi hít vào.
+ Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra .
+ Các van ( ở tĩnh mạch phần dưới cơ thể)

Bài 18:
Sự vận chuyển máu qua hệ mạch . Vệ sinh hệ tuần hoàn


I. SỰ VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH :
Sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch tạo ra huyết áp trong mạch – sức đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch.
II.VỆ SINH TIM MẠCH:
1. Cần bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
Đọc SGK thảo luận nhóm:
 Nêu các tác nhân có hại cho tim, mạch?
 Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch?
*Các tác nhân có hại cho tim mạch:
?Em hãy đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch?

- Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.
- Hạn chế ăn thức ăn có hại cho tim mạch

Bài 18:
Sự vận chuyển máu qua hệ mạch . Vệ sinh hệ tuần hoàn

I. SỰ VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH :
Sự phối hợp các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch tạo ra huyết áp trong mạch – sứa đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch.
II.VỆ SINH TIM MẠCH:
1. Cần bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
- Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch .
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch:
Khả năng làm việc của tim
? Em có nhận xét gì về hiệu suất làm việc của tim ở người bình thường và của vận động viên?
Giải thích :Ở các VĐV luyện tập lâu năm . Tim của họ đập chậm hơn , ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu oxy cho cơ thể vì mỗi lần đập tim bơm đi lượng máu nhiều hơn , hiệu suất làm việc của tim cao hơn.
? Nguyên nhân khác biệt đó là do đâu ?
Trả lời: Do sự luyện tập .
? Em hãy đề ra các biện pháp rèn luyện tim và hệ mạch ?

Bài 18:
Sự vận chuyển máu qua hệ mạch . Vệ sinh hệ tuần hoàn

I. SỰ VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH :
Sự phối hợp các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch tạo ra huyết áp trong mạch – sứa đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch.
II.VỆ SINH TIM MẠCH:
1. Cần bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
- Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch .
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch:
- Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên , đều đặn , vừa sức bằng các hình thức thể dục , thể thao , xoa bóp.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 1: Máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch là do đâu?
Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ:
Sức đẩy của tim khi tâm thất co tạo ra huyết áp và vận tốc máu.
Sự hỗ trợ của hệ mạch:
+ Động mạch: Nhờ sự co dãn của động mạch.
+ Tĩnh mạch: Nhờ sự co bóp của cơ bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào và của tâm nhĩ khi giãn ra, van 1 chiều.
Câu 2: Huyết áp cao nhất là ở:

A. Động mạch phổi
B. Động mạch chủ
C. Động mạch nhỏ
D. Tĩnh mạch chủ
Đọc phần ghi nhớ cuối bài
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
HỌC THUỘC BÀI CŨ, TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SGK.
XEM TRƯỚC NỘI DUNG BÀI THỰC HÀNH: “SƠ CỨU – CẦM MÁU”.
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: MỖI NHÓM 2 HS: BĂNG QUẤN – 2 CUỘN; GẠC Y TẾ; BÔNG, VẢI MỀM, KÉO.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hoà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)