Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn
Chia sẻ bởi Thân Thị Diệp Nga |
Ngày 01/05/2019 |
19
Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
NĂM HỌC 2014- 2015
GV: THÂN THỊ DIỆP NGA
SINH HỌC 8
BÀI 18
VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
NỘI DUNG:
Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
II- Vệ sinh tim mạch
1- Bảo vệ tim tránh tác nhân có hại
2- Rèn luyện hệ tim mạch
I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch:
Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ:
Sức đẩy của tim khi tâm thất co tạo ra huyết áp và vận tốc máu.
Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ:
Sức đẩy của tim khi tâm thất co tạo ra huyết áp và vận tốc máu.
Đồ thị biểu diễn:
A. Huyết áp
B. Vận tốc máu
C. Tæng tiết diện mạch
Sự hỗ trợ của hệ mạch
I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
Huyết áp là gì?
I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
*Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch
-Huyết áp gồm:
+Huyết áp tối đa khi tâm thất co.(120mmHg)
+Huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn.(80mmHg)
- Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch
Một người huyết áp có ghi 120/80 mmHg em hiểu như thế nào ? Chỉ tiêu huyết áp nói lên điều gì ?
-Huyết áp là chỉ số biểu thị sức khỏe.
Thảo luận nhóm
2. Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
3. Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ đâu?
1.Có nhận xét gì về huyết áp ở động mạch, mao mạch và tĩnh mạch? Sự chênh lệch đó có ý nghĩa gì?
Thảo luận nhóm
1.Có nhận xét gì về huyết áp ở động mạch, mao mạch và tĩnh mạch?Sự chênh lệch đó có ý nghĩa gì?
Huyết áp ở động mạch lớn nhất và giảm dần ở mao mạch và tĩnh mạch. Sự chênh lệch HA đó giúp máu vận chuyển qua hệ mạch
2. Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
Lực được tạo ra là nhờ lực đẩy của tim (khi TT co) và sự trợ giúp của hệ mạch
3. Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ đâu?
Ở tĩnh mạch HA tuy rất nhỏ nhưng máu vẫn về tim được là nhờ sự co bóp của các cơ quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực(khi hít vào), sức hút của tâm nhĩ khi dãn và nhờ có van một chiều giúp máu không chảy ngược lại
I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
*Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch
Máu được vận chuyển qua hệ mạch được là do đâu?
*Máu vận chuyển qua hệ mạch là do sức đẩy của tim tạo ra áp lực (huyết áp) trong mạch và vận tốc máu
-Ở động mạch máu vận chuyển được là nhờ sức đẩy của tim và sự co dãn của thành mạch
-Ở tĩnh mạch máu vận chuyển về tim được là nhờ sự co bóp các cơ quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực, sức hút của tâm nhĩ khi dãn và van một chiều
-Ở mao mạch máu vận chuyển rất chậm(0,001m/s)
I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
*Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch
*Máu vận chuyển qua hệ mạch là do sức đẩy của tim tạo ra áp lực (huyết áp) trong mạch và vận tốc máu
Nguyên nhân nào làm cho máu chảy ở cung động mạch nhanh, chậm ở mao mạch? Điều đó có ý nghĩa gì?
Do sự giảm dần của huyết áp. Nhờ chảy nhanh trong động mạch máu tới các cơ quan được kịp thời, tại các tế bào của cơ quan, máu chảy chậm giúp cho sự trao đổi chất diễn ra đầy đủ
II. Vệ sinh tim mạch
Kể tên các bệnh về tim mạch mà em biết?
Nhồi máu cơ tim, mỡ trong máu cao, huyết áp cao, huyết áp thấp…
1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
a. Các tác nhân có hại
Nêu các tác nhân có hại cho tim, mạch?
II. Vệ sinh tim mạch
Những tác nhân nào gây hại cho hệ tim mạch
- Khuyết tật tim, bị cú sốc mạnh, sử dụng nhiều các chất kích thích → tăng nhịp tim.
- Một số virut, vi khuẩn tiết độc tố → gây hại tim.
Món ăn chứa nhiều mỡ động vật → hại hệ mạch.
Do luyện tập TDTT quá sức, tức giận → tăng huyết áp.
1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
a. Các tác nhân có hại
Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch?
II. Vệ sinh tim mạch
Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các nhân có hại cho tim mạch
Khắc phục, hạn chế các nguyên nhân làm tăng huyết áp không mong muốn.
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.
- Hạn chế thức ăn có hại cho tim mạch.
Để nâng cao dần sức chịu đựng của hệ tim mạch ta cần làm gì?
b. Biện pháp bảo vệ
Có nhận xét gì về số nhịp tim và lượng máu bơm của vận động viên so với người bình thường lúc nghỉ ngơi và lúc hoạt động gắng sức?
Nhận xét: Ở các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ô xi cho cơ thể là vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.
Bảng18. Khả năng làm việc của tim
2. Rèn luyện hệ tim mạch
Giữa hai biện pháp tăng thể tích co tim và tăng nhịp tim, biện pháp nào có lợi? Giải thích?
Đáp án:
- Tăng thể tích co tim có lợi hơn vì nếu tăng nhịp tim thì tim làm việc nhiều thời gian nghỉ giảm → tim mệt mỏi suy yếu → dẫn đến có thể ngừng đập còn tăng thể tích co tim thì thời gian tim đập dãn ra mà vẫn đảm bảo được lượng máu lưu thông trong cơ thể → tăng cường thể lực (tim nghỉ nhiều).
II. Vệ sinh tim mạch
2. Rèn luyện hệ tim mạch
Lao động vừa sức
Tập dưỡng sinh
Tập TDTT
Một số hình thức rèn luyện hệ tim mạch
II. Vệ sinh tim mạch
2. Rèn luyện hệ tim mạch
Hãy đề ra các biện pháp để rèn luyện hệ tim mạch?
Rèn luyện thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thức TDTT, xoa bóp
VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH, VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
Câu2: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
1/ Huyết áp cao nhất là ở:
a. Động mạch phổi.
b. Động mạch chủ.
c. Tĩnh mạch chủ.
2/ Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp:
a. Người lớn tuổi động mạch xơ cứng.
b. Do ăn mặn.
c. Do ăn nhiều mỡ động vật.
d. Người lớn tuổi động mạch xơ cứng do ăn mặn, ăn nhiều mỡ động vật.
CỦNG CỐ
Câu1: Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
Câu 3: Nêu các biện pháp vệ sinh hệ tim mạch?
Bảo vệ hệ tim mạch
tránh các tác nhân có hại.
Rèn luyện hệ tim mạch
Thể dục thể thao
Lao động
Xoabóp
Đều đặn, thường xuyên, vừa sức
Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.
Hạn chế ăn các món ăn có hại cho tim mạch.
Khắc phục và hạn chế các tác nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
Biện pháp vệ sinh:
BẠN CÓ BIẾT
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể .Vậy huyết áp là thứ phải tồn tại đương nhiên trong cơ thể con người giống như áp lực nước trong lòng mương, ống nước.....
Mỗi người phải luôn biết và nhớ chỉ số huyết áp của mình
Khi huyết áp tâm thu ( HA tối đa) từ 140mmHg trở lên và huyết áp tâm trương( HA tối thiểu) từ 90mmHg trở lên thì chẩn đoán là cao huyết áp.
HA tâm thu từ 120-129mmHg hoặc HA tâm trương từ 80-89mmHg được gọi là tiền cao huyết áp .
Học bài, trả lời câu hỏi 1->4 SGK/60 vào vở bài tập.
- Chuẩn bị theo nhóm:
Băng : 1 cuộn.
Gạc : 2 miếng.
Bông : 1 cuộn.
Dây cao su hoặc dây vải.
Một miếng vải mềm ( 10 x 30 cm ).
Thực hành : Sơ cứu cầm máu.
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thân Thị Diệp Nga
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)