Bài 18. Ông đồ

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Cung | Ngày 09/05/2019 | 121

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Ông đồ thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 66
ÔNG ĐỒ
Vũ Đình Liên
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả:
- Vũ Đình Liên (1913-1996), quê ở Hải Dương, sống ở Hà Nội.
- Là nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.
-Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ
- Bài thơ được đăng trên báo “ Tinh hoa” năm 1936
b. Thể thơ: Ngũ ngôn
Tiết 66: ÔNG ĐỒ
Vũ Đình Liên
Bài thơ “ Ông đồ” được đăng trên báo * Tinh hoa năm 1936, có tiếng vang lớn, mở đầu phong trào thơ mới ở nước ta. Bài thơ và tác giả đã được báo chí nước ngoài giới thiệu qua gần mười thứ tiếng : Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Ả Rập,....
Tiết 66: ÔNG ĐỒ
Vũ Đình Liên
2.Tác phẩm:
c. Bố cục:
Khổ 1-2: Hình ảnh ông đồ bán chữ trong những năm còn đông khách.
Khổ 3-4: Hình ảnh ông đồ trong ngày ế khách, tàn tạ.
Khổ 5: Niềm nhớ tiếc của tác giả .
3 phần
Tiết 66: ÔNG ĐỒ
Vũ Đình Liên
I. TÌM HIỂU CHUNG:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Hình ảnh ông đồ:
a.Ông đồ thời đắc ý.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
Tiết 66: ÔNG ĐỒ
Vũ Đình Liên
I. TÌM HIỂU CHUNG:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Hình ảnh ông đồ:
a.Ông đồ thời đắc ý.
b.Ông đồ thời tàn

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay .


Một số hình ảnh về nét đẹp văn hoá truyền thống đang được khôi phục.
Tiết 66: ÔNG ĐỒ
Vũ Đình Liên
I. TÌM HIỂU CHUNG:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Hình ảnh ông đồ:
a.Ông đồ thời đắc ý.
b.Ông đồ thời tàn
Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
2. Nỗi lòng của nhà thơ:
Tiết 66: ÔNG ĐỒ
Vũ Đình Liên
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
Bài thơ thể hiện sự đồng cảm, xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ trong sự lụi tàn của văn hóa nho học.
2. Nghệ thuật:
Thể thơ ngũ ngôn thích hợp với âm điệu trầm lắng, bùi ngùi.
Kết cấu đầu cuối tương ứng và tương phản làm nổi bật chủ đề bài thơ.
Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, hình ảnh gợi cảm bởi các thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, sử dụng câu hỏi tu từ…..
Câu hỏi luyện tập
Hình ảnh nào trong bài thơ “Ông đồ” làm em cảm động nhất? Vì sao?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Cung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)