Bài 18. Ông đồ
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hùng |
Ngày 03/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Ông đồ thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Ngữ văn : Tiết 65
Văn bản : Ông đồ
-Vũ Đình Liên-
Ông đồ, một hình ảnh rất quen thuộc trong xã hội việt nam thời xưa. Đó là biểu tượng của nhữngnhà nho không đỗ đạt làm quan,thường đi dạy học, chế độ khoa cử bị bãi bỏ, ông đồ bị gạt ra ngoài xã hội đành phải đi viết chữ thuê trong những ngày tết đến.thời gian dần trôi, sự vật thay đổi, ông đồ vắng bóng và đến 1 ngày chỉ còn là "cái di tích tiều tuỵ của 1 thời tàn" đó là hình ảnh ông đồ mà chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay
I.Đọc - Hiểu chú thích
1. Đọc chú thích :
? Em hãy đọc phần chú thích của văn bản "Ông đồ" ?
2.Hiểu chú thích:
?Em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Vũ Đình Liên?
- Vũ Đình Liên: ( 1913 - 1996 ), quê gốc ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội, là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu dịch thuật, giảng dạy văn học.
? Hãy nêu sự hiểu biết của em về bài thơ "Ông đồ" ?
"Ông đồ" là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác không nhiều nhưng chỉ với "Ông đồ", Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào thơ mới.
? Danh từ "Ông đồ" được giải thích như thế nào ?
Người dạy học chữ nho xưa.
? Tác giả gọi ông đồ là "cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn" Điều này có liên quan như thế nào đến nội dung bài thơ ?
- Ông đồ - một thời viết chữ nho trong dịp tết khiến cho " Bao nhiêu người thuê viết - Tấm tắc ngợi khen tài". Bây giờ thì chữ nho không được trọng nữa, ông đồ bị lãng quên " Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay" -> ông đồ chỉ còn lại là cái chi tiết tiều tuỵ để tác giả viết bài thơ chia sẽ với ông đồ.
? Theo em phương thức biểu đạt chính của bài thơ Ông đồ là gì
A/ Tự sự.
B/ Miêu tả.
C/ Biểu cảm.
D/ Biểu cảm kết hợp miêu tả tự sự.
D. Biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự.
? Tại sao em xác định được như vậy?
- Bài thơ đã dựng lại được hình ảnh "Ông đồ" xưa và nay từ đó tác giả bày tỏ niềm cảm thương chân thành của mình .
? Bài thơ "Ông đồ" có 5 khổ thơ (mỗi khổ bốn dòng), diễn tả ba ý lớn:
1.Diễn tả "Ông đồ" xưa.
2.Hình ảnh "Ông đồ" thời nay.
3. Nỗi lòng của tác giả dành cho "Ông đồ" .
Hãy tách các đoạn văn bản theo mỗi ý thơ trên?
1.Khổ thơ 1 + 2. .Khổ thơ 3 + 4
3. Khổ thơ 5
II. Đọc - Hiểu văn bản :
1. Đọc :
Cách đọc : Giọng chậm, ngắt nhịp 2-3, chú ý giọng vui phấn khởi ở đoạn 1 và 2, giọng chậm buồn, xúc động ở đoạn 3 và 4, khổ cuối giọng càng chậm buồn, bâng khuâng.
Hãy đọc văn bản "Ông đồ"
Văn bản : "Ông đồ"
Mỗi năm hoa đào nở Giấy đỏ buồn không thắm;
Lại thấy ông đồ già Mực đọng trong nghiên sầu.
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua. Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Bao nhiêu người thuê viết Lá vàng rơi trên giấy;
Tấm tắc ngợi khen tài Ngoài trời mưa bụi bay.
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay" Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng Những người muôn năm cũ
Người thuê viết nay đâu? Hồn ở đâu bây giờ?
2. Hiểu nội dung văn bản :
a. Hình ảnh ông đồ xưa:
? ý chính của khổ thơ một là gì ?
- Giới thiệu "Ông đồ"
? Hình ảnh "Ông đồ" gắn liền với thời điểm mỗi năm hoa đào nở. Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?
Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ truyền của dân tộc.
Ông đồ có mặt giữa mùa xuân - mùa đẹp, vui, hạnh phúc của mọi người.
? Sự lặp lại của thời gian mỗi năm hoa đào nở, và con người lại thấy ông đồ già, với hành động "Bày mực tàu giấy đỏ - Bên phố đông người qua" có ý nghĩa gì ?
Miêu tả sự xuất hiện đều đặn, hoà hợp giữa cảnh sắc ngày tết - mùa xuân với hình ảnh ông đồ viết chữ nho.
? Một cảnh tựơng như thế nào được gợi lên từ khổ thơ thứ nhất ?
Cảnh tượng hài hoà giữa thiên nhiên và con người, con người với con người, có sức gợi niềm vui hạnh phúc.
ý chính của khổ thơ thứ 2 là gì ?
Ông đồ viết chữ.
Tài viết chữ của "Ông đồ" được gợi tả qua chi tiết nào ?
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Hình dung của em về nét chữ của "Ông đồ" qua hình ảnh so sánh? Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Nét chữ mang vẽ đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động và cao quý.
Nét chữ ấy tạo cho "Ông đồ" có một địa vị như thế nào trong con mắt của người đời ?
Quý trọng và mến mộ "Bao nhiêu người thuê viết - Tấm tắc ngợi khen tài"
Qua hai khổ thơ này cho ta thấy ông đồ đã từng được hưởng một cuộc sống như thế nào ?
Cuộc sống đầy niềm vui và hạnh phúc (được sáng tạo, có ích với mọi người, được mọi người trọng vọng).
Đằng sau những lời thơ tái hiện "Ông đồ" xưa, em đọc được cảm xúc nào của người víêt lời thơ này?
Quý trọng ông đồ
Quý trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc: mến mộ chữ nho, nhà nho.
b. Hình ảnh "Ông đồ" thời nay:
? ý chính của khổ thơ thứ ba này là gì ?
Nỗi buồn của ông đồ khi vắng khách.
Những lời thơ nào buồn nhất ?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Chỉ ra biện pháp tu từ dùng trong đoạn thơ này và và nêu tác dụng của nó ?
Nhân hoá : (giấy đỏ buồn, nghiên sầu) như có linh hồn, cảm thấy bị bỏ rơi lạc lõng, bơ vơ.
Mượn phép nhân hoá để diễn tả nỗi cô đơn, hiu hắt của "Ông đồ"
Khổ thơ thứ 4 nói lên điều gì ?
Ông đồ hoàn toàn bị lãng quên.
Hình dung của em về ông đồ từ lời thơ : Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay ?
Ông đồ vẫn ngồi chỗ cũ trên hè phố, nhưng âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người.
Hình ảnh một con người già nua, cô đơn, lạc lõng giữa phố phường.
Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ lời thơ :
"Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay" ?
Trên nền giấy đỏ không còn xuất hiện nét chữ "phượng múa rồng bay" nữa mà là nơi rụng của những chiếc "lá vàng". Tất cả như đang dần thấm lạnh bởi những hạt "mưa bụi" ngoài trời hắt vào.
Đó là một cảnh thê lương tiều tuỵ.
Hình ảnh "Ông đồ" vẫn ngồi đấy gợi cho em cảm giác gì ?
Buồn thương cho những gì đã từng là giá trị nay trỏ nên tàn tạ, bị rơi vào quên lãng.
Buồn cho "Ông đồ" cũng như cả một lớp người đã trở nên lỗi thời.
Khổ thơ thứ tư này có sức lây lan từ nỗi buồn còn là nhờ nhạc điệu đặc biệt của nó .ở đây có sự phối hợp các dòng thơ có nhiều thanh bằng và cách hiệp vần rất chỉnh của thể ngũ ngôn khiến nỗi buồn trở nên dàn trải , ngân vang trong lòng người đọc.Hãy chứng minh điều này ?
-Hầu hết các tiếng của câu thứ hai và câu thứ tư đều mang thanh bằng ( Ngoài trời .qua đường không ai hay)
-Vần xen kẽ rất chỉnh trong các tiếng của câu: đấy / giấy; hay/ bay
Cấu trúc này có sức diễn tả cảm xúc buồn thương kéo dài và ngân vang.
c. Nỗi lòng của tác giả.
? Có gì khác nhau và giống nhau trong hai chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu ?
Giống: ông đồ đều xuất hiện khi hoa đào nở.
Khác: ở khổ thơ đầu, ông đồ xuất hiện như lệ thường (lại thấy ông đò già), thì ở khổ thơ cuối không còn hình ảnh ông đồ ( không thấy ông đồ xưa)
Sự giống nhau và khác nhau đó có ý nghĩa gì ?
Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến
Con người thì không thế; họ có thể trở thành xưa cũ. Ông đồ bây giờ đã trở thành xưa cũ.
Theo em cảm xúc nào ẩn sau cái nhìn đó của tác giả?
Tình xót thương
Cái nhìn ấy chuyển vào bên trong xúc cảm để nhà thơ viết tiếp hai câu thơ cuối :"Những người muôn năm cũ-Hồn ở đâu bây giờ ?"
? Hãy diễn giải ý thơ : Hồn của những người muôn năm cũ ?
Hồn: tâm hồn, tài hoa của những con người có chữ nghĩa.
Những người muôn năm cũ: các nhà nho xưa
=> Tâm hồn, tài hoa của các nhà nho xưa.
Em đọc được nỗi lòng nào của tác giả sau câu thơ: "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ ?"
Lòng thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời , nay bị lãng quên do thời cuộc thay đổi.
Bằng những câu cuối của "Ông đồ", tác giả đã gieo vào lòng người đọc tình cảm nào ?
Thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
III. Tổng kết:
Từ bài thơ "Ông đồ" em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ Vũ Đình Liên ?
Niềm thương cảm chân thành với một lớp người đang tàn tạ.
Nỗi nhớ thương cảnh cũ người xưa.
Theo em, trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào của bài thơ "Ông đồ" làm thành sức cảm hoá lòng người ?
A. Niềm cảm thương(cảnh cũ người xưa) chân thành của tác giả.
B. Lời thơ giản dị, hàm súc, có sức gợi liên tưởng.
C. Nhạc điệu âm vang của lời thơ.
Vì sao em xác định như thế ?
Cả ba : Vì trong thơ trữ tình, xúc cảm xúc cảm chân thành là yêu cầu cơ bản, là linh hồn của bài thơ
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?
Lãng mạn hoài cổ, hiện thực trữ tình.
Thể thơ ngũ ngôn thích hợp với giọng điệu trầm lắng, ngậm ngùi thể hiện tâm trạng buồn thương tiếc nuối, có gì đó tội nghiệp.
Kết cấu đầu cuối tương ứng (cảnh đó người đây và cảnh đó người đâu), giữa là hai đoạn tương phản, cùng góp phần làm nổi bật chủ đề.
Ngôn ngữ giản dị mà sâu sắc, lắng động đầy dư ba, ám ảnh.Có những câu thơ đạt đến độ toàn bích, ý tại ngôn ngoại
Em hãy nêu nội dung của văn bản?
"Ông đồ" là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô động, đầy gợi cảm. Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nuối tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Văn bản : Ông đồ
-Vũ Đình Liên-
Ông đồ, một hình ảnh rất quen thuộc trong xã hội việt nam thời xưa. Đó là biểu tượng của nhữngnhà nho không đỗ đạt làm quan,thường đi dạy học, chế độ khoa cử bị bãi bỏ, ông đồ bị gạt ra ngoài xã hội đành phải đi viết chữ thuê trong những ngày tết đến.thời gian dần trôi, sự vật thay đổi, ông đồ vắng bóng và đến 1 ngày chỉ còn là "cái di tích tiều tuỵ của 1 thời tàn" đó là hình ảnh ông đồ mà chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay
I.Đọc - Hiểu chú thích
1. Đọc chú thích :
? Em hãy đọc phần chú thích của văn bản "Ông đồ" ?
2.Hiểu chú thích:
?Em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Vũ Đình Liên?
- Vũ Đình Liên: ( 1913 - 1996 ), quê gốc ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội, là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu dịch thuật, giảng dạy văn học.
? Hãy nêu sự hiểu biết của em về bài thơ "Ông đồ" ?
"Ông đồ" là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác không nhiều nhưng chỉ với "Ông đồ", Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào thơ mới.
? Danh từ "Ông đồ" được giải thích như thế nào ?
Người dạy học chữ nho xưa.
? Tác giả gọi ông đồ là "cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn" Điều này có liên quan như thế nào đến nội dung bài thơ ?
- Ông đồ - một thời viết chữ nho trong dịp tết khiến cho " Bao nhiêu người thuê viết - Tấm tắc ngợi khen tài". Bây giờ thì chữ nho không được trọng nữa, ông đồ bị lãng quên " Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay" -> ông đồ chỉ còn lại là cái chi tiết tiều tuỵ để tác giả viết bài thơ chia sẽ với ông đồ.
? Theo em phương thức biểu đạt chính của bài thơ Ông đồ là gì
A/ Tự sự.
B/ Miêu tả.
C/ Biểu cảm.
D/ Biểu cảm kết hợp miêu tả tự sự.
D. Biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự.
? Tại sao em xác định được như vậy?
- Bài thơ đã dựng lại được hình ảnh "Ông đồ" xưa và nay từ đó tác giả bày tỏ niềm cảm thương chân thành của mình .
? Bài thơ "Ông đồ" có 5 khổ thơ (mỗi khổ bốn dòng), diễn tả ba ý lớn:
1.Diễn tả "Ông đồ" xưa.
2.Hình ảnh "Ông đồ" thời nay.
3. Nỗi lòng của tác giả dành cho "Ông đồ" .
Hãy tách các đoạn văn bản theo mỗi ý thơ trên?
1.Khổ thơ 1 + 2. .Khổ thơ 3 + 4
3. Khổ thơ 5
II. Đọc - Hiểu văn bản :
1. Đọc :
Cách đọc : Giọng chậm, ngắt nhịp 2-3, chú ý giọng vui phấn khởi ở đoạn 1 và 2, giọng chậm buồn, xúc động ở đoạn 3 và 4, khổ cuối giọng càng chậm buồn, bâng khuâng.
Hãy đọc văn bản "Ông đồ"
Văn bản : "Ông đồ"
Mỗi năm hoa đào nở Giấy đỏ buồn không thắm;
Lại thấy ông đồ già Mực đọng trong nghiên sầu.
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua. Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Bao nhiêu người thuê viết Lá vàng rơi trên giấy;
Tấm tắc ngợi khen tài Ngoài trời mưa bụi bay.
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay" Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng Những người muôn năm cũ
Người thuê viết nay đâu? Hồn ở đâu bây giờ?
2. Hiểu nội dung văn bản :
a. Hình ảnh ông đồ xưa:
? ý chính của khổ thơ một là gì ?
- Giới thiệu "Ông đồ"
? Hình ảnh "Ông đồ" gắn liền với thời điểm mỗi năm hoa đào nở. Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?
Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ truyền của dân tộc.
Ông đồ có mặt giữa mùa xuân - mùa đẹp, vui, hạnh phúc của mọi người.
? Sự lặp lại của thời gian mỗi năm hoa đào nở, và con người lại thấy ông đồ già, với hành động "Bày mực tàu giấy đỏ - Bên phố đông người qua" có ý nghĩa gì ?
Miêu tả sự xuất hiện đều đặn, hoà hợp giữa cảnh sắc ngày tết - mùa xuân với hình ảnh ông đồ viết chữ nho.
? Một cảnh tựơng như thế nào được gợi lên từ khổ thơ thứ nhất ?
Cảnh tượng hài hoà giữa thiên nhiên và con người, con người với con người, có sức gợi niềm vui hạnh phúc.
ý chính của khổ thơ thứ 2 là gì ?
Ông đồ viết chữ.
Tài viết chữ của "Ông đồ" được gợi tả qua chi tiết nào ?
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Hình dung của em về nét chữ của "Ông đồ" qua hình ảnh so sánh? Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Nét chữ mang vẽ đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động và cao quý.
Nét chữ ấy tạo cho "Ông đồ" có một địa vị như thế nào trong con mắt của người đời ?
Quý trọng và mến mộ "Bao nhiêu người thuê viết - Tấm tắc ngợi khen tài"
Qua hai khổ thơ này cho ta thấy ông đồ đã từng được hưởng một cuộc sống như thế nào ?
Cuộc sống đầy niềm vui và hạnh phúc (được sáng tạo, có ích với mọi người, được mọi người trọng vọng).
Đằng sau những lời thơ tái hiện "Ông đồ" xưa, em đọc được cảm xúc nào của người víêt lời thơ này?
Quý trọng ông đồ
Quý trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc: mến mộ chữ nho, nhà nho.
b. Hình ảnh "Ông đồ" thời nay:
? ý chính của khổ thơ thứ ba này là gì ?
Nỗi buồn của ông đồ khi vắng khách.
Những lời thơ nào buồn nhất ?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Chỉ ra biện pháp tu từ dùng trong đoạn thơ này và và nêu tác dụng của nó ?
Nhân hoá : (giấy đỏ buồn, nghiên sầu) như có linh hồn, cảm thấy bị bỏ rơi lạc lõng, bơ vơ.
Mượn phép nhân hoá để diễn tả nỗi cô đơn, hiu hắt của "Ông đồ"
Khổ thơ thứ 4 nói lên điều gì ?
Ông đồ hoàn toàn bị lãng quên.
Hình dung của em về ông đồ từ lời thơ : Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay ?
Ông đồ vẫn ngồi chỗ cũ trên hè phố, nhưng âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người.
Hình ảnh một con người già nua, cô đơn, lạc lõng giữa phố phường.
Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ lời thơ :
"Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay" ?
Trên nền giấy đỏ không còn xuất hiện nét chữ "phượng múa rồng bay" nữa mà là nơi rụng của những chiếc "lá vàng". Tất cả như đang dần thấm lạnh bởi những hạt "mưa bụi" ngoài trời hắt vào.
Đó là một cảnh thê lương tiều tuỵ.
Hình ảnh "Ông đồ" vẫn ngồi đấy gợi cho em cảm giác gì ?
Buồn thương cho những gì đã từng là giá trị nay trỏ nên tàn tạ, bị rơi vào quên lãng.
Buồn cho "Ông đồ" cũng như cả một lớp người đã trở nên lỗi thời.
Khổ thơ thứ tư này có sức lây lan từ nỗi buồn còn là nhờ nhạc điệu đặc biệt của nó .ở đây có sự phối hợp các dòng thơ có nhiều thanh bằng và cách hiệp vần rất chỉnh của thể ngũ ngôn khiến nỗi buồn trở nên dàn trải , ngân vang trong lòng người đọc.Hãy chứng minh điều này ?
-Hầu hết các tiếng của câu thứ hai và câu thứ tư đều mang thanh bằng ( Ngoài trời .qua đường không ai hay)
-Vần xen kẽ rất chỉnh trong các tiếng của câu: đấy / giấy; hay/ bay
Cấu trúc này có sức diễn tả cảm xúc buồn thương kéo dài và ngân vang.
c. Nỗi lòng của tác giả.
? Có gì khác nhau và giống nhau trong hai chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu ?
Giống: ông đồ đều xuất hiện khi hoa đào nở.
Khác: ở khổ thơ đầu, ông đồ xuất hiện như lệ thường (lại thấy ông đò già), thì ở khổ thơ cuối không còn hình ảnh ông đồ ( không thấy ông đồ xưa)
Sự giống nhau và khác nhau đó có ý nghĩa gì ?
Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến
Con người thì không thế; họ có thể trở thành xưa cũ. Ông đồ bây giờ đã trở thành xưa cũ.
Theo em cảm xúc nào ẩn sau cái nhìn đó của tác giả?
Tình xót thương
Cái nhìn ấy chuyển vào bên trong xúc cảm để nhà thơ viết tiếp hai câu thơ cuối :"Những người muôn năm cũ-Hồn ở đâu bây giờ ?"
? Hãy diễn giải ý thơ : Hồn của những người muôn năm cũ ?
Hồn: tâm hồn, tài hoa của những con người có chữ nghĩa.
Những người muôn năm cũ: các nhà nho xưa
=> Tâm hồn, tài hoa của các nhà nho xưa.
Em đọc được nỗi lòng nào của tác giả sau câu thơ: "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ ?"
Lòng thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời , nay bị lãng quên do thời cuộc thay đổi.
Bằng những câu cuối của "Ông đồ", tác giả đã gieo vào lòng người đọc tình cảm nào ?
Thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
III. Tổng kết:
Từ bài thơ "Ông đồ" em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ Vũ Đình Liên ?
Niềm thương cảm chân thành với một lớp người đang tàn tạ.
Nỗi nhớ thương cảnh cũ người xưa.
Theo em, trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào của bài thơ "Ông đồ" làm thành sức cảm hoá lòng người ?
A. Niềm cảm thương(cảnh cũ người xưa) chân thành của tác giả.
B. Lời thơ giản dị, hàm súc, có sức gợi liên tưởng.
C. Nhạc điệu âm vang của lời thơ.
Vì sao em xác định như thế ?
Cả ba : Vì trong thơ trữ tình, xúc cảm xúc cảm chân thành là yêu cầu cơ bản, là linh hồn của bài thơ
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?
Lãng mạn hoài cổ, hiện thực trữ tình.
Thể thơ ngũ ngôn thích hợp với giọng điệu trầm lắng, ngậm ngùi thể hiện tâm trạng buồn thương tiếc nuối, có gì đó tội nghiệp.
Kết cấu đầu cuối tương ứng (cảnh đó người đây và cảnh đó người đâu), giữa là hai đoạn tương phản, cùng góp phần làm nổi bật chủ đề.
Ngôn ngữ giản dị mà sâu sắc, lắng động đầy dư ba, ám ảnh.Có những câu thơ đạt đến độ toàn bích, ý tại ngôn ngoại
Em hãy nêu nội dung của văn bản?
"Ông đồ" là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô động, đầy gợi cảm. Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nuối tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)