Bài 18. Ông đồ
Nội dung tài liệu:
Giới thiệu: Giới thiệu
Ngữ văn 8 Năm học 2009-2010 Trường THCS Lê Ngọc Hân Kiểm tra bài cũ:
KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Đọc thuộc bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" và cho biết nội dung chính của bài thơ
2. Cho biết vài nét về tác giả của bài thơ
Tìm hiểu tác giả tác phẩm:
ÔNG ĐỒ Vũ Đình Liên I. Giới thiệu 1. Tác giả:
- Vũ Đình Liên sinh năm 1913 mất 1996.
- Sống chủ yếu ở Hà Nội. Ông là một trong những nhà thơ lớn trong phong trào thơ mới
- Thơ của ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ
II. Đọc hiểu văn bản 1. Hai khổ thơ đầu:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Ông đồ là sự chú ý của mọi người, được mọi người ngưỡng mộ -> Một nghệ sĩ đầy tài năng
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
-> Ông đồ xuất hiện đều đặn mỗi khi " hoa đào nở"
=> Khi Tết đến, xuân về
=> Hình ảnh tô điểm thêm cho không khí náo nhiệt,
ấm cúng của mùa xuân
=> Ông đồ đang trong thời đắc ý, được mọi
người trọng vọng
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay
- Nghệ thuật nhân hoá: Nỗi cô đơn, tiền tụy của ông đồ như thấm cả vào
những vật vô tri vô giác
- " lá vàng rơi" và " mưa bụi bay" -> nỗi buồn của ông đồ như thấm cả vào vũ trụ
=> Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
=> Ông đồ đã bị quên lãng, chỉ còn là một di tích tiền tụy và
đáng thương của một thời tàn
3. Khổ 5:
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
- Kết cấu đầu cuối tương ứng, tứ thơ "cảnh cũ người đâu"
=> Ông đồ đã hoàn toàn vắng bóng
- Câu hỏi tu từ: lời tự vấn, niềm thương tiếc một lớp
người tàn tạ, tiếc nhớ cảnh cũ người xưa
=> Thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp
của dân tộc
Bài tập củng cố 1:
Hai nguồn cảm hứng thơ nổi bật của Vũ Đình Liên là gì?
Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên
Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ
Lòng thương người và niềm hoài cổ
Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế
Bài tập củng cố 2:
Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu thể hiện như thế nào?
Được mọi người yêu quý vì đức độ
Được mọi người trọng vọng và tôn kính vì tài viết chữ
Bị mọi người quên lãng theo thời gian
Cả 3 đáp án trên
Bài tập củng cố 3:
Ý nào đúng nhất thể hiện hình ảnh ông đồ ở khổ 3 & 4
Cô đơn, lạc lõng giữa phố đông người qua
Không còn người thuê viết
Cố bám lấy cuộc sống và cuộc đời
Cả 3 đáp án trên
Bài tập củng cố 4:
Dòng nào thể hiện đúng nhất tình cảm của tác giả ở khổ cuối
Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa
Tiếc nuối sự tàn phai của một nét đẹp văn hoá truyền thống
Ân hận vì đã thờ ơ trước tình cảnh đáng thương của ông đồ
Đáp án A và B
Tổng kết
Ghi nhớ:
Ông đồ của Vũ Đình Liên là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của " ông đồ", qua đó toát lên niền cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Chuẩn bị:
1.Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ
2.Xem trước bài thơ :" Hai chữ nước nhà" của Trần Tuấn Khải