Bài 18. Ông đồ

Chia sẻ bởi hồ anh tuấn | Ngày 03/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Ông đồ thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Dương Liễu
Họ tên GV:Hồ Anh Tuấn
Trình độ chuyên môn:Cao đẳng Sư phạm
Trình độ tin học:A
Địa chỉ:Trường THCS Dương Liễu
ĐT:0913.039.639

Môn học:Ngữ Văn lớp 8
Tiết 65:Văn bản:
Ông đồ
I.Mục tiêu bài dạy

1.Kiến thức:
-Giúp học sinh cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của” ông đồ” đồng thời thấy được lòng thương cảm và niềm hoài cổ của nhà thơ được thể hiện qua lối viết bình dị mà gợi cảm
2.Kỹ năng
-Cảm thụ tác phẩm văn học
3.Thái độ
-Bồi dưỡng tình yêu thương con người
II.Yêu cầu của bài dạy
1.Về kiến thức của học sinh

a.Kiến thức về CNTT
-HS biết theo dõi và ghi chép nội dung bài học theo các slide
b.Kiến thức chung về môn học
-HS nắm được dặc trưng về môn ngữ văn
2. Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học
-Máy chiếu
-Hiệu ứng âm thanh
-Hình ảnh
-Tư liệu khác
-USB có bài giảng
III.Chuẩn bị cho bài giảng
1.Chuẩn bị của giáo viên
-Bài soạn Power point
2.Chuẩn bị của HS:
-Soạn bài,trả lời câu hỏi trong SGK
IV.Nội dung và tiến trình bài giảng
1.Tổ chức lớp(1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ(5 phút)
-Đọc thuộc lòng bài thơ”Muốn làm thằng Cuội”của Tản Đà
-Cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3.Bài mới(Thời gian:35 phút)
Tiết 65
Tiết 65
Ông đồ
Vũ Đình Liên
I.Đọc và tìm hiểu chung
1.Giới thiệu tác giả
-Vũ Đình Liên(13/11/1913-1996)
-Quê gốc ở Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở Hà n?i
-Ông là nhà thơ lớp đầu của phong trào thơ mới
-Thơ ông mang nặng lòng thương và niềm hoài cổ
-Ông còn nghiên cứu,dịch thuật,giảng dạy,là giảng viên trường ĐHSP Hà Nội,ĐHSP Ngoại Ngữ
2.Tác phẩm
Là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ Vũ Đình Liên

Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét:"Hai nguồn thi cảm lớn của người là lòng thương ngu?i v� niềm hoài cổ.Có một lần hai nguồn thi cảm ấy đã gặp nhau và để lại cho đời kiệt tác"Ông đồ"

3.Đọc văn bản

4.Chú thích
Chú ý từ:
-Ông đồ: Người dạy học chữ nho xưa.
- Mực tàu : Thỏi mực đen mài với nước làm mực để viết chữ Hán, chữ Nôm hoặc để vẽ bằng bút lông.
- Từ đầu thế kỉ XX, nền Hán hoc và chữ Nho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
- Ông đồ là người Nho học nhưng không đỗ đạt, sống thanh bần bằng nghề dạy học. Theo phong tục, khi tết đến, người ta sắm câu đối hoặc một đôi chữ Nho viết trên giấy đỏ dán lên vách, lên cột để năm mới tốt lành. Ông đồ rất được mọi người trọng vọng. Khi chế độ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ, ông đồ hết thời, bị gạt ra ngoài lề cuộc sống mới. Lớp người xưa đã vắng bóng trong cuộc đời nhộn nhịp, để lại nỗi tiếc thương, ngậm ngùi.
? Hóy xác định bố cục của bài thơ và đặt tiêu đề cho mỗi phần.

5.B? c?c :
3 phần:
-P1:Từ đầu.như phượng múa rồng bay:Hình ảnh ông đồ xưa
-P2:Tiếp.mưa bụi bay:Hình ảnh ông đồ nay
-P3:Còn lại:Hoài niệm của tác giả
II.Phân tích văn bản
1.Hình ảnh ông đồ xưa
Ông đồ xuất hiện trong thời gian không gian nào?
-Thời gian:Mỗi năm hoa đào nở:Hình ảnh hoán dụ ->Tết đến xuân về.
Vì sao nói ông đồ là nét vẽ không thể thiếu trong bức tranh xuân?

"Ông đồ già":Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Nghệ thuật miêu tả:Ông đồ như hoà vào,góp vào sự rộn ràng,tưng bừng của phố xá đón tết
Chỉ ra và phân tích những hình ảnh thể hiện tài năng của ông đồ?

Ngưòi thuê viết tấm tắc,khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
->So sánh:Tài viết chữ của ông đồ
Ông trở thành đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người
?Tại sao nói hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 3 và 4 là hình ảnh đối lập với khổ 1 và 2?
2.Hỡnh ?nh ụng d? nay
Cảnh tượng:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
->Từ ngữ chỉ sự đối lập+Câu hỏi tu từ gợi
cảnh tượng vắng vẻ thê lương
Phân tích cái hay cái đẹp của những câu thơ:
- Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
- Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Nghệ thuật nhân hoá:->Nỗi buồn tủi đã lan sang cả vật vô tri vô giác
Miêu tả hình ảnh thiên nhiên nhà thơ có dụng ý gì?
->Mượn hình ảnh thiên nhiên để diễn tả nỗi sầu,nỗi buồn của con người
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
->Mượn cảnh ngụ tình:Tả ngoại cảnh mà cũng tả tâm cảnh,
cảnh ảm đạm thê lương,đất trời cũng ảm đạm,buồn bã cùng ông đồ
=> Ông đồ trở thành di tích tiều tuỵ và đáng thương của một thời tàn.
? Hỡnh ?nh hoa d�o xu?t hi?n ? kh? tho cu?i cú ý nghia gỡ?
3.Ho�i ni?m c?a tỏc gi?
Năm nay đào lại n?
Không thấy ông đồ xưa
->Kết cấu đầu cuối tương ứng,chặt chẽ làm nổi bật chủ đề:Cảnh cũ người đâu,ông đồ hoàn toàn vắng bóng
B�i tho k?t thỳc b?ng cõu h?i tu t?.Nú cú tỏc d?ng gỡ trong vi?c bi?u d?t n?i dung?
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Câu hỏi tu từ:Niềm tiếc thương khắc khoải của nhà thơ trước sự vắng bóng của ông đồ xưa
-Sự chân thành trước số phận bất hạnh,niềm hoài cổ da diết
Thảo luận nhóm
Nhóm1: Hóy thuyết phục để mọi người đồng tình với ý kiến: " Ông đồ" là bài thơ hay.
Nhóm 2:Theo em bài thơ thể hiện nội dung gì? Cảm xúc của em khi đọc bài thơ?
Tổng kết
Nghệ thuật
-Thơ ngũ ngôn phù hợp với tự sự,miêu tả,triết lí
-Giọng điệu trầm lắng,ngậm ngùi
-Kết cấu giản dị,chặt chẽ,đầu cuối tương ứng
-Ngôn ngữ trong sáng,bình dị,hàm súc
Nội dung
Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảm đáng thương của ông đồ,qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa
Luyện tập
Câu 1:Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Ông đồ
A.Lòng thương người và niềm hoài cổ
B.Hoài niệm quá khứ
C.Xúc động trước thiên nhiên mùa xuân.
Câu 2:Bài thơ có kiểu kết cấu đầu-cuối tương ứng?
A.Đúng
B.Sai
Ghi nhớ:SGK
Cấu trúc bài dạy.
Đọc và tìm hiểu chung
Tác giả
2.Tỏc ph?m
3. Đọc văn bản
4. Chú thích
5. Bố cục
II.Phân tích văn bản
1.Hình ảnh ông đồ xưa
2.Hình ảnh ông đồ nay
3.Hoài niệm của tác giả
Củng cố-dặn dò
-Chu?n b? bài: Hai chữ nước nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: hồ anh tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)