Bài 18. Ông đồ

Chia sẻ bởi Phan Thảo Linh | Ngày 02/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Ông đồ thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Người thực hiện:
Vừ T?n Hi?n

GV trường THCS Lờ Dỡnh Chinh
Năm học 2012 - 2013
Ngữ văn 8
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
- Đọc thuộc lòng bài thơ "Muốn làm thằng Cuội", cho biết tâm sự và khát vọng của nhà thơ.
Đáp án:
Taõm traùng buo�n chaựn cuoọc soỏng tra�n theỏ ta�m thửụứng, u uaỏt.
Muoỏn leõn cung traờng keỏt baùn tri aõm tri kổ vụựi chũ Haống, xem chũ nhử ngửụứi baùn taõm tỡnh ủeồ giaừi baứy noói nie�m saõu kớn.
Keỏt baùn vụựi gioự maõy ủeồ xa rụứi vaứ xua ủi noói coõ ủụn, buo�n tuỷi.
B�i 17-Ti?t 65
Vũ Đình Liên
Ông Đồ
I. Tìm hiểu chung:
1. Giới thiệu tác giả - tác phẩm:
a. Tác giả:
- Vũ Đình Liên (1913-1996) sống chủ yếu ở Hà Nội, là 1 trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.
- Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
b. Tác phẩm:
- Đây là bài thơ tiêu biểu nhất, đưa Vũ Đình Liên vào vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới.
2. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
a. Đọc bài thơ:
b. Thể thơ:
- Thơ ngũ ngôn.
c. Chú thích:
- Ông đồ:
- Nghiên:
3. Bố cục của văn bản:

Bố cục gồm 3 phần:
Phần 1: Hai khổ thơ đầu.
Phần 2: Hai khổ thơ tiếp theo.
Phần 3: Khổ thơ cuối.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hai khổ thơ đầu:
Mỗi năm hoa đào nở Bao nhiêu người thuê viết
Lại thấy ông đồ già Tấm tắc ngợi khen tài
Bày mực tàu giấy đỏ "Hoa tay thảo những nét
Bên phố đông người qua . Như phượng múa rồng bay".

- "Mỗi năm . lại." -> ông đồ xuất hiện đều đặn mỗi khi "hoa đào nở" => khi Tết đến xuân về.
=> Hình ảnh tô điểm thêm cho không khí náo nhiệt, ấm cúng của mùa xuân.
=> Ông là trung tâm thu hút sự chú ý, là đối tượng của mọi sự ngưỡng mộ => Một người nghệ sỹ đầy tài năng đang biểu diễn trước con mắt thán phục của mọi người.
Thảo luận nhóm:
Ông đồ có vị trí như thế nào trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc? Vị trí ấy cho ta thấy nét đẹp nào trong đời sống tinh thần người Việt?
- Nét đẹp văn hóa cổ truyền của người Việt: chơi chữ, chơi câu đối ngày Tết => Ông đồ là người không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần người Việt, ông mang niềm vui đến cho mọi nhà mỗi khi tết đến xuân về.
=> Ông đồ đang trong thời đắc ý, được mọi người trọng vọng.
2. Hai khổ tiếp theo:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng Ông đồ vẫn ngồi đấy
Người thuê viết nay đâu? Qua đường không ai hay,
Giấy đỏ buồn không thắm; Lá vàng rơi trên giấy;
Mực đọng trong nghiên sầu. Ngoài trời mưa bụi bay.

- Nghệ thuật nhân hóa: Nỗi cô đơn, tiều tụy của ông đồ như thấm cả vào những vật vô tri vô giác.
- "Lá vàng rơi, mưa bụi bay" => nỗi buồn của ông đồ như lan toả vào vũ trụ => Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
Thảo luận nhóm:
Hãy chỉ ra sự thay đổi của hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ này với hai khổ thơ trước?
=> Ông đồ đã bị dòng đời quên lãng và chỉ còn là "cái di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn" (Vũ Đình Liên).
3. Khổ thơ cuối:
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
Thảo luận nhóm:
Vì sao có thể nói phong cách thơ Vũ Đình Liên lại thể hiện rõ nhất ở khổ thơ này?
- Kết cấu đầu cuối tương ứng, tứ thơ "cảnh cũ người đâu"=> Ông đồ đã hoàn toàn vắng bóng.
- Câu hỏi tu từ: lời tự vấn, niềm thương tiếc của nhà thơ tới những người "muôn năm cũ".
=> Thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc đang bị tàn tạ, lãng quên.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ => niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ.
- Nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ ngũ ngôn phù hợp với việc diễn tả tâm tư, cảm xúc.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng, hai cảnh tượng tương phản => thể hiện sâu sắc nội dung bài thơ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thảo Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)